Rể hờ chương 8

Tác giả : Phạm Thị Xuân

Từ ngày ở Đà lạt về, cô Hai không còn tỏ ra lạnh lùng với chị Ngọc nữa. Sự quan tâm của cô làm chị Ngọc thấy khó xử hơn. Thà là cô cứ giả vờ thờ ơ với chị như lúc trước, chị lại cảm thấy đỡ áy náy hơn. Chuyện đám cưới của chị Ngọc, cả nhà tôi đều biết, trừ thằng Tâm. Nó là đứa thẳng ruột ngựa, không có chuyện gì có thể giữ kín trong lòng một ngày. Nhỡ nó mà nói với cậu Giáo thì hư bột hư đường hết.

Sáng nay, chủ nhật, mọi người đều ở nhà, trừ cậu Giáo đi trực ở cơ quan. Từ sớm, cô Hai đã dành đi chợ. Cô Hai muốn đãi cả nhà một bữa ăn ngon. Cô vừa đi khỏi, má tôi đã gọi tôi và thằng Tâm đến bảo:

-Hôm nay nghỉ học, hai đứa ra ngoài đi đâu chơi cho đầu óc thảnh thơi.
Thằng Tâm trố mắt nhìn má tôi. Nó ngạc nhiên cũng phải, vì thường ngày má cứ bắt nó phải học thêm chứ có đâu bảo đi chơi. Riêng tôi, tôi biết ba má tôi có chuyện cần bàn bạc với chị Ngọc khi cô vắng nhà. Tôi rủ Tâm:
-Hai chị em mình ra bưu điện văn hóa mượn sách nhé! Có quyển sách toán hôm trước Tâm tìm mà không có đó.
-Sao chị biết?

-Thì hôm qua chị nghe nói sách mới về.

Thằng Tâm nhìn ra ngoài trời rồi lắc đầu:
-Chị đi một mình đi. Trời lạnh em chỉ thích ở nhà.
Tôi suy nghĩ một chút rồi thuyết phục cậu em bướng bỉnh:
-Hay là đến nhà chị Hảo, nhà chị ấy mới mua máy tính, có mấy trò chơi vui lắm.
Thằng Tâm ngần ngại:
-Nhưng chị ấy có cho mình chơi không?
-Sao lại không? Hôm trước, chị ấy có rủ chị đó!
-Thế thì đi!
Nói thế nhưng thằng Tâm vẫn nhìn tôi và má tôi với vẻ nghi ngờ:
-Sao hôm nay chị tốt với em thế? Hay là có chuyện gì…

Má tôi mắng át:

-Cái thằng, đa nghi còn hơn Tào Tháo! Chị tốt mà cũng không thích à?
Thằng Tâm cười cười, mặc thêm chiếc áo khoác rồi cùng tôi ra ngoài. Tôi chở thằng Tâm đến nhà nhỏ Hảo, nhưng con bé không có ở nhà. Thằng Tâm ủ rủ ra mặt, tôi phải chở nó đến hiệu sách mua cho cu cậu một quyển truyện tranh Doremon, mặt nó mới tươi tỉnh hơn đôi chút.
Khi hai chị em tôi về nhà, cô Hai và chị Ngọc đang lúi húi nấu ăn sau bếp, má tôi đang giặt nốt mấy tấm rèm cửa, ba tôi thì đang ngồi đọc báo trong phòng khách. Tôi đến bên má, phụ má vắt tấm rèm rồi hỏi nhỏ:
-Sao rồi hả mẹ?
Má tôi tỉnh bơ:
-Chuyện gì mà sao rồi?
-Thì chuyện chị Ngọc đó!

Má tôi gạt phăng:

-Trẻ con biết gì mà hỏi!
Tôi kêu lên:
-Á, à, má!
Cô Hai trong bếp nói vọng ra:
-Hai má con nói chuyện gì mà vui thế?

Má tôi liếc nhìn tôi rồi nói to:
-Không có chuyện gì đâu, chị à!
Buổi tối, cậu Giáo không về, cậu đã báo từ hôm trước. Cả nhà không xem ti-vi như thường lệ mà ngồi quây quần quanh bếp lửa, vừa ăn bắp rang, vừa nói chuyện. Cô Hai vui vẻ nhắc đến cháu gáι của cô Lành rồi chắt lưỡi:

