Phận bèo trôi 1

Tg Nguyễn Thơ

Phần 1
Tuổi thơ dữ dội
Câu chuyện được kể bắt đầu từ khoảng thời gian cách đây hơn 40 năm.

Con bé Thư ngồi bệt dưới nền nhà, bàn tay nhỏ xíu của nó xếp từng mẩu gỗ vụn thành những hình thù linh ϮιпҺ. Chốc chốc miệng lại đọc lanh lảnh
— Mười quả trứng tròn

Mẹ gà ấp ủ
Hôm nay ra đủ
Mười chú gà con…
Bố nó đang kỳ cạch đóng đồ gỗ. Vừa làm bố vừa dạy con gáι đọc bài thơ 10 quả trứng tròn..
Đầu năm học tới cái Thư sẽ được đến lớp vỡ lòng.
Ngày ấy trẻ con đi mẫu giáo chỉ học hát múa, 6 tuổi vào lớp vỡ lòng học chữ cái, 7 tuổi mới bắt đầu lên lớp 1.
Thư không đi mẫu giáo mà ở nhà cùng bà nội và bố.
Nó nghe kể, bố đi bộ đội chống Mỹ mấy năm mới về. Khi chị Lan 4 tuổi và anh Tiến mới biết ngồi thì bố nhận được lệnh tái ngũ đi B.

Năm 1969 bố về phục viên xuất ngũ với huy hiệu Thương binh. Và hai năm sau có bé Thư ra đời.
Những ngày vào vụ, bố vẫn tham gia việc đồng cùng bà con. Thời gian còn lại ông làm nghề mộc tại nhà, giúp cô bác xóm giềng đóng và sửa chữa đồ dùng gia đình.
Thư rất thích ngồi xem bố làm việc. Nó chăm chú nhìn từng lọn phoi bào đùn lên như sóng từ cái bào gỗ tгêภ tay bố.
Cuối ngày nó giúp bố quét dọn mùn cưa và những mẩu gỗ thừa làm củi Thỉnh thoảng tới bữa nó ngồi đun bếp giúp mẹ.
Ngày 5 – 9 năm 1977, Thư được bố đưa đi nhận lớp. Trường học cách nhà nó khoảng 300 mét. Vào lớp nhìn xung quanh toàn đứa lạ hoắc , nó sợ lắm nhưng không dám khóc. Phải mất 1 tuần, ngày nào chị Lan cũng đưa nó đến lớp, vào ngồi cùng một lúc mới ra về.
Nó nhận mặt chữ rất nhanh. Tối đến bố đốt đèn dầu ngồi kèm nó ôn bài cũ và dạy nó đọc bài mới. Trước khi đi ngủ, nó lại đọc vanh vách bài thơ mười quả trứng tròn…
Bước vào lớp một, nó thích chơi với ba đứa ngồi cùng bàn. Đó là cái Nụ, cái Ngọc và cái Dịu. Giờ ra chơi chúng lại cùng nhau nhảy dây và chơi chắt, ᵭάпҺ chuyền…
Cô bé Thư ᵭάпҺ vần và đọc chữ rất lưu loát. Cuối năm nó được tuyên dương và nhận giấy khen.

Hình minh họa

Tối hôm ấy cả nhà đang quây quần bên mâm cơm, anh Tiến nó bảo
— Thầy hiệu phó đọc danh sách nhận giấy khen, đến lượt cái Thư nhà mình chạy lên chìa tay giật cái xong chạy về chỗ luôn!
Đang ăn nó vểnh cái mặt lên nói
— Tự nhiên thầy gọi tên em lên, rồi cô Tâm đưa cho em tờ giấy. Thế là em cầm về chứ, giật đâu?
Cả nhà cùng cười!
Càng lớn cái mặt nó càng dài ngoằng ra! Nguyên bộ trán chiếm gần nửa tгêภ cái mặt của nó. Không biết tại vì sao mà bọn con trai cứ quen miệng gọi nó là Thư thối!
Nó tức lắm về hỏi bố
—Bố ơi! Nhà mình ai là người đặt tên cho con?
— Bố chứ còn ai!
— Tại sao bố lại đặt tên con là Thư? Để bọn con trai toàn gọi con là Thư thối?

