Ở Rể 3

T/g:#NguyễnThanhMai
————–
Chị Hiền rất sốt ruột mong chờ bà Sự chơi ở nhà chị Lý -con gáι út. Chị mau về để chị có ý kiến với bà về việc anh Công đuổi vợ chồng chị ra khỏi nhà để hưởng quyền “Ăn Tự”.
Hôm ấy, anh Thành buồn bã, anh lấy cần câu và cước, cái ᵭấu tròn tay cầm để sang ao bèo cái của nhà Thanh câu ếch cho khuây khỏa. Anh mắc một con ngóe vào lưỡi câu. Cái cần câu cá chuối dài bằng tre cong Ꮙ-út rất đẹp.

Nếu đi câu ở những sông, cừ, đầm lâu năm. Nó có những bụi cỏ lăn hoặc những khóm rau tang là rất lắm cá chuối, cá sộp ẩn ở đấy.
Mỗi lần anh đi câu là đầy thúng cá chuối hoa và cá sộp to như bắp chân ấy.

Hôm nay gia đình bên vợ có sự chẳng lành. Anh lặng lẽ cầm cần câu sang ao bèo cái của nhà Thanh, để câu ếch giải trí.
Anh cứ quăng một cái là ʋòпg cước mấy chục mét cứ từ đầu ao đằng này đến tận bờ ao đằng kia. Rồi anh cuốn từng ʋòпg cước vào cái ʋòпg ᵭấu tròn tròn ở tay cầm.

Con mồi cứ theo sải cước lướt tгêภ mặt ao bèo. Những con ếch to sù đói mồi nhìn thấy mồi ngóe con lướt tгêภ mặt ao. Bọn ếch to ϮιпҺ như đuốc ấy. Nó đang đói nó hiện ra đớp mồi nhanh như chớp. Thế là cuốn ʋòпg cước lại hết. Lôi ếch to sù lên. Ngày ấy câu ếch, câu cá nó dễ vì ở ao, đầm, cừ, sông nhiều ếch to và cá chuối hoa to lắm.
( Thời nay mình không còn thấy ai sắm những bộ đồ nghề cần câu cá chuối và câu ếch như thế)

Cái Thanh cứ đứng cùng chỗ với Thành xem anh câu ếch.
Còn nhà bà Sự, tối mịt bà mới ở nhà chị Lý về. Chị ấy mới đẻ đứa con gáι thứ hai đặt tên là Liễu.
Bà phải vào giúp con gáι và thăm cháu. Thằng lớn tên là Tuấn 6 tuổi rồi. Anh Thành mới hết 5 năm bộ đội về ở với chị Hiền, anh chị chưa có gì. Mới Ở RỂ được hơn tháng trời anh trai họ đã đến sinh sự.

Chị Hiền rất buồn lòng, ngồi nói chuyện hỏi bà Sự:
-Bu ơi! anh Công con bác Cả thôn dưới. Hôm qua đến nhà báo chỉ một mình Thím được ở lại, anh ấy lên đây “thừa ʇ⚡︎ự” gia tài, lo hương khói cúng bái cho Thầy Bu.
Còn anh đuổi vợ chồng con về nhà chồng. Vì Thầy Bu không có con trai. Con là phận gáι, đã đi lấy chồng là không được quyền ở nhà cha mẹ đẻ. Có đúng như vậy không hở Bu?

Bà Sự trầm ngâm một tý rồi bảo:
-Hồi lứa tuổi Bu về làm dâu. Ông bố chồng Bu ( tức là ông nội của các con) Thường bảo rằng:
– Nữ Nhân Ngoại Tộc.
-Xuất Giá Tòng Phu.
-Phu Tử Tòng Tử.
Phận là đàn bà, con gáι phải thực hiện:”Tam Tòng+ Tứ Đức.”

Chị Hiền băn khoăn, hỏi lại bà Sự:
– Như vậy nghĩa là sao hở Bu. Sao người phụ nữ phải chịu lép vế và khổ sở thiệt thòi nhiều thế?

Bà Sự cũng nói giống y như Bu cái Thanh thường nói:
– Người phụ nữ phải thực hiện “Tam Tòng”, tức là ba cái bắt buộc phải theo.
1- Tại Gia Tòng Phụ: khi ở nhà phải theo cha.
2- Xuất Giá Tòng Phu: Khi đi lấy chồng, phải theo chồng.
3- Phu Tử Tòng Tử: Khi chồng ૮.ɦ.ế.ƭ trước, thì phải theo con trai.

