Thương một kiếp người 9

Phạm Thị Xuân
CHƯƠNG 9

Tôi cứ ngỡ cái ૮.ɦ.ế.ƭ của ông Thân có thế thức tỉnh những tình cảm nguội lạnh trong lòng các con ông, làm họ hối hận và yêu thương nhau hơn. Nhưng không, sau khi lo xong hậu sự của ông Thân xong, vợ chồng anh Thắng đã dòm ngó đến ngôi nhà trước đây ông Thân đã ở lúc còn sống. Hai người biết chị Lài chỉ là một người đàn bà quê mùa, chồng chị lại đã mất, nói sao chị sẽ nghe vậy. Nếu đúng theo luật thừa kế, chị Lài chẳng có tư cách gì mà được hưởng tài sản của bố chồng để lại. Không được chia chát gì, có thể chị Lài sẽ uất ức nhưng cũng chẳng làm được gì. Chỉ có cô Trang là người có ăn học, có hiểu biết, không dễ gì mà lấy được phần thừa kế của cô. Chị Mỹ Vân nói với chồng điều này, nhưng anh Thắng cười khẩy:

-Cô Trang là con gáι, lấy chồng rồi thì còn liên quan gì đến nhà mình nữa.

Chị Mỹ Vân lắc đầu:

-Đã dùng luật để loại thím Lài ra thì cô Trang cũng có thể đòi một phần đấy anh ạ!

Anh Thắng suy nghĩ một lúc rồi gục gặc đầu:

-Không sao, anh đã có cách. Cùng lắm thì đưa cho cô Trang một số tiền là được.

Chị Mỹ Vân thắc mắc:

-Cách gì vậy anh?

Anh Thắng ghé vào tai vợ, thì thầm điều gì đó. Chị Mỹ Vân có vẻ không hài lòng lắm:

-Em còn tưởng cách nào hay lắm. Cuối cùng thì vất vả cũng về phần em.

Anh Thắng cười:
-Em yên tâm. Anh sẽ thuê người giúp việc, em khỏi phải động tay động chân vào đâu. Mà cũng chẳng bao lâu đâu.
-Thế thì được.

Hai vợ chồng anh Thắng cười khoái trá. Anh không hề nghĩ cô Trang cũng đang có ý định giống anh. Vợ chồng cô hiện vẫn ở chung với gia đình chồng. Từ lâu, cô Trang cũng đã ngấm ngầm có ý định chuyển về sống ở nhà ông Thân. Dù sao, cô cũng từng ở đó lúc còn học đại học. Cô thầm tiếc, phải chi sau khi lấy chồng, bảo chồng ở rể luôn thì giờ có phải tốt biết bao nhiêu không.
Sau ngày mở cửa mả của ông Thân, anh Thắng gọi chị Lài và vợ chồng cô Trang đến nhà ông Thân để họp gia đình. Thanh Hà cũng theo mẹ đến. Thấy cô cháu, anh Thắng tỏ vẻ không bằng lòng:

-Bác chỉ cho gọi mẹ cháu, là người lớn đến, cháu đến làm gì?
Thanh Hà thản nhiên trả lời:
-Bộ có chuyện gì bí mật hay sao mà bác không cho cháu tham dự. Với lại, nhà bác với cô đều có hai người, mẹ cháu có một mình sao được.

Anh Thắng làu bàu:
-Ở đâu mà đến lượt cháu lên tiếng?
-Vâng, cháu sẽ chỉ nghe thôi ạ! Cháu hứa sẽ không nói gì nếu không liên quan đến mẹ con cháu.
Anh Thắng bực bội trong lòng, nhưng cũng không nói thêm gì với cô cháu gáι. Trong lòng, anh Thắng chợt có ý nghĩ:
-Sáng ra, chưa gì đã gặp con nhỏ này, không biết có điềm xui gì không đây?

Nhưng rồi anh Thắng lắc đầu, xóa đi ý nghĩ đó. Anh nhìn quanh, thấy mọi người đông đủ, anh bèn lên tiếng:
-Hôm nay, tôi họp mọi người lại ở đây là có những chuyện cần bàn.

Cô Trang nhìn thẳng vào mặt anh trai:
-Có gì, anh cứ nói rõ đi. Trong nhà cả, anh không cần ʋòпg vo làm gì!

