Gái một con – Câu chuyện đáng để suy ngẫm trong gia đình

CON GÁI MỘT

Biênsoan – Trần Linh

Trước khi nghỉ hưu tôi hay xem những hình ảnh về Tâm Hiếu trên mạng. Mấy lần tôi xem clip : – Người đàn ông trẻ tuổi một tay nắm tay người mẹ ngồi trên xe lăn, một tay nắm tay người cha ngồi trên xe lăn, cùng nhau đến bệnh viện khám bệnh, hình ảnh này khiến nhiều người cảm thấy xót xa.

Tôi là con gái duy nhất trong gia đình, muốn chăm sóc mẹ của mình thật tốt, để bà có một cuộc sống hạnh phúc, nhưng lại cảm thấy bất lực, bị chồng ràng buộc bên cạnh cha mẹ chồng.

Tôi tên Ánh Mai, năm nay tôi 50 tuổi, đã nghỉ hưu được 3 tháng xin nghỉ trước vì chỗ tôi làm chuyển cách nhà 100km, lương hưu hàng tháng là khoảng 16 triệu đồng tôi làm trong lực lượng vũ trang(gia đình tôi là quân nhân). Chồng tôi hơn tôi một tuổi, còn nhiều năm nữa mới được nghỉ hưu, cha mẹ chồng sau khi cưới khoảng 3-4 năm chuyển sang ở nhà tôi và nghỉ hưu cũng luôn sống cùng chúng tôi để dưỡng già.

Tôi là con gái duy nhất trong gia đình, lại ở xa bố mẹ ruột. Bố mẹ tôi nghỉ hưu về quê ở nhà bà nội có vườn và họ hàng bên cạnh nên bố mẹ vui vẻ, hay gửi thực phẩm lên cho nhà tôi. Cách đây 3 năm, bố tôi đột ngột qua đời. Tôi muốn đưa mẹ về ở với tôi một thời gian. Tôi đã bàn với bố mẹ chồng về việc về nhà anh chồng và chị dâu tôi ở một thời gian. Cha mẹ chồng không đồng ý, còn nói tôi có ý đồ xấu, chỉ muốn đuổi họ đi để mẹ của tôi ở cùng chúng tôi dưỡng già.

Chồng tôi lúc đầu đứng về phía tôi, cảm thấy mẹ tôi chỉ có một mình, anh ấy thấy bất an nên cũng đồng ý tôi đón mẹ về ở cùng.

Vì nhà tôi ở là bố mẹ tôi nhường cho con gái ông bà về quê, được là khu trung tâm, nên tôi chưa sang tên sang cho tôi. Bố mẹ chồng thấy rộng rãi nên để nhà của lại cho vợ chồng con trai trưởng mà sang ở với vợ chồng tôi. Nếu tính ra thì nhà vẫn đứng tên bố mẹ tôi.

Sau này, không hiểu vì lý do gì mà chồng tôi do dự, tôi đã thuê căn nhà một phòng ngủ cho mẹ tôi ở khu dân cư quân nhân của chúng tôi.

Mẹ tôi ở 6 tháng rồi muốn về, ban đầu tôi không hiểu lý do, sau này nghe các cụ trong khu dân cư nói đến, tôi mới biết.

Có một ngày, mẹ chồng tôi gặp mẹ tôi ở khu dân cư, nói những điều không đúng, ý muốn nói rằng mẹ tôi sinh con gái, theo truyền thống thì phải sinh con trai để chăm sóc khi về già, và bảo mẹ tôi biết điều một chút.

Mẹ tôi là người tốt bụng, không hay cãi vã với người khác, nghe thấy mẹ chồng tôi nói, bà bật khóc chỉ sau vài lời nói.

Chuyện này mẹ tôi chưa bao giờ nói với tôi, khi tôi biết, tôi đã hỏi mẹ chồng tại sao lại nói những lời đó với mẹ tôi.