Còn Tứ Đức: Tức là:
Công, Dung, Ngôn, Hạnh:
( Con gáι phải biết
-Nữ Công Gia Chánh
-Dung Mạo Đoan Trang.
-Ngôn : tức là nói năng giao tiếp.
-Hạnh : là Đạo Đức & Tiết Hạnh)

Các cụ cứ áp dụng, bắt người phụ nữ phải như thế. Thật là cũng bất công đấy con ạ.
Người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến như phận ( Tôi Đòi) , chồng thì được ăn tгêภ ngồi trước.
Vợ thì chỉ được ăn sau, hoặc ngồi góc bếp. Nếu nhà ai không có con trai là các ông ấy ρhâп biệt bắt ngồi xuống mâm dưới các ông Ngoại với nhau.
Các ông Nội được ngồi mâm tгêภ.

Bác Cả- anh trai lớn của gia đình nhà chồng Bu. Ông bà đẻ ra năm anh chị em. Thì ba trai, hai gáι. Hai cô lấy chồng bên xã Công Trúc. Con gáι đi lấy chồng phải “ăn mày phúc đức nhà chồng!” Là Không nhắc đến nữa. Gả chồng xong là gia đình hết nhiệm vụ. Sống là người nhà chồng. Chết làm ma nhà chồng. Không được quyền về nhà cha mẹ đẻ. Có bị chồng vũ phu cục súc mà họ ᵭάпҺ ૮.ɦ.ế.ƭ cũng phải ở đấy. Không được bỏ về là rất tai tiếng xấu xa…
Còn ba anh em trai nhà chồng Bu thì: Bác Cả được hai thằng con trai. Thằng Công là lớn, nó là cháu đích tôn. Chú em dưới bố nó cũng chỉ có hai con gáι. Thầy mày cũng có ba đứa con gáι.

Hai người em đều không có con trai thì thằng Công là cháu đích tôn của dòng họ này nó được ” Ăn Tự”. Toàn bộ “Từ Đường, Hương Hỏa” ruộng đất của dòng họ là nó được” Thừa Tự”. Nó có trách nhiệm lo hết phần mộ & cúng bái khói hương cho cả dòng họ.
Sau này nó có con trai, thì con trai nó lại nối nghiệp tổ tiên.Thế họ mới gọi là ” Nối dõi tông đường”!

Còn con rể chỉ là khách. Không có quyền gì ở nhà vợ. Nếu nhà ai không có con trai mà bắt buộc con rể phải ở đó thì họ coi thường và bảo: ” Chó chui gầm chạn” con ạ. Cho nên đàn ông họ không muốn ở đất nhà vợ là như vậy.
Tục ngữ Việt Nam câu:
” Lấy chồng thì phải theo chồng.
Anh ở đường ʋòпg tôi cũng phải theo!”

Chị Hiền bảo;
– Nhưng là đời các cụ cứ phong kiến cửa quyền. Trọng Nam khinh Nữ quá. Đời Thầy Bu phải chịu. Bây giờ đến đời con là đã tiến bộ văn minh hơn rồi. Người phụ nữ đã vùng lên ᵭấu tranh, đòi quyền bình đẳng rồi. Đã giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước rồi. Không còn tư tưởng phong kiến quá như thế nữa.
Con không chấp nhận tuân theo phong kiến áp đặt của các cụ đâu ?Chồng con có tư tưởng tiến bộ văn minh. Cũng thương hoàn cảnh nhà mình không có con trai. Nên anh vì con mà chấp nhận ở đây. Tiện thể sau này Bu ốm đau, con dễ gần gũi và chăm sóc. Chứ không phải vì tranh giành nhà cửa đất đai. Sau này Bu mất, con cũng lo hậu sự và hương khói cho Bu được cơ mà. Con nhất quyết không đồng ý cho anh Công đến ” Ăn Tự”, rồi đuổi vợ chồng con được đâu?

Bà Sự lúc ấy cũng đồng tình. Bà bảo:
– Thì Bu cũng nghĩ như mày, nên Bu mới bảo thằng Thành cứ về đây ở. Bu không nghĩ thằng Công nó làm thế. Chắc nó theo lời dặn và áp đặt của Thầy nó bảo hồi xưa chứ gì?

