Tôi Đi Làm OSin 3

Tg: Hướng Dương

Lặn lội mất hết hai ngày thì Hoàn mới tìm được một chỗ làm mới. Chỗ làm này có hai vợ chồng và một đứa con trai tám tuổi. Cả hai người này đều là công chức, đi sớm về muộn nhưng Hoàn cũng không rõ họ làm ngành nghề gì.

Công việc họ đưa ra cho người làm là ngày hai buổi đưa đón con họ đi học. Và dọn dẹp nấu ăn.

Mấy ngày đầu làm việc rất thoải mái. Có giờ rảnh rỗi để ngồi xem tivi một chút. Nhưng khoảng một tháng đổ lên thì người vợ lại hay cằn nhằn. Mà cằn nhằn những chuyện hết sức vô lý.

— Chị Hoàn à, mai mốt mua đồ chị xin họ một hai quả ớt là đủ ăn rồi. Chị mua hai ngàn như vầy ăn không kịp là nó hư hết. Rồi đến lượt nấu nước uống, ngày nào cũng kêu Hoàn đem ấm nước sang cái lò rèn sát nhà móc lên ngọn lửa chờ cho người ta quạt than nung sắt. Đến trưa nước sôi thì sang ҳάch về cho đỡ tốn ga. Nấu cơm cũng vậy, canh sao cho vừa đủ ăn. Dư một bát cũng bị nói tới nói lui nghe bực cả mình.
(Tóm lại chủ nhà này phải gọi là cực kỳ tiết kiệm…chắc có một không hai)

Sáng chở thằng bé đi học. Cái xe đạp cà tàng cứ chạy được vài mét lại súc dây sên. Nói họ thay để chạy cho dễ thì được trả lời theo kiểu ʇ⚡︎ự lo. Vì vậy mỗi lần chở nó đi học,về bao giờ tay của Hoàn cũng dính đầy nhớt xe. Để được bon bon tгêภ đường mà không phải nhảy xuống để gắn dây sên cuối cùng thì Hoàn phải móc tiền túi ra sửa. Chứ họ nhất định không sửa.

Bữa ăn chỉ vỏn vẹn một món kho, một món canh, và một chén nước mắm dầm ớt. Chưa bao giờ họ dám bỏ tiền ra nấu ăn ngon. Nhưng cũng thôi kệ. Miễn đừng có quấy rầy như cái lão già kia là thấy mừng rồi.
***
Nhưng đời lại không như mình mong muốn. Tối hôm đó đang ngồi rửa chén thì Hoàn nghe chị chủ nhà tra hỏi thằng bé:
— Nói mau! Con lấy tiền ở dưới nệm phải không?
— Dạ không! Con đâu biết tiền gì đâu.
— Chứ sao mẹ mất hai trăm ngàn? Chị chủ nhà càng lúc càng lớn tiếng. Ông chồng nghe chị ta quát tháo thì lại gần nói nhỏ:
— Em nói vừa đủ nghe thôi. Lỡ chị Hoàn nghe được thì chị ngại.
–Anh sao vậy? Mình không làm gì thì mắc mớ gì phải ngại?

— Nhưng chuyện mất tiền trong nhà là chuyện tế nhị. Mình chỉ nên nói nhỏ nhau nghe thôi. Người ta là người làm, ở chung nhà nghe cũng ngại chứ!

— Anh bây giờ chuyển sang bênh vực thiên hạ từ lúc nào vậy? Chị chủ nhà chuyển sang móc méo.
— Không phải là bênh, mà đây là chuyện ý tứ để khỏi mất lòng. Sống em phải hiểu chứ! Anh chồng cau có nói.
— A, ha… Giờ thì lại sợ mất lòng người ở. Mai mốt rồi cả nhà này anh bảo sợ người ở luôn để cho họ leo lên đầu ngồi.
Câu chuyện nếu xét ra thì anh chồng cư xử rất ϮιпҺ tế. Còn người vợ thì lại quá hồ đồ khi ᵭάпҺ giá người khác. Người làm nhưng người ta cũng có giá trị nhất định của người ta chứ. Đâu phải muốn nói gì thì nói.?!
Từ chỗ điều tra mất tiền. Lại dẫn đến hai vợ chồng cãi nhau thì Hoàn đứng ngoài ngại lắm. Cô chỉ biết lẳng lặng dọn dẹp chứ không dám lên tiếng đính chính cho mình. Bốn tháng làm cho gia đình họ Hoàn cố nhẫn nhịn không để xảy ra mất lòng nhiều khi ấm ức cũng không dám ρhâп trần vì sợ đụ.ภ.ﻮ ς.ђ.ạ.๓ khó sống.
Ấy vậy mà vẫn xảy ra đấy mọi người. Trong nhà có tất cả bốn người. Chồng không lấy tiền. Con cũng kêu không lấy. Vậy thì chỉ có người ở vào đây chứ ai…
Mặc dù người chủ không nói ra. Nhưng Hoàn biết chắc là cô ta nghĩ thế. Nhưng vì chưa đúng lúc để khui ra mà thôi.
***
Sáng nay Hoàn dậy sớm dọn dẹp, vì hôm nay nghe nói cô chủ đi ăn cưới không ăn cơm nhà.
Vừa quét dọn đến cửa phòng thì Hoàn phát hiện tờ bạc trăm ngàn ai ᵭάпҺ rơi nên cô cúi xuống nhặt với ý lát nữa đưa lại cho người làm rớt. Đứng xoay mãi không có chỗ nào để nên cô lận đại lưng quần rồi quét tiếp.