-Giá tôi có đứa cháu như vậy thì hay biết mấy, vừa kháu khỉnh lại vừa lễ phép.
Tôi sà vào lòng cô trong khi ba má tôi liếc mắt nhìn nhau:
-Thế cháu và thằng Tâm không phải là cháu cô à?
Cô Hai dí ngón tay vào trán tôi, mắng yêu:
-Cha cô, lớn tồng ngồng rồi mà còn nhõng nhẽo!
Tôi giả vờ xịu mặt:
-Cháu còn bé mà cô, có lớn đâu!
Cô Hai cười:
-Thì cháu tôi bé lắm, được chưa?
Thằng Tâm hếch cái mũi lên như muốn nói “Từ nay đừng có lên giọng kẻ cả với em nữa nhé!”. Còn má tôi thì nhìn tôi với vẻ không hài lòng, cứ như tôi vừa phạm một sai lầm gì đó. Ba tôi nhìn cô Hai, ngập ngừng muốn nói điều gì đó rồi lại thôi.
Cô Hai quay sang nói chuyện thời tiết. Tôi để ý thấy ba má tôi chẳng mặn mà lắm với đề tài này. Nhưng hình như cô Hai không nhận ra điều đó, cô vẫn đang so sánh cái lạnh của Đà lạt với cái lạnh của xứ mình. Bỗng ba tôi cắt ngang:

-Chị vậy mà thua chị Lành kìa!

Cô Hai cười, không nói gì. Ba tôi chậm rãi nói tiếp:
-Con Ngọc mà lấy chồng sớm, bây giờ chị đã có mấy đứa cháu bế rồi chứ chẳng chơi.
Bây giờ tôi đã hiểu cái nhìn của má tôi. Thằng Tâm nháy mắt ra hiệu cho tôi, hình như cu cậu cũng biết ba tôi đang lái câu chuyện theo hướng nào. Cô Hai chắt lưỡi:
-Cái số chị nó vậy thì cũng đành chịu thôi chứ biết làm sao!
-Sao lại đành chịu?
Cô Hai nhìn ba tôi chằm chằm:
-Vậy cậu bảo chị phải làm gì bây giờ?
Ba tôi hít một hơi thật sâu:

-Gả chồng cho con Ngọc!

Cả nhà cùng cười vì câu nói của ba tôi.
-Thế bây giờ chị phải rao là con gáι tôi cần chồng à?
-Chị đâu cần phải làm vậy, các chàng trai đang xếp hàng chờ chị duyệt, chỉ sợ chị không bằng lòng mà thôi.
Cô Hai nghiêm mặt lại:
-Thôi, cậu đừng đùa nữa!
-Em nói thật chứ có đùa đâu!
Cô Hai bắt đầu cảnh giác:
-Thế nghĩa là sao?
Ba tôi nhìn cô Hai dò xét rồi nói bằng giọng dè dăt:

-Hôm trước má cậu Sang có điện thoại cho em hỏi bà ấy có thể đến gặp chị để bàn chuyện cưới xin của Ngọc không.

Cô Hai thủng thỉnh:
-Rồi cậu trả lời sao?
-Hôm đó chị đang ở Đà lạt nên em hẹn để chị về rồi tính.
Giọng cô Hai đanh lại:
-Tính gì nữa. Hôm trước, tôi đã nói với bà ta hoãn lại một thời gian mà, gấp gì?
-Nhưng người ta cũng mong sớm có cháu mà!
Cô Hai kiên quyết:
-Người ta mong, tôi không mong à? Tôi đã quyết định rồi, không bàn cãi gì nữa.
-Thế cậu Sang có điểm gì mà chị không ưng? Em thấy nó cũng lễ phép, cũng vui vẻ, lại thương con Ngọc hết lòng nữa.
Cô Hai thở dài:
-Tôi có nói không ưng thằng Sang đâu. Cậu không hiểu chị rồi. Có điều, cũng phải thư thư, cậu Giáo đang ở trong nhà mình, mấy người không có chút thương hại nào sao? Còn nữa, không thấy cậu ta nhìn thằng Sang chằm chằm như muốn ăn tươi nuốt sống à? Lỡ cậu ta cùng đường làm liều thì sao, hại cậu ta, có khi hại cả thằng Sang, con Ngọc nữa đó!
Ba tôi cao giọng:
-Thế khi cậu ta đi rồi, chị còn kêu về ở lại là sao?

Cô Hai thở dài:

-Tôi có kêu về đâu, ʇ⚡︎ự cậu ta về. Chẳng lẽ tôi trở mặt, đuổi cậu ta đi à? Hôm ấy, tôi cũng ngạc nhiên lắm!
Tự nhiên thằng Tâm chen ngang một câu:
-Rắc rối quá!
Ba tôi trừng mắt nhìn, cu cậu im như thóc. Cô Hai nhìn khắp cả nhà một lượt rồi tuyên bố:
-Chuyện con Ngọc thôi đừng bàn nữa! Nếu thằng Sang thiệt lòng với con Ngọc thì đừng nói một năm mà hai ba năm nó vẫn chờ.
Cô Hai quay sang thằng Tâm:
-Chuyện này cháu không được nói lại với cậu Giáo nghe không?
Không đợi thằng Tâm trả lời, cô Hai nói với cả nhà:
-Để tôi lựa lời khuyên cậu Giáo, cho cậu hiểu đã.

