Bà nội – Bà ngoại, Câu chuyện xúc động ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Từ tối đến giờ cô giáo cứ đọc đi, đọc lại bài của học sinh lớp mình. Con bé mới 10 tuổi mà khôn trước tuổi, rất ngoan, học giỏi. Ngày mai cô phải gọi điện thoại cho mẹ con bé, đề nghị mẹ nó đọc mới được.

Đề : “Em hãy viết câu chuyện về ông (hoặc bà) của mình”.

Nó viết như sau:

Từ nhỏ em đã sống với bà nội vì ba mẹ nói em khó nuôi lắm, chả ai chịu trông em nên ba phải về quê đón bà nội lên. Bà già rồi nhưng còn nhanh nhẹn lắm, bà nấu cơm, lau nhà, rửa chén, giặt đồ suốt ngày. Em cũng phụ bà gấp quần áo, còn đâu bà bảo cháu học đi, để đấy bà làm.

Mẹ em ngày nào cũng đi làm về rất muộn, em và ba cùng với bà ăn trước. Hơn 8 giờ mẹ mới về, bà lại xuống bếp đun nóng lại thức ăn, dọn ra cho mẹ.

Cứ đến ngày nghỉ là bà ngoại em lại ào đến như một cơn gió, Bà ngoại em trẻ lắm, nhuộm tóc vàng y như mẹ. Bà ngoại mang rất nhiều đồ ăn tới, mẹ em gọi bà là nhà tài trợ.

Đến bữa ăn mẹ ra sức gắp thức ăn cho bà ngoại. Em rất buồn vì chưa khi nào mẹ em gắp món ăn ngon cho bà nội.

Ăn xong mẹ và bà ngoại rủ nhau đi siêu thị mua quần áo, giày dép đến chiều tối mới về. Có lần bà nội em vừa quét nhà vừa lấy tay chùi nước mắt vì bà ngoại em nói ba em ” chuột sa chĩnh gạo” vì nhà mà em đang ở do bà ngoại mua cho.

Em vui nhất là khi Tết đến theo bà về thăm quê, thăm mộ ông nội. Ở quê ai cũng quí bà, cũng mong bà về. Bà nấu ăn ngon lắm, em có thể ăn món thịt kho hột vịt của bà cả tháng cũng được.

Bà ngoại và mẹ em chỉ thích ăn đồ mua sẵn ngoài đường như vịt quay, pizza, còn em và ba lại chỉ thích ăn cơm bà nội nấu. Nhà em có cái ban công bé tí mà bà trồng được rất nhiều rau ngót, mồng tơi, cả một dàn khổ qua nữa. Ai đến cũng khen bà mát tay, bà nói là trồng rau sạch để cho em ăn.

Thỉnh thoảng bà nội lại hỏi xin mẹ quần áo, giày dép thừa gửi về quê cho mọi người. Mẹ em có nhiều lắm nhưng mẹ cứ cằn nhằn bà lấy của miền xuôi nuôi miền ngược.

Dạo này dịch bệnh, ba em không có việc làm phải ở nhà suốt. Mẹ em đi làm về là cáu kỉnh. Mẹ nói sắp chết đói đến nơi rồi.

Mấy hôm trước bà nói em giờ đã lớn, bà cũng yếu rồi nên bà muốn về quê sống với các cô.

Em buồn lắm, em có con lợn đất để dành tiền lì xì từ nhỏ. Em sẽ đưa cho mẹ, để mẹ đừng càu nhàu nữa. Nếu bà mà về quê, em cũng đi theo bà luôn.

BÀ NỘI – BÀ NGOẠI

Tác giả : Chu Thị Hồng Hạnh

Bài & ảnh sưu tầm.

Bài viết khác

Bài học thấm thíα từ bữα ăn củα người xα lạ : Đã muốn cho đi, hãy cho đi điều tuyệt vời nhất – Câu chuyện nhân văn

Cho đi là một nghĩα cử cαo đẹρ nhưng nó sẽ còn có ý nghĩα hơn nếu bạn cho đi những gì tuyệt vời nhất củα mình. 5 tuổi, tôi cùng mẹ tới bờ biển sống. Mẹ nói ɾằng mình cần làm lại từ đầu. Một khởi đầu mới, không hành lý, không đồ chơi, […]

Món nợ của cha – Mấy ai hiểu được cha mẹ khi còn sống, câu chuyện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc đáng để suy ngẫm

“Cả đời chα làm lụng, trước khi cҺếϮ lại không có một đồng tiền tiết kiệm nào. Chα xấu hổ với các con. Dưới gối có một giấy ghi nợ, 5 năm trước vì muốn muα nhà cho Khαng nên chα đã mượn tiền củα bạn. Chờ chα đi rồi, số tiền đó các con […]

Tôi có một đứα con nuôi như thế – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Bệnh viện đã trả về, bác sĩ đã ρhê, lục ρhụ ngũ tạng củα cụ ông đã hỏng hết, giα đình đưα cụ về nhà chăm sóc, cụ muốn ăn gì thì muα cho cụ ăn. Mấy αnh em rồng rắn đưα cụ về nhà αnh cả, rất đông, vì cụ có tới năm người […]