Biến cố giữa đời thường 23

23. SỰ ĐỜI.

Như chào mẹ Cúc, cô cũng kêu bà Ba bằng mẹ. Trân vui mừng gặp lại Như, nó ríu rít:
– Mẹ ơi, Tú có việc làm rồi phải không?
Như vuốt tóc Trân:
– Phải rồi con. Nó làm cho công ty nước ngoài. Con xin vào được chi cục thuế rồi hả? Nhưng lương nhà nước không có bao nhiêu, còn trẻ nên phấn ᵭấu kiếm tiền. Vậy có muốn vào Sài gòn làm việc không?

Trân lắc đầu nguầy nguậy:
– Không mẹ. Con về đây công tác để ở gần mẹ con. Làm việc nhà nước thì lương không cao như tư nhân được cái có hậu về già.
– Con quyết định như vậy cũng được. Tuổi trẻ mà, cứ đi đúng đường mình thích, cha mẹ cũng không nên can thiệp.

Dũng khều khều Trân, hỏi nhỏ:
– Em cũng kêu bằng mẹ luôn hả Hai?
Trân ý nhị gật gật đầu hai ba cái. Dũng tươi tắn:
– Thằng Dũng chào mẹ.

Như cười tươi. Nhìn cô đã thấy bớt vẻ sầu пα̃σ:
– Dũng ngoan. Mẹ Cúc hạnh phúc thiệt mà.

Cúc chúm chím cười. Cô cũng không dám khoe khoang với bạn vì biết chắc trong lòng Như đang mang mễnh tâm sự chưa giải bày được với ai.

Như bắt tay Dân:
– Gặp thầy mấy lần rồi nhưng chưa có dịp cảm ơn thầy. Cảm ơn bấy lâu nay đã quan tâm dòm ngó hai đứa nhỏ. Bé Tú về nhà nhắc thầy luôn miệng. Nói là trong quá trình học của nó có điều gì dính líu tới công nghệ thông tin là cuối tuần thầy đến giảng giải một chút là thông thoáng ngay. Cúc may mắn được có người em kết nghĩa là thầy.

Dân nhăn mặt lắc đầu:
– Sao chị khách sáo với em vậy? Em là cậu tụi nó mà. Cậu dạy cho cháu là hợp tình hợp lý thôi, hơn nữa, đó là chuyên môn của em. Chị đừng gọi em là thầy, gọi như vậy em ngại nói chuyện lắm. Chị cứ coi em như chị Cúc đã coi đi, gọi bằng tên hay cậu cũng được, tránh chữ thầy nghen. Em mắc cỡ đó. Nói Tú hoài mà nó không nghe.

Như cười hài lòng:
– Được rồi, vậy từ nay chị sẽ gọi là cậu, cậu Dân.
– Vậy đó, vậy cho thân mật. Em còn xưng hô với Trân, Dũng là mầy tao không nữa kìa chị. Người nhà mà, khách sáo làm gì?

Cúc ҳιếϮ chặt tay Như:
– Nhờ chị mà em có được hôm nay. Cho nên chị có gì cần em thì cứ việc lên tiếng, em sẽ không vì khó à từ chối chị.
– Chị chỉ cần em lắng nghe tâm sự của chị thôi. Có những điều không thể nói với ai Cúc à. Tгêภ đời chị chỉ có hai người bạn là Châu và em mà bây giờ chuyện vui thì kể Châu nghe còn chuyện buồn phải giấu kín không cho nó biết.
– Em hiểu rồi.

Trân biết hai người mẹ cần khoảng không gian để tâm sự nên vội vã cặp tay Dũng và Dân:
– Đi, chị em mình đi mua vài con cá lóc bự về qua cậu đốt lửa nướng đãi mẹ Như nà.

Dân xăng xái:
– Ừ, chị em tụi bây đi mua đi, cậu về đốt than. Mà nhớ mua cá lóc sống về nướng lột da nghen. Cậu nướng rồi trây mỡ hành lên nghe mùi thôi là bây đói bụng thấy Tía luôn cho coi.

Dũng hấp tấp reo lên:
– Thiệt hả cậu? Nhỏ lớn chưa từng được ăn cá lóc nướng nhen.
– Nghe thương đứt ruột chưa? Hôm nay em ăn cho biết. Có bánh tránh, rau sống, bún để gói vô nữa. Mẹ làm nước chấm tuyệt vời. Mở rộng tầm nhìn nhen.

Dũng quay sang Như, ríu rít:
– Mẹ ở nhà với mẹ con nhen. Khuya nay con đi lấy hàng sẽ mua sầu riêng Ri6 bự kềnh về đãi mẹ và cả nhà. Chừng nào mẹ về con gửi cho chị Tú nữa. Sầu riêng hạt lép cơm vàng đàng hoàng nhen mẹ.

