Út ơi – Câu chuyện xúc động đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Chị Hai vừa tốt nghiệp trường Sư phạm Sài gòn, được phân công về tận Cà Mau. Tháng đầu tiên nhận lương, chị mừng húm, tay vân vê mấy tờ giấy bạc mà đầu óc nghĩ đâu đâu, nghĩ đến cảnh chị về nhà mang cho má hộp sữa ông Thọ, má sẽ lại mắng ra rả: “con nhỏ tiêu hoang quá trời”, rồi tay má sẽ run run pha sữa cho thằng Út, thằng Út uống sữa miệng nó chắc cũng run, cái gì làm lần đầu tiên mà chẳng run, lần đầu tiên được uống sữa bò cũng hệ trọng lắm chứ bộ.

Từ bữa nhận lương, chị cứ thấp thỏm mong ngày nghỉ phép. Chị đinh ninh là chờ đến ngày đó, cổ chị chắc dài ra mấy phân. Nhưng bữa ra bến xe đò về quê, cổ chị thấp tịt lại, chị vừa đi vừa rụt cổ, tướng đi thất thểu như người mất của, mất luôn cả hồn. Đứa bạn cùng phòng đi dạy về thấy hộp sữa bò chơ vơ một góc, vội đạp xe chạy theo.

Bến xe bữa đó đông dữ, bạn hớt hải tìm, hớt hải gọi. Mấy tiếng “Hai ơi, Hai ơi, mầy để quên hộp sữa nè” ngó chừng bị tiếng tàu xe, người ngợm nuốt chửng mất. Bạn buồn thiu định đi về thì thấy cái cổ thấp tè quay lại. Bạn luống cuống chạy đến lắc vai chị: “Sao về quê đột ngột vậy mậy?”. Chị ngó trân trân hộp sữa, thều thào đáp: “ba má tao mất rồi, tao đem sữa về rồi biết nhờ ai pha cho thằng Út đây mầy?”.

Từ đó thằng Út theo chị Hai nó vô tận Cà Mau. Thằng Út mới lên ba, suốt ngày hỏi

“Hai ơi, ba má đi đâu lâu về dữ?”.

Chị Hai cười như mếu

“Ba má đi mua sữa cho Út”.

Đêm chị Hai nằm ôm thằng Út, ru nó ngủ thật say rồi mới lọ mọ dậy soạn bài. Chỗ chị ngồi trông ra con hẻm nhỏ, nó dài hun hút nên cũng dẫn ký ức chị chạy riết theo. Chị nhớ cái buổi trưa nắng chang chang mấy chị em lần khần chia tay nhau, thằng Tư, thằng Năm ở lại học trường làng, trông coi nhà cửa và hương khói cho ba má, chị đã nhờ cậu mợ ngó chừng hai đứa, thằng Ba lên Tây Nguyên làm ăn theo chú ruột, chị Hai dẫn Út về khu tập thể giáo viên nằm chưng hửng nơi mũi cuối cùng đất nước. Chị nhớ cả tiếng tặc lưỡi của những người tiễn đưa:

“Trời không có mắt, ba má tụi nhỏ ăn ở hiền lành vậy mà bị chết chìm đò, giờ để con cái mỗi đứa một nẻo tội nghiệp dữ”.

Hình minh họa sưu tầm

Hai tám tuổi, chị Hai đi lấy chồng. Cái tin đó làm thiên hạ một phen ngỡ ngàng. Từ ngày chị dẫn thằng Út theo, dù giải thích thế nào, ai cũng tin nó là con trai chị, nhưng chẳng ai tin vai mình đủ rộng cho người đàn bà lỡ lầm nương tựa. Chị cưới anh giáo dạy văn vừa thuyên chuyển về trường. Mặc kệ thiên hạ xì xầm, anh thương chị, thương cả thằng Út. Thế là đủ.

Thằng Út năm đó 10 tuổi, lần lữa mãi nó mới dám hỏi:

“Hai đi lấy chồng rồi có đưa Út theo cùng hông?”

Chị Hai nước mắt vòng quanh:

“Không đưa Út theo, sao chị sống nổi”

Thằng Út vui muốn ứa nước mắt, không phải vì nó thấy chị khóc mà vì thấy ông anh rể nhìn nó cười hiền khô.

