Nhà không có nóc chương 37

Cô Tình sợ quá liền gọi điện thoại cho Tuyết nhưng cô lại không nghe máy. Cô đã đi ra khỏi nhà từ sáng mà chưa kịp ăn uống gì. Không biết đi xe máy lại mắc con bé Son nên cô không thể ʇ⚡︎ự đưa bà Nhung vào viện. Má.u từ cổ tay bà Nhung còn rỉ ra, gương mặt bà bắt đầu tái lại. Cô Tình có lấy bông băng rồi xé chiếc khăn băng bó lại nó vẫn nhỉ ra ma.ú. Sợ quá cô liền chạy ra cổng kêu lên:

“Cứu! Cứu với!”

Vừa lúc đó thì xe của Mạnh Kiên và Hoài An vừa đến.

“Có chuyện gì vậy cô?” Hoài An vội chạy xuống xe hỏi.

“Bà chủ… bà chủ… hu hu!” Cô Tình mếu máo chỉ vào phía trong.

Biết là đã xảy ra chuyện rồi, Hoài An không gặng hỏi nữa mà chạy thẳng vào trong nhà.

“Dì Nhung!” Hoài An kêu lên.

Bà Nhung vô hồn nhìn Hoài An, mặt ngơ ngẩn ra không có phản ứng gì. Nếu là bình thường thì Hoài An chắc chắn sẽ bị đuổi cổ ra khỏi nhà bà rồi.

“Anh!” Hoài An nhìn Mạnh Kiên cũng vừa chạy tới với ánh mắt đầy hoang mang.

“Đưa dì ấy đi Ьệпh viện ngay! Ma.ú ra nhiều quá!”

“Được!” Mạnh Kiên nhanh chóng bế bà Nhung lên rồi chạy ra xe ô tô của mình. Hai vợ chồng chở thẳng bà Nhung vào Ьệпh viện.

Cũng may nhà gần Ьệпh viện nên mất có mười lăm phút đã lên đến nơi. Bác sĩ nói vết thương không vấn đề gì. Chỉ là mất ɱ.á.-ύ quá nhiều cộng với cú sốc quá lớn nên bà Nhung lịm đi, lát nữa sẽ tỉnh.

Hoài An và chồng nhìn nhau. Họ đã biết chuyện của ông Quang từ chức và đi theo nhân tình. Chuyện này bà ngoại chưa biết. Vợ chồng cô sợ bà biết sẽ sốc nên muốn đến nhà bà Nhung để coi sự thể thế nào rồi mới báo cho bà biết. Không ngờ lại ra nông nỗi này.

“Mình có nên nói với bà ngoại không em?”

Mạnh Kiên ái ngại hỏi ý kiến vợ.

“Chờ xem tình trạng của dì ấy ra sao đã anh. Em sợ bà sốc quá! Chú Quang thì đã bỏ đi. Giờ dì ấy lại bị thương thế này, còn chưa tỉnh dậy. Bao nhiêu chuyện như vậy, em e là bà không chịu nổi.”

“Ừm! Anh cũng nghĩ vậy.” Mạnh Kiên lo lắng.

“Thế còn Gia Bảo? Mình cũng nên báo cho cậu ấy một tiếng chứ?”

“Tất nhiên rồi anh. Giờ dì Nhung chỉ còn hy vọng vào cậu ấy.”

“Vậy để anh gọi cho Gia Bảo Để cậu ấy thu xếp công việc trước!”

“Vâng!”

Mạnh Kiên gọi cho Gia Bảo báo tin xong thì gọi cho Tuyết nhưng không liên lạc được. Bà Nhung thì đã tỉnh nhưng người cứ ngu ngơ không nhớ gì, gương mặt đờ dại, mắt vô hồn nhớ nhớ quên quên.

“Dì! Dì có nhận ra cháu không?” Mạnh Kiên nhìn sâu vào mắt bà Nhung hỏi.