Con gái thì không thể chăm sóc cha mẹ lúc về già sao? Mẹ chồng còn cười cợt nói rằng, bà chỉ đùa với mẹ tôi, ai biết mẹ tôi không biết điều, lại coi là thật và còn nói lại với tôi.

Tôi nói với mẹ chồng rằng, không phải mẹ tôi nói, mà là người khác không chịu nổi nên mới kể cho tôi nghe, bà còn nói gì nữa tôi đều biết, không nên quá đáng.

Mẹ chồng đã gọi chồng tôi vào phòng nói chuyện rất lâu, chồng tôi về phòng liền tỏ thái độ khó chịu, nói tôi không tôn trọng cha mẹ anh ấy. Tôi bật đoạn ghi âm trong điện thoại cho chồng nghe, để ông nghe xem người ta ngoài kia đánh giá mẹ chồng thế nào. Còn khi tôi hỏi mẹ chồng, bà đã trả lời tôi như thế nào.

Chồng nghe đoạn ghi âm trong điện thoại của tôi, bối rối nói rằng, các bà lúc nào cũng nhiều chuyện.

Đêm đó, tôi khóc đến sáng, không chỉ vì tội lỗi với mẹ mà còn vì thất vọng về cuộc hôn nhân của mình. Trong lòng tôi thầm nghĩ, cứ nhịn, cầu mong mẹ có thể sống tốt một mình, khi tôi về hưu ở tuổi 50, tôi có thể về nhà cùng mẹ hưởng tuổi già.

Sáng hôm sau, vì tối qua mẹ chồng đã mách chồng tôi, nên bà không làm bữa sáng cho cả nhà bà còn trẻ, bố chồng tôi chỉ ăn đồ bà nấu, tôi phải dậy sớm đi mua cho cả nhà chỉ bố chồng bà phải nấu( bố chồng biết nghĩ nên ông bắt bà, con trai phải làm việc nhà nấu nướng khi tôi vắng nhà).

Mẹ chồng nhìn tôi một cái rồi nói rằng con dâu thế hệ của họ hàng ngày phải dậy sớm, nấu cơm cho bố mẹ chồng và mang nước rửa mặt cho họ, con dâu thời nay đã rất may mắn rồi. Tôi không đáp lại lời mẹ chồng mà chỉ ăn chút gì đó rồi đi làm.

Tôi sẽ không bao giờ về nhà đúng giờ nữa. Việc trò chuyện video với mẹ trong thời gian dài ở nơi làm việc và đồng hành cùng mẹ qua màn hình cũng là một niềm hạnh phúc.

Ban đầu, chồng tôi còn nghĩ tôi có triệu chứng gì, lén đến cơ quan tìm tôi, thấy tôi đang gọi video với mẹ, anh ấy mới không nói gì. Sau khi con trai lên đại học, mỗi cuối tuần, tôi đều tự lái xe về nhà mẹ đẻ để ở bên mẹ. Mẹ lại khuyên tôi không nên vì bà mà làm mất lòng chồng.

Có lúc, tôi nghĩ rằng cha mẹ có con gái duy nhất, trong lòng vốn cho rằng con gái đã gả vào nhà người khác, phải hiếu thảo với cha mẹ chồng, nuôi dạy con cái, còn phải làm hậu phương vững chắc cho chồng. Nếu thường xuyên về nhà mẹ đẻ, chắc chắn sẽ khiến cha mẹ chồng và chồng không vui.

Năm ngoái, mẹ tôi bị bệnh phải nhập viện, tôi xin nghỉ dài ba tháng, cha mẹ chồng nói tôi điên, thuê một người chăm sóc không phải được rồi sao. Chồng tôi cũng không hài lòng với quyết định của tôi, nói rằng nghỉ ba tháng sẽ mất khá nhiều tiền và ảnh hưởng đến lương hưu sau này. Theo tôi, không có số tiền nào có thể đổi lại được thời gian tôi ở bên mẹ.

