Thương một kiếp người 7

Phạm Thị Xuân
CHƯƠNG 7

Mùa hè năm nay đến sớm. Cái nắng gay gắt của nó dường như chẳng chịu buông tha cho ai. Ở trong nhà cũng nóng, ra đường lại càng nóng hơn. Không thấy ông Thân đưa bà vợ ra sân, kể cả khi có một vài làn gió hiếm hoi thổi đến. Vợ tôi bảo bà Thân khó ở trong người. Ông Thân có vẻ lo lắng lắm. Ông Thân mời ông Khoa, ông bạn già trước đây là một bác sỹ quân đội về thăm Ьệпh cho bà. Chỉ một tuần lễ mà trông ông Thân gầy rộc đi.

Công đoàn cơ quan tôi tổ chức cho mọi thành viên và gia đình đi tham quan hè thành hai đợt, nói là tham quan thật ra là đi du lịch. Chúng tôi được bố trí đi đợt đầu. Vợ và hai con tôi rất phấn khởi. Cũng đã ba năm rồi, gia đình tôi không được cùng nhau làm một chuyến du lịch nhỏ. Do đó, ai cũng bận rộn với việc chuẩn bị dù chỉ đi trong năm ngày. Tối nay, tôi sang chào ông Thân để sáng mai còn đi sớm.

Khi tôi bước vào sân đã thấy mùi tђยốς bắc thơm phưng phức. Tôi bước chân vào nhà, thấy ông Thân đang loay hoay bên siêu tђยốς nghi ngút khói. Tôi thắc mắc hỏi ông Thân:

-Bác Ьệпh gì mà uống tђยốς bắc thế?

Ông Thân cười, nét mặt rạng rỡ:

-Có mấy thang tђยốς tгêภ chùa Diệu Đế. Nghe nói nhiều người như bà, uống chỉ mười thang là giảm. Tôi cho bà uống thử xem có hiệu nghiệm không.

Tôi ngồi xuống ghế:

-Thế hôm trước bác đi khám Ьệпh thế nào rồi ạ? Bác sỹ bảo bác bị Ьệпh gì thế ạ?

Ông Thân ngẩng mặt lên, khói than bám vào mặt ông. Ông lắc đầu:

-Hình như họ không tìm ra Ьệпh. Bảo tôi bị đau ռ.ɠ-ự.ɕ cơ năng gì đó. Bác sỹ có dặn không đỡ thì đến khám lại. Nhưng mấy ngày nay tôi không thấy đau trở lại.

-Không tìm ra Ьệпh thì phải quay lại khám bác ạ! Phải biết Ьệпh gì mới trị được gốc chứ? Thế sao bác không hỏi bác sỹ Khoa, bạn bác xem thế nào?

Ông Thân cười:

-Tôi có hỏi, ông ấy bảo tôi phải đo điện tιм, rồi còn nghi tôi bị thiếu ɱ.á.-ύ cơ tιм. Nhưng tôi nghĩ là không phải đâu, nói ra sợ ông ấy giận, lâu nay tôi có bị Ьệпh tιм mạch gì đâu.

Tôi nhìn ông Thân:

-Bác phải nghe lời khuyên của bác sỹ Khoa chứ. Bác ấy là người giàu kinh nghiệm.

Ông Thân gật đầu:

-Thôi được, hôm nào tôi sẽ đi khám lại!

Mùi tђยốς bắc bốc lên thật dễ chịu. Nó làm cho không khí trong nhà dường như cũng nóng thêm lên. Ông Thân phải mở quạt hết tốc độ hướng về phía vợ. Bà Thân vẫn còn thức, bà nằm tгêภ chiếc ghế bố, nhìn hai ông cháu nói chuyện. Thỉnh thoảng thấy bà Thân cười một mình. Ông Thân phấn khởi khoe với tôi:

-Bà mới uống tђยốς có hai ngày mà thấy người khỏe được vài phần rồi! Có khi uống hết tђยốς bà lại nói được, cậu nhỉ?

Tôi mừng cho ông Thân:

-Được thế thì tốt quá bác nhỉ?

Ông Thân gật đầu rồi nói thêm:

-Ngửi mùi tђยốς không đã thấy dễ chịu rồi. Cậu có thấy thế không?

-Vâng!