Cưới xong, một thời gian sau, chị theo chồng ra Bắc. Thằng Út thấy mẹ chồng chị nhiều bữa than:

“Nợ đời, đi lấy chồng lại dắt em theo”.

Thằng Út nghe tủi thân quá trời. Nhưng nó cũng chóng quên, nó còn nhiều việc để lo hơn là nỗi tủi thân. Nó phải lo học thiệt giỏi, lo đàn bò có được no cỏ, lo gánh thêm vài xô nước cho chị Hai đỡ đau vai. Có hôm mẹ chồng chị mổ gà, cho hai đứa cháu ngoại mỗi đứa một đùi gà ăn ngon ơ. Chị Hai rưng rưng nhìn thằng Út, nó bưng bát cơm trắng lên và một hơi rồi nhìn chị cười khì.

Chị Hai sinh đôi được hai bé gái. Từ bữa đó mẹ chồng chị ngó lơ. Một tay thằng Út phụ chị chăm tụi nhỏ. Năm Út thi cấp ba đậu vào trường chuyên tỉnh, anh rể mừng ra mặt, biểu Út ráng học, không phải lo gì cả, mẹ anh chép miệng “lương giáo viên mua không nổi sữa cho con mà còn đòi nuôi nó lên tỉnh trọ học”.

Út cười toe toét:

“Út thi chơi mà đậu thiệt là vui rồi, anh cho em học gần chớ học xa chắc em nhớ hai đứa nhỏ chịu không nổi.”

Thỉnh thoảng Út nhìn về phương Nam…

Thời gian trôi nhanh dữ. Thằng Út giờ đã tốt nghiệp đại học, đi làm, mà làm rất có trí, kiếm tiền giỏi. Nó mua nhà trên phố, nuôi cả hai đứa cháu lên học trường chuyên. Mẹ chồng chị mấy năm rồi đau ốm liên miên, thằng Út chạy vạy thuốc thang đủ kiểu. Nó hay biểu chị Hai:

“Ba má mình mất rồi, còn lại mẹ chồng, Hai ráng chăm sóc, mai mốt đỡ ân hận”.

Chị Hai nó nghẹn ngào:

“Hồi đó chị đi lấy chồng mà không dắt em theo, chắc giờ cũng ân hận lắm Út ha.”

Hai chị em luôn hướng về đất Nam bộ chỉ mong sao được trở về quê cũ, nơi mà các em chị Hai đều làm ăn khấm khá và lúc nào cũng giục:

” Út ơi về hương khói cho cha mẹ … ”

P/ S : Ở Nam bộ thường thì con út thờ cha mẹ …
Sưu tầm
❤❤
Chia sẻ từ fb anh Lê Văn Quy

Bài viết khác

Tình αnh em – Xúc ᵭộng câu chuyện ý nghĩα về tình cảm giα ᵭình

Đến giờ tôi mới thấu hiểu câu nói củα người xưα ‘Một giọt máu ᵭào hơn αo nước lã’ vì tận mắt chứng kiến tình cảnh tɾong chính giα ᵭình mình, khi Ьố tôi và em tɾαi, mà tôi gọi là chú, cãi nhαu ᵭến mức từ nhαu luôn. Họ ᵭã 2 năm ᵭằng ᵭẵng […]

Hộp cơm cuối cùng của mẹ – Câu chuyện xúc động đầy nhân văn về tình mẫu tử

“Chị lại đến đây ɾồi!” Giọng tôi quát lên khi nhìn thấy mẹ Tân Dũng tαy xάch hộρ cơm đến cho cậu bé, bởi tɾường chúng tôi có quy định không cho ρhụ huynh mαng cơm cho học sinh. “Thầy giáo à…!” “Tɾời ơi, không ρhải tôi đã nói với chị ɾồi sαo, tɾường học […]

Cô đơn tuổi xế chiều – Câu chuyện ý nghĩa cho tuổi già đáng để ta suy ngẫm

Buổi chiều hai “vợ chồng son” ngồi vào bàn ăn. Bà mở nồi cơm điện xúc ra hai bát cơm thì ông lên tiếng hỏi ngay: Vẫn cơm buổi sáng hả? Cơm còn nhiều đủ cho buổi chiều anh ạ. Nét mặt ông không vui: Em biết là anh chỉ thích ăn cơm nóng mới […]