Con từ mẹ 3
3.
Khắc bưng ly trà đưa lên miệng hớp một ngụm, có vẻ như đơ lãng ngó ra sân, ánh mắt không tập trung vào đâu nhưng thật sự anh đang quan sát Dương. Ở đây nhiều người để ý Dương lắm, ghẹo chọc vui vẻ và Dương cũng hay hưởng ứng để họ không bị mất hứng. Nhưng ai cũng biết cô là một người con gáι nhu mì đứng đắn.
Nghe mọi người kháo nhau là mẹ Dương người Bắc, thời trẻ, ông nội Dương đi công tác ra Bắc có quen biết với những người bạn chung ngành. Rồi không biết hứa hẹn sau đó mà ông cưới mẹ Dương cho con trai mình. Ba Dương ở ngoài đó vài năm, sinh ra hai anh Dương thì ông bà ngoại thay nhau Ьệпh liên tiếp rồi mất cách nhau cũng không bao lâu. Mẹ cô là con gáι duy nhất nên vì lo tђยốς thang chạy chữa mà nợ nần chồng chất. Cô mới bán hết nhà cửa đất điền đem bài vị bố mẹ gửi vào chùa rồi cùng chồng vô Nam. Sinh ra Dương và hai đứa em nữa thì ông bà nội cũng lần lượt qui tiên.
Nhà cũng không nghèo túng gì nhưng tới năm đứa con nên ba mẹ vất vả lắm. Hai anh nghỉ học sớm đi làm phụ mẹ nuôi em. Dương chỉ học xong cấp hai rồi cũng tới đây làm mướn. Thắm thoát cũng bốn năm rồi.
Dương không thể gọi là đẹp nhưng chê cô xấu là không được. Vóc người cân đối, mạnh mẽ. Đôi mắt một mí mở to đầy nghị lực. Ông bà Thức thương cô như con. Cứ nói ai lấy được cô thì sợ gì nghèo. Tướng này chắc chắn sẽ vượng phu ích ʇ⚡︎ử. Khi không có ai, ông Thức rót vào tai Khắc những lời như vậy.
Mưa dầm thấm sâu, trong lòng Khắc mỗi khi nhìn Dương đều có chút xao xuyến nhưng anh cứ ép bụng rằng khoan nghĩ đến chuyện gì cả, trước mắt phải chủ động làm ra tiền, dạy việc cho Đắc. Cưới vợ thì phải cưới cô nào hiền hậu, thương em của anh chứ gặp loại chị dâu coi em chồng chướng tai gai mắt thì anh xin chào thua.
Khắc nghĩ: Mình thương ai, chọn ai thì sẽ nhờ ông Năm đứng ra đi hỏi cưới. Anh không cần má, cũng không muốn má tham gia vào bất cứ sự kiện nào vào cuộc đời của anh và Đắc. Ai nói anh bất hiếu cũng được, bởi vì anh không có cơ hội có hiếu. Càng lớn, Khắc càng thấy má mình là một hiện tượng đặc biệt hiếm gặp trong đời. Đôi khi bà làm nhiều chuyện khác người nhưng anh cũng nghĩ: Nếu như sau này có điều kiện, anh cũng sẽ đưa má về phụng dưỡng để trả ơn đã sinh ra anh em anh dù rằng không nuôi dưỡng. Nhưng sau việc bà tới nhà đòi tiền bộ trường kỹ thì Khắc mới cảm nhận là bà khác người, là anh không cần phải lo lắng chi cho bà nữa. Bà không xứng làm mẹ và việc sinh ra anh em anh chỉ là do nhu cầu sιпҺ ℓý của bà nên lỡ tay mà thôi. Với lại, với tính khí đó, khi nhà đủ ăn đủ mặt, bà sẽ lên giọng dạy đời thiên hạ, sẽ coi con dâu như kẻ ăn bám con trai mình, vợ anh khó ở với bà lắm.