Như thích thú nhìn ba cậu cháu họ lăng xăng, cảm nhận trong đôi mắt Cúc ánh lên niềm hạnh phúc mà cô chưa trải nghiệm bao giờ.

Ba người đi hết rồi, Cúc nói mẹ trông quán có gì thì gọi cô, xong hai chị em xuống bếp để vừa tâm sự vừa ngó chừng quán. Cúc nhìn Như, thể hiện sự quan tâm của mình với bạn:
– Có chuyện gì mà chị phải nói dối gia đình là đi công tác mà lên em vậy?

Như nói ngay:
– Mẹ anh Tân đến ở nhà chị rồi.

Cúc giật mình. Qua câu nói của Như, cô hiểu chị ấy không ʇ⚡︎ự nguyện rước mẹ anh lên ở cùng mà là bị cưỡng chế. Bởi vì nếu ʇ⚡︎ự nguyện thì chị sẽ không nói “Mẹ anh Tân đến ở nhà chị” mà sẽ nói” Chị đón mẹ chồng lên ở chung rồi” Ôi! Bị cưỡng chế phải sống chung với người không thích mình, luôn xét nét tìm khuyết điểm của mình mà mình không thể xa lánh được thì còn nỗi khổ nào bằng?

Để khẳng định suy nghĩ của mìn, Cúc lại hỏi Như:
– Chị đón bà lên à?

Như lắc đầu, cười cay đắng:
– Không. Bà ʇ⚡︎ự lên và tuyên bố không sống cùng thằng Học nữa. Thì ra em biết không? Học không mượn được tiền chị, vay ngân hàng cũng sẽ không bao nhiêu nên nó thuyết phục bà bán đất. Tất cả đất đai ngoại trừ căn nhà và vài trăm mét chung quanh đều bán sạch để lấy vốn kinh doanh. Mà kinh doanh gì cả bà và anh Tân cũng đều không nói rõ được. Khi thành lập công ty một thành viên rồi, vợ chồng nó đi miết, bà phải lo cơm nước cho mấy đứa con của Học. Vợ chồng nó hay ăn quán nên nhà chỉ có mấy bà cháu ăn. Cuối tuần nó đưa con đi nhà hàng, bỏ bà ở nhà ʇ⚡︎ự ăn. Là bà kể như vậy chứ chị cũng không có kiểm tra. Vậy là bà khăn gói lên đây mặc cho tụi nó van xin năn nỉ. Em nghĩ coi, bà có hai thằng con trai, đất cát thằng em bán sạch không chừa cho thằng anh một tí xíu, xong rồi dọn lên bắt thằng anh nuôi là sao? Chị không phải là người nhỏ mọn ích kỷ nhưng quá bụng chị rồi. Ngồi một mình chị ngẫm lại, dù mẹ ghẻ không thương nhưng sau nầy bà cũng không làm gì tổn hại đến chị. Những đứa em của chị do bà sinh ra đều coi chị như chị ruột không ρhâп biệt khác mẹ, chị nhiều lần nuốn giúp tụi nó tìm việc, cấp vốn nhưng tụi nó luôn từ chối, nói lo được. Còn hai đứa em của ảnh thì cứ há miệng trông chờ chị.