Cha tôi ra đi đột ngột, không cho tôi cơ hội làm tròn chữ hiếu, tôi không thể để mẹ phải chịu đựng bệnh tật một mình nữa.

Năm nay, sau khi ký giấy nghỉ hưu, tôi lập tức thu dọn hành lý, lái xe về nhà mẹ. Cha mẹ chồng gọi điện nói tôi thiếu giáo dục, có việc hay không có việc đều về nhà lo phụng dưỡng bố mẹ chồng, rồi giả vờ rằng họ cảm thấy không khỏe, cần nhập viện, bảo tôi về chăm sóc, nhưng tôi nói rằng chồng tôi có thể dành thời gian chăm sóc cha mẹ chồng.

Chồng tôi lái xe đến nhà mẹ tôi, nói với tôi rằng nếu tôi quyết định ở lại nhà mẹ lâu dài, thì chúng ta nên ly hôn. Mẹ tôi liền thúc ép tôi về nhà cùng chồng, khóc nói rằng bà không muốn vì mình mà gia đình tôi bất hòa.

Tôi không quan tâm, bảo chồng đi về, tôi ở nhà an ủi mẹ rất lâu, nói với mẹ: “Mẹ, mẹ có muốn thấy con gái phải chịu đựng trong hôn nhân không? Mẹ biết rõ cha mẹ chồng con là người thế nào, bây giờ chồng con đến nhà mình nói thế này, cũng vì sự xúi giục của cha mẹ chồng thôi, họ nghĩ rằng mẹ dễ bị bắt nạt”. Ngày trước tôi không hỏi mẹ chồng tôi hồi đó đã nói gì về bà, tôi cảm thấy điều đó sẽ lại làm tổn thương mẹ tôi

Mẹ cảm thấy mình liên lụy đến tôi, thở dài nói rằng cha tôi ra đi quá sớm. Tôi ôm mẹ, lặng lẽ khóc, đây chính là nỗi buồn của con gái một, bị người khác bắt nạt, lại còn cảm thấy mình có lỗi với người khác.

Tôi đã trở về ba tháng rồi, chồng tôi chỉ đến một lần, con trai nói kỳ nghỉ sẽ đến thăm và ở với bà ngoại. Đôi khi, tôi nghĩ, chồng và cha mẹ chồng có lẽ nghĩ rằng có thể bắt nạt mẹ con tôi vì cha tôi đã mất. Ông bà còn rất khoẻ, năm nào cũng nói tôi đưa tiền để ông bà đi du lịch nước ngoài. Đến con trai tôi cũng nói : – Bố sống không công bằng, trả xe ô tô cho con để con về dưới mẹ. (xe này tôi mua cho con trai, chồng tôi đi làm rất gần khoảng 2km)

Họ nghĩ rằng nhà không có một người đàn ông mạnh mẽ, họ muốn làm gì mẹ con tôi thì làm. Tuy tôi là con gái, nhưng tuyệt đối không thể để cha mẹ chồng và chồng bắt nạt mẹ tôi, cùng lắm thì ly hôn. Như vậy, tôi có thể dành toàn tâm toàn ý ở nhà chăm sóc mẹ, tốt hơn nhiều so với việc duy trì một cuộc hôn nhân đã mục nát, tôi bị cha mẹ chồng áp bức, bị chồng ràng buộc.

Bao nhiêu năm ép tôi đưa tên con trai bà vào sổ hồng nhưng tôi không chịu nên đòi hỏi mọi việc bắt tôi đáp ứng lương chồng tôi 28 năm chỉ được 17 triệu dạy thể dục thể thao trường cấp 3 và hai lương hưu 6 triệu và 4,5 triệu ông bà cất phần cho con trai cả vì con bà khó khăn hơn nhà tôi.

