Ly hôn – Chương 14

Phần mười bốn: Trải lòng

T/g: Võ Ngọc Trí

Na và Thủy kéo nhau tới nhà Ly, đòi trả anh cho chị. Sau khi nghe rõ sự việc, chị bảo: “Thế là có tiến triển rồi đấy, chỉ là hơi vội vàng thôi”. Thủy trách Na: “Có gì thì từ từ nói, chứ sao lại mắng té tát anh ấy như thế”. Chị bênh vực Na: “Na làm thế là đúng đấy. Chắc ông ấy học được bài học rồi”.

Thủy thắc mắc hỏi Ly: “Nghe cách chị nói chuyện thì thấy chị còn yêu anh ấy lắm. Vậy sao chị lại ly hôn?”. “Vì chị còn thương nên mới ly hôn đó chứ. Một quyết định không hề dễ dàng. Hàng xóm chê bai chị, nói chị là người chẳng ra gì, ông ấy tốt thế mà còn bỏ. Nhưng không sao, chị hiểu mình quyết định đúng là được.

Các em không biết thôi, chứ chị đã cố gắng và chịu đựng bao nhiêu năm nay rồi. Ông ấy lúc nào cũng ù lì, sống thụ động, không quyết định được việc gì cả. Chị phải gồng lên đi làm kiếm tiền lo cho con, còn ông ấy thì vẫn ngây thơ, trong sáng như một đứa trẻ.

Chị cần một người chồng, để chia sẻ khó khăn trong cuộc sống, chứ đâu cần một vật phẩm đẹp để trưng bày trong tủ kính.

Anh ấy làm xây dựng, bị tai nạn mấy lần rồi. Chị lấy ly hôn gây áp lực ép ông ấy bỏ xây dựng, vì nghề này thu nhập bấp bênh lại nguy hiểm, nhưng ông ấy không nghe, bảo tính ông ấy thích tự do, bay nhảy.

Chị sống như ly thân với ông ấy, cấm tiệt cái chuyện kia. Ông ấy chịu không nổi nhưng tự giải quyết, chứ không tòm tem bên ngoài.

Thật sự là chị rất thất vọng, và chán nản. Chị không thể nuôi ông ấy cả đời được. Chị đành phải ly hôn”.

Nghe chị trải lòng, Thủy rất đồng cảm. Thủy hỏi: “Ngoài lý do chị vừa kể ra, còn lý do nào khác không chị?”. “Có chứ. Chị bị tim mạch, huyết áp thấp, rối loạn tiền đình. Chị sợ mình lỡ bị đột quỵ, thì ông ấy không lo được cho con. Phải đẩy ông ấy ra xã hội, bươn chải, may ra còn khôn khéo lanh lợi lên được”. Na nói với giọng thán phục: “Chị giỏi thật đấy, làm được việc mà rất ít người dám làm”. “Đường cùng thôi em à, ly hôn thì chả ai muốn, nhất là với phụ nữ mình. Cũng may có hai em luôn hỗ trợ ông ấy”.

Na và Thủy đứng dậy ra về, Ly dặn: “Chuyện vừa rồi để tự ông ấy xử lý nhé, như thế ông ấy mới có trách nhiệm với việc mình làm. Chị xin lỗi vì đã lôi hai em vào chuyện này, chị mắc nợ hai em rồi”. “Nợ nần gì đâu chị, bọn em tự nguyện mà. Chị nhớ giữ sức khỏe để còn lo cháu, bọn em về đây”…

(Còn tiếp…)

Ảnh st

Bài viết khác

Về già có nên vào Viện Dưỡng lão không? Ðây là câu hỏi mà bạn già nào cũng muốn biết…

Về già có nên vào Viện Dưỡng lão không? Ðây là câu hỏi mà bạn già nào cũng muốn biết… Thời gian qua vợ chồng tôi đã trải nghiệm cả môi trường viện dưỡng lão và thuê người giúp việc tại nhà. Chúng tôi nhận ra khi về già không nhất thiết phải vào viện […]

Có phúc sẽ có phần – Câu chuyện nhân văn

Vừa cưới hôm trước, dù rất buồn ngủ nhưng 5 giờ sáng hôm sau tôi vẫn cố bò dậy vì nhớ mẹ dặn con dâu phải thức khuya dậy sớm ở nhà chồng. Thấy bố chồng quét nhà, tôi liền bảo: – Bố để con quét ạ. Không ngờ ông bảo: – Tao già rồi […]

Bài văn tả mẹ ngắn gọn nhưng ҳúc ᵭộпg khiến thầγ giáo bật khóc ngaγ từ những dòng đầu tiên

Kháс với пhững bài văn Ԁạt Ԁào cảm xύc trước đâγ, bài văn tả mẹ của em нọc sinh Ԁài chưa нết một мặᴛ giấγ, пhưng từng câᴜ từng chữ trong bài văn пhư thấm sâᴜ vào ᴛâм нồn пgười đọc, khiến thầγ giáo bật khóc пgaγ khi đọc Ԁòng chữ đầυ tiên. Cáсн đâγ […]