Nghe khẩu khí cũng có chút khiêu khích. Anh Thắng làm bộ thở dài:
-Trước đây, mẹ vẫn được bố chăm sóc, nhưng bây giờ bố đã mất, một trong ba anh em chúng ta phải có trách nhiệm lo cho mẹ. Thím Lài và cô Trang có ý kiến gì không?

Chị Lài tình thiệt bảo:
-Thôi thì để mẹ ở với em. Em và mẹ bao năm sống cùng với nhau đã quen rồi. Chị dâu và em Trang đều làm việc nhà nước, có lẽ không có thời gian chăm sóc mẹ. Còn em làm ruộng, muốn thì làm, không muốn thì nghỉ. Em nói tình thiệt, xin anh chị và em Trang vui lòng chấp thuận cho nguyện vọng của em.

Chị Lài tưởng ý kiến của mình đã hợp tình hợp lẽ lắm, nhưng ai ngờ cả chị Mỹ Vân và cô Trang gần như cùng lên tiếng:
-Tôi lại có ý khác!
-Em có ý kiến!
Anh Thắng nhìn về phía cô em gáι:
-Em nói ý kiến mình ra đi.

Cô Trang nói chậm rãi:
-Từ khi bố mất, em suy nghĩ nhiều rồi. Con nào cũng là con. Em tuy là con gáι nhưng cũng phải có bổn phận với bố mẹ. Chị Lài dù gì cũng là dâu, em là con gáι, em tình nguyện chăm sóc mẹ.
Anh Thắng ngạc nhiên, không ngờ tình huống này lại xảy ra:
-Em suy nghĩ kỹ chưa? Chăm sóc một người liệt như mẹ không phải là chuyện dễ dàng gì đâu đấy nhé!

Cô Trang vẫn kiên quyết:
-Em biết, nhưng em vẫn quyết tâm lo cho mẹ. Mẹ cũng đã già rồi, còn sống được bao lâu nữa đâu.
-Vì thế mà cô tình nguyện chăm sóc đấy à?
-Vâng, bởi thế những ngày tháng còn lại, mẹ phải được chăm sóc chu đáo.
Bỗng cô Trang nhìn anh trai:
-Đừng nói với em là anh cũng muốn chăm sóc mẹ đấy nhé!

Anh Thắng gật đầu:
-Thì đúng là anh có ý đấy. Anh chị là phận con đầu dâu trưởng, sao lại giao việc chăm mẹ lại cho em được?
Cô Trang tròn mắt:
-Sao khi mẹ mới bị tai biến, anh chị cứ đùn đẩy việc chăm sóc mẹ cho chị Lài, bây giờ anh lại dành với em?
Anh Thắng hỏi ngược lại:
-Em chăm mẹ sao bằng anh? Nhà em còn có bố mẹ chồng em? Để mẹ bên đó liệu có tiện không?
-Em sẽ sang đây ở để chăm mẹ!

Anh Thắng cười nhạt:
-Cô muốn chiếm ngôi nhà này chứ gì, ạnh đi guốc trong bụng cô rồi đấy.
Lập tức, cô Trang cãi lại ngay:

-Thế anh thì sao, chẳng phải anh cũng đang có ý đồ về ngôi nhà này sao? Anh đừng tưởng, anh là con trai thì có thể một tay che trời! Tôi cũng có một phần trong đó đấy.
Bây giờ, chị Mỹ Vân mới xen vào:
-Cô Trang à, có gì từ từ tính. Anh cô đã nói gì đâu mà cô đã nói những lời nặng nề như vậy. Người trong nhà, có gì cũng dễ thu xếp mà. Anh chị không để cho cô phải thiệt đâu!

Chị Lài kinh ngạc nhìn hết anh Thắng lại đến cô Trang. Không ngờ, bố chồng chị mới mất, mồ còn chưa xanh cỏ mà con cái ông đã tranh giành nhà cửa rồi. Thanh Hà thấy tình hình căng thẳng, cô ra ngoài cửa gọi điện cho ai đó. Mấy người trong nhà vẫn đang tranh cãi sôi nổi, không ai để ý đến hành động của cô cháu gáι.
Trong nhà, không khí có chút dịu đi. Cô Trang hỏi:
-Chị nói vậy là sao? Tôi tuy là con gáι nhưng tôi cũng được hưởng một phần như các anh chị, chứ không phải kém cạnh gì đâu nhé!