Đời nó cứ trớ trêu..Tình ngay, lại bị gian..! Vừa lúc đó cô chủ nhà từ trong phòng bước ra, cô ta nói lớn:

— Chị có nhặt trăm ngàn tôi vừa ᵭάпҺ rơi không?
— Đây, tôi vừa nhặt. Định lát nữa thì đưa cho ai làm rớt. Hoàn khẩn khoản móc ra đưa cho cô chủ rồi quét tiếp. Nếu người thông thoáng trong tình huống này thì đây là chuyện bình thường. Nhưng nếu trúng người hẹp hòi đa nghi như cô chủ này thì nó lại trở thành mối nghi ngờ lớn.
— Hừm, tiền mình làm rớt nhặt được là im luôn. Vậy hai trăm ngàn bị mất ở trong phòng thì chỉ có chị ta thôi. Vào dọn dẹp rồi táy máy chứ gì. Người chủ có thể kết luận như vậy. Và sau sự việc đó cô ta bắt đầu để ý. Và hay bóng gió này nọ…

Thế rồi một tuần sau. Cô chủ lại kêu mất tiền. Mà lần này là tờ giấy năm trăm ngàn duy nhất. Không còn nể nang ai… Cô ta nói như bắt được.
— Chị có lấy thì bỏ ra nha. Nhà này chỉ thuê người thật thà… Chứ không có thuê người ăn cắp vặt.
Giận đến tím cả mặt, nhưng Hoàn vẫn giữ được bình tĩnh. Chị trả lời:

— Một mất thì mười ngờ. Nhưng không phải muốn nói sao cũng được. Tôi là người có gia đình, có nhà cửa đất đai đàng hoàng. Tôi đi làm là để nuôi con ăn học. Chứ không phải cái phường đầu đường xó chợ Ϯɾộм cắρ mà cô ᵭάпҺ giá như vậy. Được thì tôi làm, không thì tôi nghỉ, chứ cô không có quyền nói tôi này nọ.
Sự việc không có gì ồn ào, nhưng vì lòng ʇ⚡︎ự trọng nên Hoàn xin nghỉ không làm nữa.
Còn đúng bốn ngày thì đủ một tháng lương nên Hoàn ráng ở lại làm cho đủ. Thằng bé có vẻ buồn khi biết Hoàn sắp nghỉ việc mà nó chẳng giúp được gì nên cứ khóc rấm rứt.
— Bác đừng đi! Con thích bác đưa con đi học thôi.!
–Không có bác thì có người khác làm tốt hơn. ở đây bác mang tiếng ăn cắp tiền của mẹ sao bác làm được.?
… Hu hu… Bác ơi con nói bác cái này, bác đừng nói mẹ con nhé.!

–Sao vậy? Nói bác nghe thử. Hoàn ngạc nhiên.
—Tiền của mẹ là con lấy đấy. Con mua bánh ăn ở trường. Và cho bạn mượn tiền. Con sợ mẹ biết được ᵭάпҺ đòn nên con không dám nhận. Giờ mẹ nghi bác lấy rồi đuổi bác đi.
— Không ai đuổi bác hết. Tại bác không muốn làm nữa. Bác có công việc dưới quê nên bác về. Con ngoan lắm. Dám nói ra sự thật. Từ nay nhớ không được ăn cắp tiền của mẹ nữa. Cần thì con xin ba. Ăn cắp tiền là một tật xấu. Bác không thương mấy đứa ăn cắp tiền đâu.

Dù là rất bất ngờ bởi sự thú nhận của cu Bi. Vì nó mà Hoàn bị nghi oan. Nhưng không vì thế mà cô ghét bỏ nó. Vì nó chỉ là một đứa trẻ đang sống theo bản năng. Việc làm của nó nó không hề biết hậu quả để lại sẽ như thế nào. Mẹ nó mới là người không giáo dục nó ngay từ đầu. Mà chỉ biết áp đặt nó vào khuôn khổ… Trẻ con muốn chúng trong sáng…không vẫn đục nhân cách thì người lớn phải gần gũi dạy dỗ và ρhâп tích cái nào đúng, cái nào sai ngay từ lúc chúng sắp bước vào đời. Cu Bi đã thiếu sự dạy dỗ ấy cho nên nó đã hành động theo bản năng,theo sở thích cũng là chuyện thường tình…

Mời mọi người đón xem phần 4
Tg:H.D
Ảnh ๓.ạ.ภ .ﻮ))

Bài viết khác

Những tờ tiền cũ củα thầy – Câu chuyện xúc động đầy tính giáo dục và tình người

Cuối cùng nó cũng đậu đại học. Người đầu tiên nó muốn thông báo tin quαn trọng ấy không ρhải là bα hαy mẹ mà là người thầy kính yêu củα nó… Nhà nó nghèo, lại đông αnh em, nên việc học tậρ củα con cái chα mẹ nó cũng chẳng mặn mà lắm, cơm […]

Cô giáo có tâm – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Cả hai vợ chồng đều là học sinh của tôi. Ngày học cấp hai, cậu bé vì tham gia trong những lần đánh nhau với học sinh trong trường và cả ở ngoài trường, cộng với thi lại rớt nhiều môn, nên bị đúp. Cậu như quả bóng đá hết lớp nọ đến lớp kia, […]

Người giúρ việc và ông chủ – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Đã một tuần ăn chực nằm chờ trong Ьệпh viện, nhưng tôi vẫn không thể nào thích nghi được với không khí ở đây. Từ khoα điều trị củα mẹ muốn xuống căn tin ρhải đi quα lối vào nhà ҳάc. Mỗi lần hαi mẹ con dìu nhαu đi, tôi cứ ρhải cố dấn bước […]