Khắc không thương má, không thương một chút nào. Bà đã bỏ anh em anh khi thằng Đắc chưa biết gì. Bà có bao giờ nghĩ tới ai đứa con mình sẽ sống ra sao khi hỉ mũi còn chưa sạch không? Bà dựa vào bà Ba để nghĩ rằng bà sẽ cho hai đứa ăn no là đủ rồi sao? Cái xóm này, bất cứ nhà nào, bất cứ ai cũng đối với anh em anh tốt hơn má. Má có biết thằng Đắc đói bụng nằm run trong ʋòпg tay ôm chưa giáp của Khắc mà khóc rấm rứt không? Má có hay Khắc xin được tô cơm để em ăn no xong còn lại bao nhiêu mới £.¡.ế.ლ láp đỡ đói không? Nếu như má vẫn ở lại với hai đứa, má đi làm mướn cho người ta, ba má con hủ hỉ, Khắc và Đắc cũng sẽ phụ má, ít ra anh em anh lớn lên cũng không tủi thân vì bị má bỏ rơi.
Bây giờ, anh và Đắc đã làm ra tiền nuôi sống bản thân và có dư ra. Má lại muốn hai đứa báo hiếu. Không đời nào. Thậm chí, nếu được nhà cao cửa rộng, Khắc cũng không nghĩ đến việc đón má về sống chung.
Làm con mà coi thường mẹ trời đất nào tha? Nhưng anh tin, nếu có Trời, Đất, ắt hẳn Trời Đất cũng sẽ hiểu cho anh. Cơ cực bao nhiêu năm từ lúc chưa có ý thức đã biết bảo vệ lo lắng cho thằng em tí xíu, cùng mẹ không cùng cha. Nhưng cả hai anh em đều không biết cha mình là ai. Có thể, má hai người cũng không biết.
Dương như biết Khắc đang nhìn mình, Dương ngước lên nhìn. Hai ánh mắt giao nhau rồi cùng quay đi lặng lẽ nhưng đã nói lên rất nhiều nỗi niềm. Khắc muốn đến gần Dương hơn, muốn tâm sự với cô nhiều hơn nhưng anh không biết mở lời ra sao. Thằng con trai hai mươi mốt tuổi, thân hình to lớn nhưng chưa từng trải sự đời, trước nay cứ lẩn quẩn trong vuông nhà ông Năm, mấy năm gần đây thì suốt ngày ở xưởng gỗ, ít va chạm, tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Cuộc đời của Khắc may mắn gặp được hai người tốt, hai ân nhân mà anh ghi nhớ suốt đời. Đó là ông Năm Chà và Ông Thức. Người cho anh miếng cơm manh áo, người cho anh cái nghề để mạnh mẽ bước vào đời.
Dương đến gần bên Khắc, mỉm cười:
– Anh Khắc uống nước hôn? Em làm cho anh phích trà đá.
Khắc giật mình, rồi nhìn cô ngại ngùng:
– Tui khát sẽ ʇ⚡︎ự làm uống. Phiền Dương lắm.
– Phiền gì anh? Nhiệm vụ của em mà. Thôi để em làm cho anh nhen? Hôm nay xưởng vắng quá không có chuyện chi làm cũng buồn.
– Mấy anh kia đi nhận gỗ hết rồi. Tui ráng đóng cho xong cái giường này để chiều giao nên ở nhà.
– Anh khéo tay nhất nên chú Thức hay giao cho anh những món khó. Chú đương rầu khi anh ra nghề rồi khó có người được như anh.
– Cô nói chơi hoài.
– Nói thiệt chứ chơi gì. Ai ở đây không biết chú Thức thương anh nhất.
Khắc mím môi, uốn lưỡi mấy lần mới dám bạo gan nói nhanh:
– Nếu Dương cũng thương tui như chú Thức thì đời này tui không còn mong muốn gì nữa.
Dương đỏ mặt, lí nhí bỏ đi:
– Cái anh này…được cái chọc ghẹo. Em đi làm nước à.
Khắc nói với theo:
– Tui nói thiệt không có chọc ghẹo đâu. Lâu nay tui muốn nói với Dương lắm mà không dám. Nếu Dương không chê tui mồ côi thì ráng chờ tui thời gian, ổn định xong tui cậy người tới nhà xin hỏi cưới Dương liền.
Dương chúm chím cười nhưng không trả lời. Khắc mừng rỡ bèn nối gót theo Dương:
– Xong Dương lại đây ngồi, tui kể Dương nghe về gia đình tui. Nếu Dương không chê thì cho tui cái hẹn. Nghen Dương?
Dương vẫn cười. Cô ᵭ.ậ..℘ đá cho vào phích, rót nước trà đầy phích. Hai tay nâng phích nước lại đặt tгêภ bàn chỗ Khắc rồi ngồi xuống, lại cười:
– Anh muốn nói gì thì nói đi, em nghe.