Bà Nhung không nói chỉ lắc đầu rồi kêu đói. Hoài An phải chạy ra ngoài mua cho bà một tô phở ăn tạm. Bà Nhung đói thật vì mấy ngày nay ăn bữa đực bữa cái. Bà ăn một mạch hết veo bát phở rồi cười hề hề khoe cái bát trống rỗng như một đứa trẻ.

“Anh! Dì ấy…” Hoài An ái ngại nhìn chồng.

“Để anh gặp bác sĩ hỏi cho rõ.” Mạnh Kiên hoang mang và lo lắng lắm. Dù sao thì bà Nhung cũng là dì của anh. Mẹ mất sớm, bà Nhung không nuôi anh ngày này nhưng cũng là ɱ.á.-ύ mủ gần gũi thân thiết nên anh cũng thương bà lắm lắm.

Mạnh Kiên đi rồi, Hoài An ở lại trong phòng chơi với bà Nhung. Thật lạ là bà Nhung không xua đuổi cҺửι bới cô mà lại rất thích chơi với cô. Bà kéo Hoài An lại nói thầm vào tai cô điều gì đó rồi cười hề hề vui vẻ.

Hoài An cũng hùa theo trò chơi của bà Nhung. Hai người ngồi tгêภ giường chơi với nhau như hai đứa trẻ con. Bà Nhung hình như rất vui thì phải. Thỉnh thoảng lại rú lên cười thích thú.

Hai người đang chơi dở thì Mạnh Kiên đi vào, gương mặt buồn so.

“Sao rồi anh?” Hoài An sốt sắng hỏi.

“Bác sĩ nói dì ấy bị cú sốc quá lớn nên tạm thời mất trí nhớ. Bây giờ trong đầu dì ấy chỉ là những ký ức ngày xưa. Còn có lấy lại trí nhớ hay không thì chưa biết được.”

Mạnh Kiên thở dài buồn bã. Hoài An nắm tay chồng an ủi:

“Anh cũng đừng lo quá! Y học bây giờ hiện đại chắc sẽ tìm ra cách thôi. Việc cần làm bây giờ là phải có người chăm sóc trông nom dì ấy.”

“Em nói phải! Để anh gọi cho con Tuyết.”

Mạnh Kiên lại lấy điện thoại gọi cho Tuyết lần nữa nhưng không liên lạc được. Từ sáng đến giờ không thể gọi được cho cô. Vợ chồng anh đã ở đây cả ngày hôm nay rồi.

“Nó đi đâu thế không biết! Nhà thì đang lúc rối ren thế này!” Mạnh Kiên bực bội lẩm bẩm.

Hoài An thở dài. Cô biết thừa tính tình của Tuyết. Giờ mà kêu cô ta về chăm sóc mẹ còn khó hơn lên trời nữa. Tuyết ăn chơi lười biếng quen rồi, còn lâu cô mới chịu kiên nhẫn mà chơi với một người trẻ con không ra trẻ con người lớn không ra người lớn như thế này.

Hai vợ chồng Hoài An đành phải thay nhau trông coi bà Nhung trong Ьệпh viện. Ít nhất là cho đến khi vết thương lành hẳn. Bà Nhung giờ y như con nít nên không có ý thức chăm sóc bản thân. Ngơi cái lại nghịch ngợm rồi tháo bông băng ra vì vướng víu khó chịu.

Bà ngoại cảm thấy nóng ruột nên hối Mạnh Kiên chở bà đến nhà con gáι xem sự thể ra làm sao rồi. Mạnh Kiên và Hoài An chối mãi rồi cuối cùng cũng không giấu được đành nói thật. Không ngờ, bà ngoại không những không sốc như vợ chồng cô nghĩ mà khá bình tĩnh đề nghị hai vợ chồng anh chở ông bà vào viện thăm con gáι.

Bà Nhung nhìn thấy bố mẹ cũng không nhận ra họ là ai cả. Chỉ thấy có nhiều người thì rủ vào chơi cùng cho vui. Ông ngoại đứng nhìn con gáι xót xa không nói gì. Bà ngoại cũng rưng rưng nước mắt nhưng cũng cố hoà vào chơi với con gáι.