Hai chúng tôi ngồi trò chuyện cho đến khi chén tђยốς được sắc xong. Ông Thân cẩn thận đổ tђยốς vào một cái chén. Sau đó, ông Thân thổi cho nguội bớt rồi đưa đến bên vợ. Ông Thân cẩn thận múc từng thìa một bón cho vợ như chăm bẳm một em bé. Cái cảnh hai ông bà dựa vào nhau mà sống khiến tôi thấy cảm động quá.

Trước khi về, tôi nhờ ông Thân trông nhà giúp trong những ngày gia đình tôi đi vắng. Tôi cũng dặn ông cho mấy con gà ăn giúp tôi. Ông Thân sốt sắng nhận lời. Ông nói với tôi lúc tôi đứng lên:

-Cô cậu cứ đi chơi cho thoải mái. Nhà cửa để tôi trông hộ cho. Đi năm ngày chứ một tháng tôi cũng chẳng ngại gì đâu.

Địa điểm được chúng tôi chọn tham quan là Đà Nẵng. Mục đích là vui chơi kèm nghỉ ngơi nên mỗi địa điểm đến, chúng tôi dừng chân ở lại khá lâu. Địa điểm đầu tiên chúng tôi đặt chân đến là Bà Nà, một Bà Nà nguyên sơ, chưa có cáp treo như bây giờ. Nhưng cảnh quang thiên nhiên và khí hậu kỳ thú ở đây làm mọi người thấy đáng ở lại một ngày. Ngày hôm sau chúng tôi tham quan núi Ngũ hành sơn. Mọi người đều ngạc nhiên với khung cảnh núi non, hang động đẹp như tranh vẽ. Buổi sáng chúng tôi đến núi Kim Sơn, tham quan chùa Quan Thế Âm. Buổi chiều, chúng tôi tham quan làng đá mỹ nghệ Non Nước. Mọi người ai cũng trầm trồ trước những tác phẩm nghệ thuật bằng đá do các nghệ nhân điêu khắc. Cũng như mọi người, tôi cũng chọn mua đôi sư ʇ⚡︎ử, tôi cũng không quên chọn mua cho ông bạn già ở nhà một tượng Phật Quan âm. Vợ tôi cứ sợ bị vỡ vì hành trình còn kéo dài thêm hai ngày nữa. Ngày thứ ba, chúng tôi đến Phố Cổ Hội An. Tại đây, chúng tôi đi tham quan các ngôi nhà cổ, rồi đến bảo tàng lịch sử văn hóa. Đã mấy ngày nhưng mọi người vẫn không thấy mệt mỏi, nhất là lũ trẻ con, chúng cứ chạy chỗ này chỗ kia một cách hứng thú. Buổi chiều, chúng tôi trở về thành phố Đà Nẵng, vào nghỉ ngơi ở khách sạn đã đặt từ trước. Ngày hôm sau, chúng tôi đến bãi biển Sơn Trà, tắm biển và nghỉ mát ở đó với thời gian lâu hơn. Thức ăn biển ở đây ngon và rẻ, người dân lại cực kỳ hiếu khách.

Những ngày ở đây thật vui vẻ, thoải mái. Rời xa công việc thường nhật, bỏ qua những lo âu toan tính, chúng tôi thật sự có một kỳ nghỉ thú vị. Vui nhất là vợ tôi, cô ấy cười nói luôn miệng, khác hẳn ngày thường. Các con tôi đi nhặt một ít vỏ sò, vỏ ốc mang về làm kỷ niệm. Những gia đình khác cũng thế, hầu như ai cũng hài lòng với chuyến đi này.

Cuối cùng cũng đến ngày trở về. Các con tôi tỏ ra tiếc rẻ, phải chi được ở lại chơi lâu hơn. Trong buổi ăn chiều tại nhà khách công đoàn, vợ tôi chép miệng:

-Tội nghiệp ông Thân! Phải chi ông được đi với mình thì vui biết mấy. Không biết nên mua thêm cái gì làm quà cho ông đây?

Tôi suy nghĩ một chút rồi bảo:

-Mua cho ông ít mực khô để ông uống ɾượu cũng được.

Vợ tôi lắc đầu:

-Dạo này ông ấy có uống ɾượu đâu! Với lại răng ông đâu còn tốt nữa. Mua chả bò đi, ông và bà đều ăn được.

Tôi gật đầu:

-Thế cứ làm theo ý em đi.

Vợ tôi mỉm cười:

-Vâng!