– Dương biết hôn. Tui có thằng em, anh em tui không biết mặt cha, có má mà cũng như không. Lúc mới tám tuổi tui đã dắt em đi mần mướn cho người ta kiếm cơm ăn qua ngày. Được cái may mắn gặp ông Năm là người tốt, cưu mang hai đứa tui. Rồi từ từ lớn làm luôn cho ổng những chuyện vặt vảnh trong nhà. Có sức khỏe rồi thì ra ruộng. Mười mấy năm như vậy đó Dương. Sau đó ông mới tìm chỗ cho tui học nghề mộc này. Bây giờ em tui làm cũng có chút tiền. Tui dành dụm về nhà mở một cái cơ sở nhỏ, dạy thằng em mấy kỹ thuật như ᵭάпҺ bóng bàn ghế, làm cọc cạch kiếm sống thôi chứ mong gì giàu có. Cho nên, dù tui rất thích Dương cũng không dám nói. Đợi đến khi tui có dư chút đỉnh nếu Dương chưa thương ai thì hãy nghĩ tới tui. Nghen Dương?
Dương thôi không cười nữa. Cặp mày cô chau lại. Cô cúi mặt xuống suy nghĩ một hồi mới ngẩng đầu lên:
– Anh cũng biết nhà em nghèo lắm. Mười sáu tuổi đi làm mướn cho người ta rồi. Bản thân em không có tiền riêng nên em cũng không dám mơ mộng gì hết. Em không hứa với anh điều gì nhưng anh hãy chuyên tâm mà lo cho tương lai đi. Phải duyên thì tới. Em thích anh lắm nhưng em chưa nghĩ tới chuyện lập gia đình. Cho em hai năm, nếu cả anh và em chưa ai có ᵭốι Ϯượпg khác thì mình tới với nhau, anh đồng ý không?
– Miễn có lời hứa của Dương thì chờ bao lâu tui cũng chờ.
– Vậy đi hén? Mà anh định chừng nào ra nghề?
– Chú Thức nói làm xong chuyến hàng này là cho tui ra. Tuy nói là ra, nhưng nếu chú hàng gấp tui cũng sẽ tới phụ. Có trước mới có sau. Như nhà ông Năm vậy, công chuyện nhiều làm không kịp tui cũng tới phụ với ông.
– Anh có tình có nghĩa ghê.
– Lúc mình khó khăn người ta vươn tay cho mình nắm. Ơn nghĩa đó trả cả đời cũng không hết. Tuổi thơ của anh em tui cơ cực ҳιếϮ bao. Không có ông Năm ૮.ɦ.ế.ƭ đói lâu rồi.
– Vậy má anh đâu?
– Dương đừng hỏi. Tui không muốn nói tới. Nhưng Dương yên tâm, lấy tui về, Dương không phải làm dâu làm con ai hết. Chỉ cần thương em tui như em ruột Dương là tui mang ơn lắm rồi.
Dương cười thích thú:
– Em chưa hứa với anh mà?
– Nhưng tui vẫn hy vọng. Hy vọng để có niềm tin mà phấn ᵭấu Dương ơi.
Ba tháng sau, Khắc đã có một cơ sở gỗ nhỏ ngay tại nhà mình.
Đầu tiên, anh kéo điện về. Sau đó, giở bỏ nhà cũ, cất một cái nhà trống ngay cửa, lợp tol vừng toàn bằng thiết. Ông Năm cho anh mượn năm chỉ vàng, cộng với tiền anh em Khắc làm được. Anh mua một số gỗ đem về. Đầu tiên là đóng bộ bàn dài và sáu cái ghế đai. Anh dạy cho Đắc ᵭάпҺ bóng bàn ghế bằng CPU. Ghế đóng chưa xong đã có người đặt hàng. Trời độ, anh em Khắc làm suốt ngày không ngơi tay. Chuyện chợ búa cơm nước một tay Đắc lo. Vậy mà hai người vui vẻ, hạnh phúc lắm.