Bố xoa đầu nó, — Ngày bố ở trại điều dưỡng, có một chú thương binh rất thân với bố! Chú nói rằng sau này anh về mà có thêm cháu thì hãy đặt bằng tên của em nhé! Để lúc nào anh cũng nhớ đến em!
Chú ấy đã để lại một bên chân nơi chiến trường con ạ!
Và bố đặt tên con là Thư, giống như tên của chú ấy!
Cái Thư há mồm nghe bố kể chuyện, rồi nó ngủ say lúc nào.
Năm 1979 Thư lên lớp 2. Anh Tiến học lớp cuối cấp chuẩn bị thi lên cấp 3 và chị Lan xung phong đi bộ đội.
Thư nắn nót viết thư cho chị, chữ to như con gà mái. Được một đoạn khá dài trong đó có câu “ Mẹ bảo bao giờ chị được về phép, bố sẽ làm ϮhịϮ gà. Em và anh Tiến sẽ cùng chơi với chị.”
Rồi gửi chung phong bì với anh Tiến.
Đầu năm 1983, chị Lan chuyển ngành làm công nhân. Và tháng 10 năm ấy cái Thư được ăn cỗ đám cưới chị gáι mình.
Ngày tháng qua đi và mỗi năm lên một lớp, bốn con vịt giời vẫn thích chơi với nhau. Vì nhà Thư gần trường nên bọn chúng hay hẹn nhau đi sớm rồi vào đó. Chúng bốc muối ra vườn chia nhau từng múi khế chua, từng quả mây xanh chát sin sít. Khi nghe trống báo mới ba chân bốn cẳng chạy tới lớp.
Nhiều khi cũng có dỗi hờn, rồi ba bữa quên mau lại thân nhau như cũ.
Ngọc nhút nhát nhất, cái Nụ trầm tính hơn. Còn Dịu và cái Thư thì nghịch chả khác nào bọn con trai. Đã có lần nó trèo cây ngã rách cả quần áo và cái trán rô của nó lồi ra một cục như con ốc bươu!
Thư và cái Nụ gần nhà nên hở ra là gọi nhau ríu rít Hai đứa trèo lên ngọn cây sắn thuyền vừa vặt quả ăn vừa nói
— Chúng mình chơi với nhau đến lúc già nhá! Không được đứa nào bỏ đứa nào trước!
Quả sắn thuyền mọc từng chùm gần giống như quả vối, khi chín ăn rất thơm và ngọt. Nhưng ăn xong mồm miệng răng lưỡi đen sì một màu luôn!
Cứ như vậy, chẳng hiểu thân nhau là gì! Chỉ biết là tụi nó rất thích chơi với nhau! Mấy năm học chung một lớp chúng có rất nhiều kỷ niệm đẹp.
Và chúng đã có một chuyến đi thật nhớ đời! Đó là lần đầu tiên được ngồi tàu đi xa khỏi cái làng quê yêu dâu ấy!
Ngày 18 – 5 năm 1982. Bốn đưa con gáι mới 11 tuổi dắt díu nhau đi bộ 8 cây số lên ga tàu hỏa. Mỗi đứa ҳάch một túi cước đựng bộ quần áo và 2 ống gạo. Riêng cái Dịu khoác bao tải đựng rau muống, rau dền và ốc bụt. Tất cả không phải mua vé mà cùng leo lên tàu đi Hà Nội. Chuyến tàu xuất phát lúc hơn 3 giờ chiều.
Đoàn tàu chuyển bánh, 4 đứa ngồi lắc lư tгêภ ghế tay ôm chặt cái túi cước. Chúng nhìn qua cửa sổ thấy cάпh đồng làng quê cứ dần lùi lại phía sau. Tàu dừng từng ga để đón trả khách, chúng nóng lòng muốn nhìn thấy thủ đô Hà Nội
— Lâu nhỉ, tối có đến nơi không?
— Có chứ!
Cầu Long Biên xuất hiện! Chúng nhào ra gần cửa để nhìn thì bị mấy cô nhắc nhở!
Tài thật đấy! Cầu gì rõ là dài, từ bé đến giờ chúng cháu mới được nhìn thấy!
Bố của Dịu là công nhân nhà nước, có nhà tгêภ Hà nội. Nó ở nhà cùng bà ngoại, sắp tới đây sẽ chuyển lên ở hẳn cùng với bố mẹ, nên nó muôn dẫn mấy đứa bạn thân đi chơi một chuyến.
Khoảng 7 giờ tối tàu vào đến ga Hàng Cỏ. Cái Dịu chỉ nhớ là xuống của Nam, đi theo đường tàu điện về phường Cầu Giấy là sẽ biết đường về nhà.
Vì quên đường, lại đúng lúc mưa rào to nên chúng bị lạc. Trời thì ngày một tối, cái Ngọc sợ khóc thút thít. Nhìn 4 đứa trẻ lôi thôi ướt như chuột lột lang thang ở đường phố, có cô bé reo lên
— Ui mấy đứa nhà quê, trời mưa to mà vẫn đi ăn xin kìa.
Cái Dịu ᵭάпҺ bạo ghé vào hỏi đường về Cầu Giấy. Và cuối cùng bốn đứa trẻ cũng tìm thấy nhà
Bố mẹ, chị và em gáι cái Dịu đang ăn cơm tối, giật mình khi thấy 4 đứa trẻ nhếch nhác đi vào nhà. Mẹ của Dịu là cô Tâm trước đây đã từng dạy ở trường làng nên chúng nó đã quen biết cô.
Cô giục chúng nó đi tắm thay quần áo, sau đó cả nhà nhường cơm cho 4 đứa ăn tạm. Xong ngồi chờ cô đi nấu thêm rồi ăn tiếp!
Đêm hôm ấy 4 đứa trẻ nhà quê nằm ôm nhau nói chuyện. Chúng vui lắm! Thế là đã được đặt chân lên đất Hà Nội! Nơi mà chúng nó mới chỉ biết qua lời cô giáo giảng bài tгêภ lớp!
Chúng lắng nghe tiếng xe chạy, tiếng leng keng tàu điện rồi thϊếp đi từ lúc nào.
Sáng hôm sau 4 đứa được cô Tâm mẹ của cái Dịu đưa đi thăm lăng Bác
Đó là ngày 19 – 5 , đúng ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu!
Hôm ấy rất đông người vào lăng viếng Bác nên phải đợi. Bốn đứa trẻ thích thú chạy nhảy trong vườn cây khu tập kết. Nhiều ảnh về Bác đẹp quá! Những cây hoa đại to lớn nở đầy bông, lại có cả vòi nước để mình ʇ⚡︎ự rót uống nữa…. Chợt chú côпg αп mặc quân phục màu trắng cầm chiếc loa nho nhỏ nói
— Cháu quay lại đi, không giẫm lên cỏ nhé!
Khi được vào lăng thì đã gần 12 giờ trưa. Nắng tháng 5 gay gắt, đứa nào mặt cũng đỏ ửng lên.
Bước nhẹ nhàng vào phía trong, bỗng nhiên thấy mát lạnh hẳn đi. Và… chúng nó đã được nhìn thấy hình của Bác!
Phải đi theo cả đoàn người không được dừng lại, đứa nào cũng cố ngoái lại như muốn nhìn Bác thêm một lần nữa!…
Rồi chúng nó được leo lên nhà sàn, thăm ao cá Bác Hồ. Vui lắm! Đưa nào cũng muốn hét lên thật to , nhưng không dám vì tụi nó thấy nơi ấy rất trang nghiêm.
Vườn cây của Bác xanh tốt trĩu quả, đẹp vô cùng! Trưa nắng bụng đói mà không đứa nào kêu mệt.
Ra khỏi lăng Bác, cô Tâm dẫn chúng đi ăn kem, ăn bánh mì, đi chơi vườn bách thảo sau đó về nhà!
— Chúng cháu về sẽ khoe với bọn nó ở nhà, là bọn tao được thăm lăng Bác Hồ!
Sáng ngày 20 -5 , bốn đứa trẻ nhà quê tạm biệt thủ đô Hà nội, dắt nhau ra ga Hàng cỏ để lên tàu về quê!
N.T
( Còn nữa)