Đỉnh điểm ông bà doạ bắt con trai ly hôn. Con trai tôi buông câu ly hôn đi mẹ nay con sắp đi làm rồi, con chẳng sao cả khi cha mẹ ly hôn. Tôi đặt vấn đề ký giấy ly hôn là mời bố mẹ chồng và chồng trong ba ngày dọn ra khỏi nhà. Bà buông câu :

– Ở nhà này 20 năm, hộ khẩu ở đây thì ra toà phải chia 1/2 nhà nếu không, thì không đi đâu cả ..

Tôi cười thôi để luật gia đình phán xét. Chồng dứt khoát không ly hôn, nhưng tôi mỏi mệt rồi. Tôi nói chồng :

– Anh lấy xe chở bố mẹ anh về nhà anh chị anh sống để tôi dọn nhà đưa mẹ tôi lên, có anh cũng được không có anh chẳng sao? Chúng ta là người lớn nên ly hôn là tốt nhất. cảm thấy đó cũng là một sự giải thoát.

… …

Bây giờ, tôi có lương hưu, trong tay còn có số tiền tiết kiệm của tôi của bố mẹ ruột.. nhiều năm qua, tôi không sợ tương lai sẽ ra sao. Tôi chỉ lo chăm sóc mẹ tôi và con trai tôi, khi con trai tôi đã hiểu chuyện, chính con trai tôi nói:

– Ông bà nội sống không công bằng chỉ biết cháu bác cả, thậm trí vòi mẹ mua đồ cho bác cả mà nhà bác không biết điều, còn hỏi dò nhà này ông bà nội đứng tên hả, thì con trai bác có quyền đến ở, mà chọn phòng con nói con dọn sang phòng khác nên con không đồng ý cho ở, lúc này mẹ mới biết, lúc đầu mẹ nghĩ ở tạm đi học thôi…

… …

Tôi thiết nghĩ chỉ cần mẹ và con trai hiểu chuyện còn những người khác không nằm trong phạm vi quan tâm của tôi. ..

Mời gia đình chồng cũ dọn ra khỏi nhà, tôi sẽ sửa sang lại đón mẹ tôi lên, chắc tháng 10-11 con trai tôi đi du học, tôi đã chuẩn bị sẵn, tôi muốn sống với mẹ tôi, ở khu quân nhân mẹ tôi có nhiều bạn bè các bác ngày trước cùng làm trong đơn vị bố mẹ tôi nghỉ hưu hay hỏi mẹ tôi khi nào lên…

Tôi biết cả nhà chồng cũ dọn đi là vấn đề lớn, nhưng tôi kệ họ gỡ thoát gì mặc họ tôi sắm lại miễn mẹ tôi về nhà cũ là được rồi…😭

Trần Linh

Bài viết khác

33 Phéρ lịch sự tối thiểu nên Ьiết, và dạy con cháu từ khi còn nhỏ nhé !

1. Người văn minh không chiα tαy Ьằng tin nhắn 2. Đảm Ьảo không quên tɾả lại những cuốn sách ᵭã mượn về ᵭọc 3. Tɾả lại số tiền vαy càng sớm càng tốt, ᵭừng ᵭể ᵭến lúc họ ρhải ᵭòi 4. Đừng mãi cắm cúi vào ᵭiện thoại khi ᵭαng nói chuyện với người […]

Mùα trở gió – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Cuộc hẹn củα chúng tôi không rõ ràng, mỗi năm gió lại đến bằng một ngày khác nhαu. Nên vừα bước quα tháng Chín, tôi Ьắt đầu dời chiếc chuông gió sαng cửα sổ ρhíα Đông. Cuộc chờ đợi nhiều khi rất dài, đến nỗi quên ρhứt đi.     Để rồi một sớm mαi, […]

Lời trăn trối cuối cùng – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

– Chị giáo ơi! Chị giáo ơi! Chị có nhà không hử? – Dạ! Cháu đây! Bà Nα gọi cháu à? Có chuyện gì mà bà hốt hoảng thế? Ông lại đαu à? – Không! Chị lấy lương chưα cho bà vαy 5 triệu ,ông lão nhà bà ốm nặng quá rồi chắc không quα […]