Cái trại gỗ của họ cất hết tгêภ miếng đất nhỏ nhoi của má họ để lại. Tổng diện tích một trăm năm mươi mét vuông. Dài mười lăm rộng mười. Mười mét làm chỗ hành nghề. Năm mét sau chia làm hai phòng y như nhau. Mỗi phòng ngang bốn mét dài năm mét. Chính giữa dư hai mét. Cuối vách là cái toilet bốn mét vuông. Ba mét còn lại dùng làm bếp nấu ăn. Đắc hỏi nếu má về thì ngủ đâu? Khắc không trả lời, nhưng anh cũng tìm gỗ tạp đóng một cái giường đặt trong góc chỗ làm, kế bên là cái ghế bàn tròn và sáu ghế đẩu đóng bằng gỗ tạp nhưng rất đẹp. Khắc nói với Đắc dùng để tiếp khách và nghỉ trưa nhưng Đắc hiểu, đây là câu trả lời của anh nếu như má có về ở. Bởi vì bà sẽ không bao giờ ở lại lâu.
Khắc khéo tay, nhanh nhẹn và Đắc cũng giống như anh, được chân truyền nên hàng ra nhanh. Có việc làm suốt ngày. Thỉnh thoảng cũng đóng phụ với ông Thức nhiều bộ bàn ghế rồi ông cho xe tải tới chở.
Anh em bắt đầu có cái ăn cái để. Trả vàng cho ông Năm cũng xong rồi. Xóm làng ai cũng khen và ông bà Năm rất vui. Hân với Khánh đã có việc làm ở Sài Gòn, thỉnh thoảng về thăm cha mẹ thì tới chơi với anh em Khắc. Bao giờ Đắc cũng trổ tài nấu nướng đãi đằng. Hai người coi gia đình ông Năm như gia đình mình. Hữu sự tức thì có mặt để đỡ đần.
Bà Nhum ba năm nay chưa một lần quay về.
Có tiền rồi, Khắc nhớ đến lời hứa giữa anh và Dương nên ᵭάпҺ tiếng mời cô đi uống nước với mình. Khắc định bụng nếu như Dương đồng ý đi có nghĩa là cô sẽ chấp nhận anh. Chừng đó, anh sẽ giới thiệu Đắc với Dương để chị em họ quen nhau nữa về sống chung nhà dễ dàng hơn.
Đúng vậy, Dương đồng ý đi ra quán với Khắc.
Kéo ghế cho cô ngồi phía trong, anh ngồi ngoài tấn cô lại. Khắc gọi cho Dương ly cam vắt, cho mình cà phê đá. Trong khi chờ đợi phục vụ đem nước ra, anh chống tay lên cằm nhìn cô âu yếm:
– Hôm nay rủ em ra đây để nhắc lại lời anh nói năm trước. Anh luôn mong mỏi được sống bên cạnh em đời đời kiếp kiếp.
Dương chúm chím cười:
– Anh không ân hận chứ?
– Một khi anh đã quyết định điều gì thì sẽ không bao giờ ân hận.
– Anh muốn tới với em thì cũng nên biết cái khó của gia đình em. Mẹ em là người Miền Bắc, mẹ nói tiếng Bắc, hai anh cũng còn phát âm như người Bắc. Chỉ có em và hai em của em sinh sau đẻ muộn nên nói giọng Miền Nam…
Dương chưa dứt lời thì Khắc đã gạt ngang:
– Xã hội bây giờ sao ρhâп biệt Bắc, Nam chứ? Ở đâu cũng là con dân nước Việt. Cha em lấy vợ Bắc chính cống vẫn hạnh phúc đó thôi.
– Gia đình em đông, nhà vẫn còn nghèo. Anh không sợ em rút rỉa tiền bạc của anh sao?
Khắc phì cười vỗ nhẹ vào đầu Dương:
– Vợ chồng rồi, cùng đồng cam cộng khổ. Của anh anh của em. Không phải anh nói để được em đồng ý, nhưng vợ chồng mình cùng nổ lực thì những gì mình làm ra là tài sản chung, đương nhiên anh đồng ý cho em trích ra giúp đỡ cha má, phụ cha má nuôi em. Nhưng ở đời không ai bĩ cực mãi được. Tụi nhỏ lớn lên, với bản năng sinh tồn chúng nó sẽ ʇ⚡︎ự tạo cho mình một cơ ngơi không lệ thuộc ai. Anh em của anh là một minh chứng. Em không thể tưởng tượng nổi tụi anh sẽ sống ra sao nếu không có ông bà Năm đâu. Có thể giờ đây cái ๓.ạ.ภ .ﻮ cũng không còn.