Như ngưng lại một chút rồi chua chát cười mỉm:
– Nhưng nếu bà cứ lên ở với chị vì không muốn ở với Học thì chị cũng sẵn sàng, hiếu đạo mà nuôi dưỡng bà. Nhưng buồn cười lắm em, bà mở cuộc họp gia đình, buộc hai đứa kia mỗi tháng phải chu cấp cho bà năm triệu, coi như trả công bà nuôi dưỡng tụi nó từ nhỏ đến lớn. Còn về phần anh Tân thì do bà ăn ở đây nên mỗi ngày chị chỉ cần cho bà một trăm ngàn là được. Vậy vị chi một tháng bà bỏ túi mười ba triệu, chuyện ăn uống chị lo. Cô em gáι Út của ảnh nói: “Mẹ ăn ở nhà anh chị Hai, tại sao lại bắt anh chị phải cho tiền mẹ mỗi ngày? Một tháng mẹ có mười triệu của con với anh Ba rồi, mẹ tiêu vào đâu cho hết mà còn đòi thêm?”. Bà nói vầy nè:” Tao già rồi, phải có tiền phòng thân, đất đai không còn nên không có huê lợi gì, nhà cửa anh Ba mầy chiếm đoạt hết, tao không thủ thì sau nầy ai lo cho tao?”. Vợ thằng Học chanh chua:” Mẹ nói vậy mà nghe được. Nhà cửa vẫn ở đó, tụi con có bạc đãi mẹ không? Tự nhiên mẹ đòi lên ở với anh chị Hai rồi bắt con cái trả nợ tiền mẹ nuôi dưỡng. Trả cả đời luôn. Mẹ dùng số tiền lớn đó để làm gì? Vậy chừng nữa mẹ có Ьệпh hoạn gì thì ʇ⚡︎ự bỏ tiền ra lo phải không? Tụi con đóng góp như vậy thì được rồi.” Bà la lên: “Đây là tiền bây nợ tao, phải trả. Còn khi tao Ьệпh hoạn thì bổn phận con cái là phải lo thôi chứ muốn moi móc gì nữa? Đất đai vợ chồng bây ăn dọng hết rồi, không chia cho tao đồng bạc thì mỗi tháng năm triệu là nhiều hay sao?”. Cô Út nói: “Vậy còn con? Mẹ nuôi con bao lâu? Lo cho con được gì? Học Đại học con cũng ʇ⚡︎ự lo kiếm tiền đóng học phí. Đi làm về cũng đưa lương cho mẹ, có chồng chị Hai lo đám cưới. Mẹ đã bỏ ra gì cho con mà hàng tháng cũng bắt con trả nợ vậy? Mà mẹ ơi, có ai nuôi con lại tính nợ như mẹ hay không? May là hôm nay không có chồng con đi cùng, chứ chuyện nầy đồn ra ngoài người ta sẽ nói sao về mẹ? Nhất là bên chồng của con, nếu họ cũng giống như mẹ buộc ảnh trả hiếu bằng tiền thì chắc vợ chồng con bỏ trốn khỏi xứ nầy đi ăn mày quá. Rồi anh chị Hai? Anh Hai có được học Đại học đâu? Mẹ có bỏ tiền cưới vợ cho ảnh nhưng sau đó mẹ thu lại cả vốn lẫn lời rồi. Hơn hai mươi năm nay mẹ đã tiêu của anh chị bao nhiêu tiền? Bây giờ mẹ lại nhà anh chị ở cũng được đi, tại sao lại buộc anh chị mỗi ngay phải đưa mẹ một trăm ngàn? Mẹ ơi tiền tụi con làm ra cũng cực khổ lắm, thỉnh thoảng cho tiền mẹ xài là đương nhiên của phận làm con, mẹ Ьệпh hoạn đứa nào cũng có trách nhiệm lo lắng chăm sóc, bỏ công bỏ của. Nhưng mẹ áp đặt nghĩa vụ phải trả nợ cho mẹ bằng tiền con thấy mỉa mai cay đắng lắm. Hai anh và con là con của mẹ, mẹ muốn sao tụi con cũng sẽ cố gắng chìu nhưng hai chị dâu và chồng con là dâu rể của mẹ, ai cũng có cha mẹ của mình, họ cam tâm sao mẹ? Có phải mẹ làm khó các con của mẹ hay không?”

Đây là lần đầu tiên chị thấy Út nó phản ứng lại mẹ. Chị nghe mát lòng mát dạ, anh Tân chưa nói một câu nào. Anh mặc nhiên coi như mẹ về sống chung với con trai trưởng là lẽ đương nhiên mà quên việc quê mình đứa con trai Út thừa ʇ⚡︎ự hương hỏa có bổn phận phải chăm sóc cha mẹ. Ừ thì anh nuôi mẹ cũng được, chị chẳng kêu ca gì. Nhưng việc bà bán mảnh vườn duy nhất cho thằng Học mà không cho anh Tân một xu nào có quá đáng không? Nếu bà nghĩ rằng bây giờ vợ chồng chị khá giả không tơ hào gì đến đất đai dưới quê, cũng được. Chị nuôi bà cũng được. Nhưng nói mỗi ngày phải đưa tiền bà gọi là trả nợ công sinh đẻ và nuôi dưỡng thì nghe buồn cười quá. Bà là máy đẻ thuê à? Là người nuôi hộ à? Vậy mà còn nói sau nầy Ьệпh hoạn các con phải có nghĩa vụ chăm sóc. Em có thấy người làm mẹ nào tính toán với con mình như vậy hay không?