Ba tôi bất bình:
-Bao giờ chị mới khuyên được? Chị để em nói chuyện với cậu Giáo cho, đàn ông với nhau…
Cô Hai lắc đầu. Rồi cô quay sang chị Ngọc đang cúi đầu ngồi gần đó:
-Má nói thế phải không Ngọc?
Chị Ngọc lí nhí câu gì nghe không rõ. Ba tôi cố nói thêm một câu:
-Chị à, con Ngọc cũng sắp ba mươi rồi!
Cô Hai bĩu môi:
-Ba mươi thì đã sao? Sao lúc nào cậu cũng đưa tuổi tác nó ra mà dọa tôi thế?
Má tôi nói giọng nhỏ nhẹ:
-Chị à, phụ nữ mà ba mươi lăm tuổi mà sinh con so là khó lắm chị à!

Cô Hai nổi giận:
-Cả mợ nữa, mợ cũng dọa tôi à? Nhưng nó đã ba mươi lăm đâu? Mà khó sinh thì mổ chứ lo gì?
Ba tôi ρhâп bua:
-Bọn em có phải dọa chị đâu. Vài năm nữa chẳng phải là nó ba lăm rồi à. Mà sinh mổ thì nói làm gì, cháu chị chẳng phải kém thông minh hơn đứa khác à? Với lại, lấy chồng có phải sinh ngay được đâu. Như vợ em, ba năm mới có con Châu. Em nói chẳng qua là em thương cháu!

-Thế chỉ có cậu mợ là thương nó, còn tôi thì không thương à, ghét bỏ à?
-Em có nói thế đâu, chị cũng thật là…
Cô Hai bực tức:
-Tôi thì làm sao? Này, tôi nói cho mọi người biết, tôi mà còn ở trong cái nhà này thì đừng ai hòng qua mặt tôi nhé.
Rồi cô nhìn từng người soi mói:
-Hay là mấy người lợi dụng khi tôi vắng nhà đã làm điều gì khuất tất rồi phải không? Hèn gì mà cứ hỏi sao chị ra sớm thế. Muốn tôi ở lại trong đó để muốn làm gì thì làm chứ gì?

Ba tôi lắc đầu:

-Kìa, chị…

Cô Hai hậm hực bỏ đi. Ba tôi thở dài, còn má tôi thì cúi mặt không nói một lời nào. Tôi nhìn sang chị Ngọc, tưởng rằng chị sẽ khóc. Nhưng không, vẻ mặt chị bình tĩnh đến lạ, chắc là chị đã quyết tâm thực hiện kế hoạch bên nhà anh Sang đề ra.

Bài viết khác

Tiền và ᵭạo ᵭức – Câu chuyện nhân văn và Ьài học về nhân cách làm người

Câu chuyện này xảy từ hơn 30 năm tɾước, vào một Ьuổi tối mùα ᵭông lạnh giá ở Wαshington D.C. Vợ củα một doαnh nhân giàu có Ьất cẩn làm ɾơi túi ҳάch tại một Ьệnh viện. Sαu khi Ьiết chuyện, vị doαnh nhân này vô cùng lo lắng, vì Ьên tɾong túi ҳάch không […]

Người Việt dậy sóng với thư du học sinh Nhật gửi Việt Nαm

Một Ьạn tɾẻ người Nhật từng du học ở Việt Nαm vừα có Ьài viết gửi giới tɾẻ Việt Nαm khiến dư luận xôn xαo. Bài viết về văn hóα con người Việt Nαm củα một Ьạn du học sinh Nhật. Nội dung Ьài viết như sαu: “Việt Nαm – nhà giàu và những ᵭứα […]

65 tuổi, vừa nghỉ hưu lại phải nhảy xe buýt đi làm bảo vệ kiếm sống dù con cái rất giàu có!

Nếu con cái không thể trở thành chỗ dựa cho bố mẹ khi về già thì bạn cũng đừng trách chúng. Hãy trách bản thân đã kỳ vọng quá nhiều! Bài viết là lời chia sẻ từ một nam độc giả về câu chuyện của gia đình! Tôi xin phép được giấu tên của mình […]