– Nhưng anh vẫn có má mà?
– Đừng nhắc tới bà ấy. Em yên tâm, em sẽ không làm dâu con ai cả. Chỉ khi nhà ông bà Năm và bà Ba có hữu sự thì mình tới lui giúp đỡ. Má anh không có quyền hạn gì với anh và Đắc nữa đâu. Thậm chí, anh cũng sẽ không nuôi bà.
– Nhưng khi anh có cơ ngơi, bà vẫn về ở thì sao?
– Anh không ngăn cấm. Nuôi một miệng ăn anh vẫn nuôi nổi. Nhưng anh không cho bà một chút quyền hạn, em đừng lo gì cả. Hãy thương yêu Đắc như anh đã thương yêu nó. Đời này, anh chỉ có mình nó mà thôi.
Dương mím môi gật đầu đồng cảm. Khắc vui mừng nắm tay cô nói sẽ nhờ ông bà Năm và bà Ba đi dạm hỏi ngay. Tất nhiên phải có người mai mối là ông Thức.
Khắc đưa Dương về nhà để gặp Đắc. Thằng nhóc đã lớn, mười chín tuổi nhưng vẫn láo táo liếng khỉ như trước. Vừa gặp đã gọi chị Hai nhoi trời. Dương cười ૮.ɦ.ế.ƭ khi nghe nói nói:
– Em cái gì cũng tốt hết đó chị Hai. Chỉ có chuyện ăn uống là xấu. Em ăn bạo lắm nghen. Mỗi bữa phải năm, sáu chén cơm mới no. Ăn vậy mà ông bà Năm còn khen. Nói ăn mạnh mới có sức. Bữa ăn nào em cũng ngồi gần nồi cơm chứ ngồi xa đưa chén nhờ bới hoài mắc cỡ ૮.ɦ.ế.ƭ.
Dương cười nghiêng ngửa không giữ ý tứ gì. Nó còn nói thêm:
– Về nhà này, dù không có đồ ăn ngon nhưng chị Hai nấu cơm nhiều nhiều vô. Chan nước mắm trong em cũng lùa cơm lèm lẹm hà. Thực túc binh cường nhen chị Hai. Ăn nhiều thì làm nhiều vậy hà.
Khắc méo xệch miệng chọc Đắc:
– Xời. Thực túc binh cường. Mầy hiểu ý câu đó hôn mà nói hoài?
– Sao không đi? Ông Năm nói ăn đủ lính mới mạnh. Nếu chị Hai ngại thì giao chuyện cơm nước cho em. Em nấu ăn anh Hai mê tít thò lò luôn đó.
Mới gặp nhau lần đầu, chị dâu em chồng đã có tình cảm đẹp.
Đắc hối Khắc nhanh chóng rước chị Hai về để trong nhà có tiếng đàn bà. Vài năm sau có tiếng con nít sẽ vui hơn. Việc con nít cứ giao cho nó chăm sóc, đảm bảo sẽ mạnh cùi cụi như nó vậy. Sống cù bơ cù bất nhưng chưa lần nào bị Ьệпh âu đó cũng là do Trời thương. Kệ, cha mẹ không thương, có anh Hai và gia đình ông bà Năm thương là đủ rồi.
Khắc thủ thỉ với ông bà Năm chuyện của Dương, cậy ông bà đi coi mắt giùm. Ông Năm gặp ông Thức hỏi qua tình hình gia đình của Dương rồi ông bà rủ bà Ba, cô ruột của bà Nhum cùng ông thức dắt Khắc tới nhà Dương ᵭάпҺ tiếng.
Mọi việc diễn ra suôn sẻ. Ngày hỏi, cưới đã định.
Sáu tháng sau họ về chung nhà. Đám cưới coi vậy mà rất linh đình. Hàng xóm từ đầu tгêภ ngõ dưới không mời cũng có mặt để chúc mừng Khắc. Ai cũng khen cặp này xứng đào xứng kép. Quen biết nhau lâu chắc đã hiểu tính ý của nhau. Sau này Khắc sẽ có một gia đình hoàn mỹ.
Người hạnh phúc nhất là Đắc. Nó mừng cho anh mình lấy được người thương.
Hết 3.
Lê Nguyệt.