Cúc ngạc nhiên, trân trối nhìn Như, cô chống tay lên cằm:
– Út nói vậy rồi bà trả lời sao chị?
– Bà nói đó là quyền làm mẹ của tao. Tụi bây có biết lúc nhỏ tao nuôi nấng bây cực khổ lắm không? Ăn mặc, Ьệпh hoạn, học hành một tay tao chứ cha bây lo được gì? Bây giờ dứa nào cũng khá giả, trả tao chút tiền oan ức lắm sao? Có tiền trong túi tao sẽ an tâm mà sống lâu hơn, muốn mua gì thì mua, muốn ăn gì thì ăn. Người già như tao sống mấy tăm hơi nữa? Phải để tao hưởng thụ cuộc sống chứ? Lẽ ra những điều nấy không cần tao nói ra, ʇ⚡︎ự tụi bây phải nghĩ tới rồi. Còn nữa, tao đến ở nhà đứa nào cũng là ở để làm mẹ, không ai được quyền sai biểu tao làm gì hết. Bây giờ đã đến lúc tao dưỡng già rồi.
– Nói nghe kỳ vậy ta?
– Bởi vậy, chị không nhịn nổi nữa nên phực lên nói không kiêng cữ chi sấc: “ Vậy chi bằng mẹ vào viện dưỡng lão đi. Ba đứa con của mẹ sẽ đóng tiền hàng tháng cho mẹ, để mẹ được sống trong môi trường tốt nhất, có bác sĩ chăm lo, điều dưỡng chăm sóc. Miếng ăn giấc ngủ của mẹ cũng được phục vụ tận răng, mẹ không phải lo lắng gì cả”. Bả trợn mắt nhìn chị, quát lớn: “Bởi vậy, cái mặt xấu nên cái miệng và đầu óc cũng xấu. Tao có ba đứa con, có nhà cửa tại sao lại vào viện dưỡng lão chứ?”. Em coi, bà sắp về ở với chị mà nói năng như vậy đó, chị phải chịu đựng bà cho đến bao giờ? Thằng Học nó cũng không nhịn nổi nữa nên đứng dậy, xỉa xói: “Mẹ làm quá bụng con rồi. Khi bán đất, mẹ lấy ρhâп nửa tiền, nói đó là phần của anh Hai, con Út là gáι nên không được chia. Mà theo con biết thì mẹ không có đưa cho anh Hai. Vậy số tiền đó đâu? Tại sao lúc về già mẹ lại trái tính trái nết như vậy chứ?”. Bà gầm lên, nhờ vậy mà chị biết được một sự thật bẽ bàng:” Sao mầy biết tao không đưa cho nó? Có mặt nó đây nè, mầyhỏi thử coi tao có đưa cho nó hay không? Không đưa cho nó mà tao đòi tiền được à? Có không Tân?” Ảnh đưa mắt nhìn chị, mặt tái đi. Lúc đó chị không biết trong đầu mình đang nghĩ gì. Lừa lọc, quỷ quyệt. Chị đang sống bên cạnh người chồng như vậy hay sao? Anh ta định giấu chị cho đến bao giờ? Phân nửa số tiền đó Học thành lập được một công ty, vậy đâu phải là nhỏ. Tân dùng số tiền bà đưa cho anh vào việc gì? Tại sao anh và cả mẹ anh lại giấu không cho chị hay? Tin tưởng được không. Xem mẹ anh như người mẹ bình thường mà thay anh chăm sóc được không?

Như nói tới đó thì mắt long lên, giận đến tím cả mặt mày. Cúc không thể nào lường được những điều Như vừa nói. Có ai làm mẹ như bà ta không? Chuyện vô lý tới độ chỉ có trong phim ảnh lại hiện thực xẩy ra trong gia đình Tân. Người mẹ chồng như vậy, người chồng như vậy Như sẽ phải sống những ngày tháng sau nầy như thế nào đây?

Hết 23.
Lê Nguyệt.

Bài viết khác

Thử thách lòng chân thành, lòng chân thành của con người liệu có đươc đền đáρ

John Branchad đứng dậγ, vuốt lại bộ quân ρhục rồi nhìn về ρhía đám đông người đang ào ào bước ra khỏi ga tầu điện ngầm Central. Anh cần tìm một ρhụ nữ có bông hoa hồng đính trên ngực áo, người anh γêu quý từ lâu nhưng chưa bao giờ gặρ mặt. Ảnh minh […]

Tình Yêu 1 Đô Lα – Câu chuγện nhân văn cặρ vợ chồng nào cũng nên đọc ít nhất 1 lần trong đời

Jim làm việc tại một khu du lịch, mỗi ngàγ khi đi làm, ông Jαck hàng xóm đều sẽ đưα αnh một tờ 5 đô lα để nhờ αnh muα một túi cà ρhê giά 4 đô lα ở tiệm cà ρhê trong khu du lịch, thói quen nàγ đã kéo dài suốt mấγ năm […]

Người chồng lái xe ôm – Xúc động câu chuyện ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Chiều nαy, có việc ρhải đi gấρ,mà xe thì chồng đi, gọi tαxi mãi ko được. Bảo nhân viên đặt hộ cho xe ôm. Cậu xe ôm đến đón, lên xe bảo chị có việc ρhải đi gấρ đấy, em đi nhαnh nhαnh cho chị, nhưng nhớ đi cẩn thận đừng chạy ẩu nhé. Hình […]