Vừa chơi, bà ngoại thỉnh thoảng dừng lại hỏi dò:

“Con có biết mẹ là ai không?”

Bà Nhung lắc đầu rồi lại giục bà ngoại chơi tiếp.

Đến trưa ăn cơm xong thì bà Nhung lăn ra ngủ ngon lành như một đứa trẻ. Hoài An lo lắng nhìn bà ngoại, cứ sợ bà không chịu được rồi sốc sinh Ьệпh. Mạnh Kiên cũng lo lắng không kém. Anh sợ bà tuổi này rồi lo lắng cho con gáι sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ nên nói trước:

“Ông bà cũng đừng lo quá! Cháu sẽ nhờ người tìm bác sĩ giỏi nhất để thăm khám cho dì Nhung. Chắc là gì sẽ không mất nhiều thời gian đâu ạ. Y học bây giờ tiên tiến lắm. Dì ấy sẽ lấy lại trí nhớ thôi. Nếu trong nước không chữa được thì mình sẽ đưa ra nước ngoài. Chắc sẽ ổn thôi ạ.”

Bà ngoại nhìn Mạnh Kiên lắc đầu cười buồn:

“Không cần đâu cháu. Có khi như thế này lại hay.”

“Bà nói sao ạ?” Hoài An ngạc nhiên nhìn chồng rồi hỏi lại bà ngoại. Cô không hiểu ý bà.

Bà ngoại nhìn xa xa kể về con gáι mình.

“Bà có ba đứa con gáι. Mỗi đứa mỗi tính. Mẹ thằng Kiên là đứa chịu khó nhất, tính hay nhường nhịn em út. Có lẽ vì nó là chị cả. Nhưng lại là đứa thiệt thòi và bạc phận nhất. Dì Út thì chăm chỉ, giỏi giang, vô tư nhất nhà. Còn dì Nhung là đứa tham vọng, sĩ diện và hay hơn thua nhất. Từ nhỏ nó đã hay so bì với chị với em. Cái gì cũng giành nhiều nhất dù nó là chị hai. Nó quen thói sống theo ý mình, ai cũng phải theo ý nó nên khi lấy chồng cũng nhất nhất bắt chồng con theo ý mình mới sinh ra nông nổi này. Bố mẹ sinh con trời sinh tính. Biết làm sao được! Giờ chồng thì bỏ theo nhân tình đòi ly hôn. Con trai thì bỏ vợ đi ra nước ngoài. Con gáι thì bị chồng bỏ ăn chơi chẳng thèm ngó ngàng gì đến mẹ. Nó tưởng như có tất cả mà cuối cùng lại không có gì. Với một đứa tính hiếu thắng như dì Nhung thì sẽ không thể chấp nhận được sự thật này. Thà rằng cứ để nó không nhớ ra hiện tại lại hay.”

Bà ngoại nói xong, hai giọt nước mắt rơi xuống gò má nhăn nheo. Từng tuổi này rồi mà vẫn còn phải lo lắng cho con gáι mình. Hoài An thấy thương bà quá.

“Bà!” Cô nắm lấy tay bà an ủi.

“Được rồi! Bà không sao! Hai đứa mấy ngày qua chạy đi chạy lại chắc vất vả lắm! Dại quá! Sao không nói cho ông bà biết chứ!”

Bà ngoại vỗ vỗ tay Hoài An mắng.

Cô thấy tâm trạng bà khá bình tĩnh như vậy thì cũng tạm yên lòng.

“Chúng cháu sợ ông bà lo nghĩ rồi sinh Ьệпh.” Mạnh Kiên nói.

“Ông bà đã đi đến từng tuổi này rồi có chuyện gì không trải qua đâu chứ! Đau đớn nào cũng đã nếm qua rồi, có chuyện gì đau đớn hơn nữa mà không thể chịu nổi chứ!”

Bà ngoại nói, giọng buồn lắm. Bà đang nhớ đến đứa con gáι đầu, mẹ ruột của Mạnh Kiên đã ra đi khi còn quá trẻ. Có nỗi đau nào bằng kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh cơ chứ. Thế mà ông bà đã nếm đủ rồi đấy.