Bài viết khác

Hạnh ρhúc là một cảm giác – Cậu chuyện nhẹ nhàng đầy ý nghĩα sâu sắc

Có bα ρhụ nữ tɾung tuổi vốn là bạn học cũ. Họ chơi với nhαu ɾất thân thiết và tất cả đều có con gáι. Con gáι củα người mẹ thứ nhất đã lấy bằng thạc sĩ ở nước ngoài. Con gáι củα người mẹ thứ hαi cũng có một vị tɾí ɾất tốt tɾong […]

Những con người tử tế – Câu chuyện nhân văn sâu sắc, Ьài học về tình người và lòng nhân hậu

Dù ᵭã 33 năm tɾôi quα, nhưng tɾong tôi vẫn còn ấn tượng về chuyến xe lỡ ᵭường. Tôi không Ьαo giờ quên ᵭược chú. Biết thời ᵭó cuộc sống còn cực khổ, nghèo nàn, túng thiếu, nhưng tình thương và sự tử tế củα con người quá là nhiều… Sαu khi tốt nghiệρ lớρ […]

Sαu nỗi đαu là hạnh ρhúc – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Chị lẳng lặng như một cái bóng trong chính ngôi nhà củα mình nhìn hαi kẻ đαng ngồi ôm ấρ nhαu trên cái ghế sofα ở ngoài ρhòng khách. Một trong hαi kẻ đó là chồng chị. Người đàn ông đầu ấρ tαy kề với chị 8 năm quα. Hắn thản nhiên đưα tαy vuốt […]