Chị Mỹ Vân cười:
-Đương nhiên là cô cũng được thừa hưởng một phần gia sản của bố. Theo luật pháp, mẹ được hưởng một nửa, nửa còn lại là của anh Thắng và cô.
Lúc đó, Thanh Hà cũng đã trở lại. Cô mỉm cười:
-Bác Vân ơi, thế mẹ cháu không có phần à?

Chị Mỹ Vân quay qua cô cháu gáι:
-Cháu có quyền gì mà nói chuyện ở đây. Mà thôi, để cháu khỏi thắc mắc, bác cũng giải thích cho cháu hiểu. Ba cháu mất rồi, ba cháu cũng mất quyền thừa kế luôn, biết chưa?
Thanh Hà nhã nhặn:
-Cháu biết. Cháu thấy thương cho ông nội quá, bác à. Ông nội vừa mất là nhà mình đã xảy ra bao chuyện.

Chị Mỹ Vân tức giận lắm, nhưng cố nén lại. Cuối cùng, chị ta cũng thốt lên:
-Sao cháu lại dám nói thế, thương cho ông nội, ông nội thì ai mà chẳng thương. Do ông ra đi đột ngột không để lại di chúc hay dặn dò gì, nên mẹ cháu không thể có quyền thừa kế gia sản do ông để lại. Bác cũng rất tiếc, nhưng chúng ta phải làm theo pháp luật chứ biết làm sao bây giờ. Cháu thử hỏi cô Trang xem, có phải cô cũng ý kiến như bác không?

Thanh Hà nhìn về phía cô Trang nhưng không thấy cô Trang nói gì. Thanh Hà thở ra một tiếng:
-Thế là mảnh đất của ông đây, một nửa sẽ thuộc về bà, còn một nửa kia thuộc về hai bác và cô Trang, phải không ạ?
Chị Mỹ Vân cười khẩy:
-Thì đúng rồi chứ còn gì nữa?
-Thế bác nhận chăm sóc bà thì mảnh đất của bà thuộc về bác rồi, phải không ạ?

Chị Mỹ Vân nhíu mày:
-Ừm, thì sao nào?
Nhưng cô Trang lại nhảy vào cuộc:
-Nhưng em sẽ là người chăm sóc mẹ, chị Mỹ Vân hãy quên chuyện đó đi.

Cô Mỹ Vân cũng không buông:

-Tôi không để cho cô làm việc ấy, cô làm gì tôi nào? Cô đi kiện tôi chắc?

Anh Thắng phải can thiệp:

-Thôi, hai chị em đừng tranh giành nữa. Tôi có một cách này, là để mẹ bên tôi một tháng, sang cô một tháng, như vậy được không?

Cô Trang đã có vẻ xiêu lòng.

(Còn tiếp)
PTX

Bài viết khác

“Linh tính” đã cứ mạng tôi – Câu chuyện ngắn nhưng hết sức thú vị khiến người đọc ρhải suy ngẫm về giác quαn thứ 6

Mưα to như trút nước, cả trời đất trắng xóα một mảnh. Người chồng bỗng bật dậy, tιм ᵭậρ thình thịch. Anh vội thắρ ngọn đèn, lαy lαy vợ mình đαng ngủ bên cạnh. Người vợ trở mình ngồi dậy, nói: – Sαo thế? Nước vào nhà hả αnh? Không, αnh lo cho bố mẹ… […]

Từ câu chuyện tổ chim suy ngẫm về một nền giáo dục hiện nαy

Một chiều cuối tháng 5, tôi đến thăm một người bạn đαng làm việc ở công ty X. Công ty chuyên nuôi gà đẻ nên đặt sâu trong thung lũng, cách xα khu dân cư. Đαng ngồi chơi với bạn bên cửα sổ ký túc xá, tôi chợt nghe thấy tiếng trò chuyện có vẻ […]

Thời bây giờ chữ hiếu của người con còn nhẹ hơn cả sợi “lông hồng”

Chuyện xảy ra ở hành lang một bệnh viện. Cô con dâu nhăn mặt nói với chồng: – Ở nhà đủ thứ phải lo, làm sao mà vô trong đây hầu ba được? Anh nói cô Năm hay cô Bảy ở không thì chia nhau vô chăm sóc Ba . Anh con trai chưa kịp […]