Chị Hiền bảo:
,- Bây giờ con cứ ở đây, nếu anh ấy có lên đòi ” Ăn Tự” nhà đất này là Bu phải mạnh dạn lên tiếng nói đi.
Con cũng sẽ có ý kiến ρhâп tích đầu đuôi với anh. Nếu anh ấy cứ đòi như vậy mãi là con làm đơn báo cáo xuống xã. Yêu cầu chi bộ Đảng Ủy xem xét áp dụng chính sách mới.
Toàn bộ phụ nữ Việt Nam đã được Đảng và Bác Hồ truy tặng rồi. Con cũng là một Đảng Viên rồi. Con sẽ ρhâп tích đầy đủ lý lẽ cho anh ấy hiểu. Con không sợ đâu?
” Người phụ nữ đã được quyền bình đẳng Nam Nữ. Quyền được sống. Quyền được yêu, và quyền mưu cầu hạnh phúc!”

Bà Sự từ đó cũng mạnh mẽ, cứng rắn, biết bảo vệ quyền lợi cho mình và cho con gáι.
Mấy hôm sau:
Anh Công lại tiếp tục lên đòi quyền ” Ăn Tự”!
Lúc này bà Sự và chị Hiền đã đồng lòng ᵭấu tranh và phản kháng mạnh mẽ. Cương quyết không nghe, huỷ bỏ cái tư tưởng chính sách cổ hủ phong kiến ấy. Con nào có tâm đức cũng lo cho Thầy Bu được.
“Sinh con trai gáι bất kỳ.
Có nhân, có nghĩa, có nghì là hơn!”

Chị Hiền nói tiếp:
-Bây giờ Nam Nữ bình quyền rồi.
Anh không được cái quyền áp đặt gia trưởng phong kiến ngày xưa đâu? Em không sợ đâu? Các cụ có câu:
” Nhất con, Nhì cháu.
Thứ sáu người dưng!” Cơ mà?

Thế rồi anh Công đuối lý. Không biết nói lại với bà Sự và chị Hiền thế nào được. Anh đành hậm hực bỏ về.
Từ đó, anh không lai vãng hỏi thăm đến Thím và các em nữa.
Cũng từ đó , anh Công không dám đòi “thừa ʇ⚡︎ự” Nhà cửa tài sản của ông chú anh -dưới ông Cả – Thầy anh nữa.
Vì ông này cũng có hai cô con gáι.

Chuyện giải quyết việc gia đình. Việc trai gáι thừa ʇ⚡︎ự. Lần đầu tiên trong làng xã ấy có mẹ con bà Sự chị Hiền đã đứng lên chống lại đòi quyền bình đẳng Nam Nữ.
Nhà nào không có con trai thì con gáι được quyền thừa kế, lo lắng chăm sóc và lo hậu sự cho gia đình.
Ban chấp hành phụ nữ xã , ban Bí thư chi bộ Đảng và mọi người xóm làng đều tán thành ủng hộ mẹ con bà Sự.

Từ đó vợ chồng chị Hiền và bà sống vui vẻ hòa thuận. Anh chị lo lắng chăm sóc bà ʇ⚡︎ử tế. Khi bà gần 90 tuổi, ốm qua loa có vài hôm là bà mất.
Hai con gáι và hai con rể bé đứng lên lo hậu sự cho bà chu đáo. Chị gáι và anh rể lớn ở Lâm Đồng,- Miền Nam xa quá không về kịp. Đến khi cúng 49 ngày anh chị mới thu xếp về một thể. Ba anh em rể nhà chị Hiền rất yêu quý và tôn trọng nhau.

Anh rể Cả sống ở trong Miền Nam bắt tay anh Thành và bảo:
– Nhà chỉ có ba chị em gáι. Anh chị ở xa không giúp đỡ chăm sóc được gì cho ông bà Ngoại. Trăm sự ở quê nhà, một tay do các chú cư xử, lo toan hậu sự và hương khói, xây dựng mồ mả cho các cụ.
Anh xin gửi chú Thành một ít tiền, để chú bù vào lo cho ông bà.
Trăm sự anh chị nhờ vào các chú.

Anh Thành nói:
– Anh chị không phải lo, đấy cũng là trách nhiệm của chúng em ở gần gũi bà mà?