Tối đó, ʇ⚡︎ự nhiên tôi cứ thấy trong người bồn chồn khó chịu. Một linh cảm mơ hồ nào đó làm tôi thấp thỏm không yên, cứ mong sao cho trời mau sáng. Tôi nhìn sang bên cạnh, vợ con tôi đều đã ngủ ngon lành sau một ngày đùa vui với sóng biển.

Sáng hôm sau, đoàn chúng tôi khởi hành sớm để đi cho mát. Trời vừa tờ mờ sáng, mọi người đã lục đục dậy và í ới gọi những người ngủ quên. Chưa đến năm giờ, xe đã khởi hành. Nhiều người lên xe rồi, tiếp tục ngủ giấc ngủ vừa bị gián đoạn. Tôi chọn một chỗ ngồi gần bên cửa sổ, nhìn ra ngoài. Trong cảnh tranh tối tranh sáng của một ngày mới bắt đầu, mọi vật trở nên mờ ảo hơn. Nhưng sao lòng tôi cứ dâng lên một cảm giác lo âu khó tả. Không biết ở nhà đã xảy ra chuyện gì rồi. Tôi trao đổi điều này với vợ. Cô ấy cười bảo tôi:

-Có lẽ hôm qua anh không ngủ được nên tâm trạng không được tốt đó thôi. Cả nhà mình ở đây rồi, có ai ở nhà đâu mà anh lo!

Nghe vợ nói cũng có lý, tôi gượng cười:

-Ừ, đúng là anh lo không có căn cứ thật. Nhưng không hiểu sao, cảm giác này có từ tối qua kia, nó làm anh bất an, anh cứ trằn trọc không ngủ được.

Sự lo lắng của tôi bắt đầu ngấm qua vợ tôi. Cô ấy phỏng đoán:

-Hay là ông bà ngoại có chuyện gì?

Tôi lắc đầu:

-Không đâu, tối qua anh có gọi điện cho cậu Tâm. Nếu có gì, cậu ấy đã thông báo.

Vợ tôi nhíu mày:

-Hay cậu Tâm ngại mình đang đi chơi nên không nói ra.

Tôi trấn an vợ:

-Không đâu, giọng cậu ấy vẫn bình thường, còn trêu anh nữa kia.

Chợt nhớ ra điều gì, vợ tôi kêu lên:

-Hay là … nhà ông Thân xảy ra chuyện. Ông ấy với anh thân nhau đến thế mà. Hay là…bà Thân bị làm sao rồi?

Tôi gật đầu:

-Có lẽ thế thật. Hôm đi, anh còn thấy ông sắc tђยốς bắc cho bà uống, bảo lấy tгêภ chùa Diệu Đế. Sợ rằng uống cả tђยốς tây tђยốς bắc lẫn lộn, xảy ra sự cố gì rồi chăng?

Vợ tôi chép miệng:

-Tội nghiệp ông Thân!

(Còn tiếp)

Bài viết khác

Tìm chút bình an – Câu chuyện ý nghĩa về suộc sống và tình người cao cả

“Bà già khó chịu”. Đó là biệt danh hàng xóm đặt cho bà. Bà biết hết chớ. Nhưng họ chỉ dám gọi sau lưng bà, nên bà cũng miễn chấp. Nguyên tắc sống của bà vẫn không thay đổi. Bà không muốn động chạm đến ai, và cũng không muốn ai động chạm đến mình. […]

Giải oan muộn màng – Thương một mảnh đời bất hạnh, xót xa cho thân phận người dân Việt Nam xưa

Đã bốn; năm năm rồi người dân làng Dương Khê không ai còn lạ gì với hình ảnh bà Diễm- người đàn bà điên người mảnh khảnh còm cõi , lúc nào cũng ôm khư khư con búp bê, bên hông đeo cái giỏ tre khi thì lần mò quanh bốn ngôi mộ ngoài nghĩa […]

Hạnh phúc – Câu chuyện cảm động đầy sâu sắc, hạnh phúc là điều chân quý nhất

Thằng bé nhà tôi là một đứa bé có thể trạng yếu ớt từ nhỏ. Nó có tính cách hướng nội, không thích giao tiếp với người ngoài. Có lẽ một phần là do hoàn cảnh lúc nhỏ tạo ra. Ngày nó còn bé, tôi đi làm từ sáng sớm đến tối mịt mới về […]