Bà ngoại cúi đầu sụt sùi. Lần này nước mắt bà chảy nhiều hơn.

Ông ngoại biết vợ đang nhớ thương đứa con gáι vắn số của mình nên lại gần bà vỗ về.

“Bà! Chuyện đã qua lâu lắm rồi. Cái gì đã qua hãy để cho nó qua đi! Nhiệm vụ của chúng ta là hãy sống cho trọn kiếp người này. Tôi với bà cũng coi như đã hoàn thành kiếp này rồi. Bà đừng nghĩ ngợi đau lòng nữa. Số phận ông trời đã định thì có muốn thay đổi cũng không thể được.”

Mạnh Kiên nghe bà và ông nói cũng đoán được họ đang nói đến người mẹ bạc mệnh của mình. Mắt anh đỏ hoe. Anh chẳng có nhiều ký ức về mẹ nhưng lần nào nhắc đến anh cũng có cảm giác nhoi nhói ở trong tιм mình.

“Bà! Ông nói phải đấy bà ạ! Chuyện gì qua thì hãy để nó qua đi! Cháu tin là mọi chuyện đã an bài theo cách mà ông trời muốn vậy.”

“Ừm!” Bà ngoại cố không khóc nữa, vỗ vỗ vào mu bàn tay của cháu trai mình.

“Bà hồ đồ quá! Tự nhiên lại nhắc đến chuyện đau lòng này.”

Mạnh Kiên cố nhoẻn cười cho bà yên dạ rồi lái sang chuyện khác.

“Con đã báo cho Gia Bảo rồi. Cậu ấy nói đầu tuần sẽ về.”

“Ừm! Cũng nên nói cho nó biết. Gia Bảo lớn rồi, giờ nó là trụ cột gia đình này, cũng phải để cho nó về để giải quyết cho êm thấm.”

“Vâng ạ!”

“À, phải rồi. Bác sĩ nói chừng nào thì dì ra viện được cháu?” Bà ngoại chợt nhớ ra.

“Dạ. Bác sĩ nói có thể xuất viện được từ hôm nay ạ. Nhưng phải có người trông chừng dì ấy. Chúng cháu đang bàn với nhau chưa biết tính như thế nào nên chưa xuất viện cho dì được. Để dì ấy ở nhà một mình thì không yên. Nhà chỉ có cô Tình với con bé Son. Cô Tình đã trông con bé rồi làm sao trông được dì.”

“Không sao. Để bà đến trông dì!” Bà ngoại nói.

“Bà! bà đến đó chúng cháu lại càng không yên tâm.”

Hoài An liền can ngăn.

Bài viết khác

Tình tuổi trung niên – Câu chuyện là bài học đầy ý nghĩa sâu sắc cho tình yêu

Ngày em gặp anh, em vẫn là một cô gái hoàn toàn trong sáng và có chút cả tin khi thấy một người đàn ông đạo mạo và thành đạt như anh. Anh dễ gần và hòa nhã nên một cô nhân viên quèn cũng có thể nói chuyện vô cùng thoải mái với anh. […]

Em chồng – Ôi tấm lòng người em chồng hiểu chuyện ,có tâm hồn nhân văn

20 tuổi, chị và anh tổ chức đám cưới. Anh hiền lành, đẹp trai, là mơ ước của nhiều người. Cưới nhau được 5 tháng, một đêm ngủ say, anh ngủ luôn. Chị lay mãi ,lay mãi, không thấy anh dậy, chị hét toáng lên. Bố mẹ chồng chạy vào, khiêng anh đi cấp cứu. […]

Con có được đọc sách không – Câu chuyện nhân văn sâu sắc

CON CÓ CÒN ĐỌC SÁCH KHÔNG? Vào một buổi sáng, lúc xe bus đến trạm dừng, có một cậu bé trên người rất bẩn, đeo một chiếc túi trên lưng đi theo một người đàn ông bước lên xe. Xe bus vào buổi sáng thường đông chật cứng người. Nhìn bộ dạng có vẻ như […]