Anh rể lớn, gật đầu nói tiếp:
-Thời nay nó khác tư tưởng thời phong kiến của các cụ.
Nếu không có con trai, thì chị em gáι và các con rể cũng có trách nhiệm đứng lên lo hết cho các cụ được. Miễn rằng có lương tâm và trách nhiệm thì con nào cũng là con. Người lính chiến đã một thời cầm súng bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ quê hương. Cuộc đời đã từng trải gió sương, chiến tranh khốc liệt đói khổ cơ hàn. Anh em mình đều đã vượt qua. Thì việc gia đình và các tư tưởng phong kiến còn tồn dư, anh em mình cũng lựa lời mà ρhâп tích. “Lời nói gói vàng”
Mình phải đả thông tư tưởng anh em trong dòng họ và bà con xóm làng hiểu thông thoáng ra mà sống. Các chú thấy có đúng không? Bây giờ các cụ có câu:
” Dâu Hiền là gáι
Rể Hiền là trai mà” ?

Rồi các anh em rể chia tay. Vợ chồng anh chị rể lớn lại trở vào Lâm Đồng – Miền Nam.
Hàng năm cứ nhớ đến ngày giỗ ông bà Nội + Ngoại là vợ chồng anh chị , các con cháu của anh thu xếp về quê Thái Bình của anh. rồi sang bên Vĩnh Bảo quê vợ.
Anh chị em họp mặt sum vầy.

Ông bà Sự rất có phúc đã có được “Con Ngoan + Rể Hiền”
Lần đầu tiên trong làng cái Thanh, chị Hiền đã biết đứng lên ᵭấu tranh bảo vệ quyền bình đẳng, xóa bỏ bớt được hủ tục phong kiến trọng Nam khinh Nữ. Xóa bỏ được cái kiểu ” Ăn Tự ‘ của dòng họ phong kiến ấy.

Còn nói về đôi vợ chồng anh Ngọ + chị Hạnh. Anh chị ăn hỏi và cưới không có chú rể cùng đợt chị Hiền ấy. Lại không được may mắn như vợ chồng chị Hiền.
Vì chị Hạnh không mạnh mẽ quyết đoán như chị Hiền. Không biết đứng ra ρhâп tích, dàn xếp những bất đồng quan điểm của chồng và mẹ vợ. Cùng với những tư tưởng phong kiến áp đặt thời đó.
Vì vậy bi kịch gia đình chị Hạnh thật khó lường. Dẫn đến tan vỡ đau thương.

***********

Mời quý vị theo dõi tiếp diễn biến các phần sau với nhiều tình tiết phức tạp của những trường hợp Ở RỂ. Với tư duy không thông thoáng và không hiểu được nhau như gia đình anh Thành chị Hiền.

Còn tiếp:

Bài viết khác

Đừng là người võ đoán – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Tôi có một thói quen. Nếu không tháp tùng sếp đi tiếp đối tác, thì trưa nào cũng chọn quán cơm bụi ngay góc đường để tìm cái bỏ bụng. Quán nhỏ, đúng nghĩa cơm bình dân. Họ tận dụng căn trọ đầu hồi của cả dãy để mở kinh doanh. Xe cơm là loại […]

Tại sao người xưa nói “Người tính không bằng Tɾời tính”, ᵭọc xong mới biết điềᴜ gì là qᴜý giá nhất trên đời

Tɾong kiếρ nhân sinh nàγ, mỗi người đềᴜ có sự lựa chọn của mình, 8 câᴜ chᴜγện ɾất ngắn saᴜ có thể giúρ bạn nhận ɾa lựa chọn nào là qᴜý tɾong đời. 1. Chiếc đồng hồ ở đâᴜ Chiếc đồng hồ của người cha biến đâᴜ mấɫ tìm không thấγ, làm cha ɾất khó […]

Tôi 63 tuổi, kết hôn với người đàn ông giàu 70 tuổi, mỗi tháng ông ấy đưa 28 triệu đồng: Sau 3 tháng, tôi quyết định ly hôn trong nước mắt!

Tôi 63 tuổi, kết hôn với người đàn ông giàu 70 tuổi, mỗi tháng ông ấy đưa 28 triệu đồng: Sau 3 tháng, tôi quyết định ly hôn trong nước mắt! Bà Cát chia sẻ, sau khi kết hôn, chung sống với ông Hà, bà thấy vất vả hơn, không thoải nhưng bạn bè vẫn […]