Tình cảm chị em chúng tôi là quá cao đẹp, quá thiêng liêng

Tôi sinh ra tại một vùng quê hẻo lánh. Ngày qua ngày, cha mẹ tôi phải ra sức cày cấy trên mảnh ruộng khô cằn để nuôi hai chị em tôi ăn học. Một ngày kia tôi lén ăn cắp mười lăm đồng trong ngăn kéo của cha để mua một chiếc khăn tay mà những đứa con gái trong làng đều có. Cha tôi phát hiện, ông lấy chiếc roi tre treo trên vách xuống, bắt hai chị em tôi quỳ trước mặt và hỏi rằng ai đã lấy cắp. Vì sợ hãi, tôi đã không dám đứng lên nhận lỗi. Cha tức giận định đánh cả hai chị em, ông đưa chiếc roi lên. Em níu tay cha lại và nói:

– Thưa cha, con trót dại…

Em nói loanh quanh, không giải thích được đã dùng số tiền ấy vào việc gì. Cha giận đến tái mặt nghĩ rằng em đã ăn chơi lêu lổng và quất liên hồi chiếc roi dài vào lưng em cho đến khi cha gần như không thở được nũa. Đêm ấy, mẹ và tôi đã dỗ dành em. Nhìn thân hình đầy những lằn roi của em, tôi oà khóc. Em vội vàng nói:

– Chị ơi đừng khóc, kẻo cha nghe thấy cha sẽ đánh đòn chị đấy!

Năm ấy em vừa lên 8 và tôi 11 tuổi.

Năm em tôi được tuyển thẳng vào trường trung học thì tôi cũng trúng tuyển vào đại học. Chưa kịp vui với niềm mơ ước được chạm vào cánh cửa đại học thì tôi đã đối diện với nỗi lo lắng về học phí. Cha mẹ tôi không đủ tiền để cho hai chị em ăn học cùng một lúc. Em tôi quyết định bỏ học nhưng cha mẹ và cả tôi đều không đồng ý. Tôi nói:

– Em cần phải tiếp tục đi học để tìm cách thoát ra khỏi cảnh nghèo khó sau này. Chính chị mới là người không nên tiếp tục vào đại học.

Nhưng em đã bỏ nhà ra đi với vài bộ quần áo cũ và một ít muối mè trong chiếc túi xách nhỏ. Em đã lén đến bên giường tôi và để lại một mảnh giấy nhỏ bên gối tôi với lời nhắn nhủ: “Chị ơi, được vào đại học không phải là điều dễ dàng. Em sẽ tìm việc làm để gởi tiền về cho chị.”.

Tôi trào nước mắt, chẳng nói lên lời. Năm ấy em mới 17 và tôi tròn 20.

Với số tiền ba tôi vay được trong làng cộng với số tiền gởi về của em, cuối cùng tôi cũng học xong năm thứ 3 đại học. Một hôm đang ngồi học trong phòng, một đứa bạn chạy vào gọi tôi và nói:

– Có người cùng làng đợi cậu ngoài kia.

Tôi chạy ra và thấy em đứng từ xa, quần áo lấm lem dầu nhớt. Tôi hỏi em:

– Sao em không nói với bạn của chị, em là em trai chị chứ?

Em cười đáp lại:

-Em sợ mọi người sẽ cười chị khi nhìn thấy bộ dạng nhếch nhác của em.

Tôi lặng người, nước mắt tuôn trào.

Em mỉm cười, đôi mắt ánh lên lấp lánh. Em đưa tay vào túi áo lấy ra một chiếc kẹp tóc hình con bướm và nói:

– Em thấy mọi cô gái đều cài nó trên tóc, vì thế em mua tặng chị!

Tôi không kìm được niềm xúc động, ôm chầm lấy em nức nở. Năm ấy tôi đã 23 và em mới 20.

Khi lần đầu tôi đưa bạn trai về nhà ra mắt cha mẹ, mọi thứ trong nhà đều rất sạch sẽ và ngăn nắp, ngay cả miếng cửa sổ bị bể cũng đã được lắp lại. Mẹ cho tôi biết trong khi dọn dẹp và thay khung cửa sổ, em đã bị miếng kính đâm vào tay chảy máu.

Tôi chạy vào tìm em. Nhìn vết thương trên tay em, tôi cảm thấy như có hàng ngàn mũi kim đâm vào tim mình. Tôi lấy thuốc và bông băng để băng lại vết thương cho em. Em cười:

– Em không muốn anh ấy chê nhà mình nghèo khổ!

Năm ấy em 23 và tôi 26.

Sau khi lập gia đình, tôi về sống với chồng ở thành phố. Vài năm sau, chồng tôi trở thành giám đốc của một xí nghiệp. Vợ chồng tôi muốn đưa em vào làm nhưng em từ chối vì sợ mọi người sẽ xì xầm bàn tán những lời không hay về chồng tôi.

30 tuổi, em lập gia đình với một cô gái trong thôn.

Năm tôi 40, cuộc hôn nhân tưởng chừng như mỹ mãn của tôi bị đỏ vỡ vì sự xuất hiện của một người đàn bà khác. Em vứt hết chuyện gia đình đến chăm lo cho các con tôi, vực tôi dậy sau những đắng cay nghiệt ngã. Rồi một ngày cả hai chúng tôi đều già nua, tóc bạc gần hết mái đầu. Em ngồi bên tôi nhắc lại chuyện xưa: Ngày ấy, chị em tôi mỗi ngày phải lội bộ hơn hai tiếng mới có thể đến trường. Một hôm, em làm mất chiếc giày.

Một phần sợ cha đánh em, một phần biết mẹ không có tiền mua giày mới, tôi đã nhường cho em đôi giày của mình. Và cứ thế, mỗi ngày hơn bốn tiếng đi-về, chân tôi phồng rộp lên và rướm máu vì những viên đá nhọn trên mặt đường nóng bỏng. Từ đó em hứa với lòng phải chăm sóc và đối xử với tôi thật tốt.

Nước mắt tôi chợt ứa ra vì hạnh phúc. Năm ấy em chỉ vừa lên 5!

Phải nói rằng: Tình cảm chị em chúng tôi là quá cao đẹp, quá thiêng liêng! Chính nhờ tình cảm đẹp đẽ đó đã nâng đỡ tôi trong cuộc sống, nhất là trong những khi khó khăn gấp khúc của đời người! Tôi ước gì có một ngày gọi là NGÀY ANH CHỊ EM, cũng là để mọi người biết trân trọng và bảo vệ tình cảm đẹp đẽ này.

( Nguồn và ảnh sưu tầm)

Bài viết khác

Quà cho Mẹ không cần nhiều đâu con – Câu chuyện ý nghĩα khiến chúng tα dừng lại để suy ngẫm

Cuối tuần, con tɾαi cả tạt quα biếu mẹ hộρ sữα. Mẹ đαng hỏi : “Sữα gì đó…, mẹ uống được không, đó có mắc lắm không con…?” Chưα nghe ɾõ lời mẹ đαng hỏi chưα dứt câu, con tɾαi đã lαo ɾα xe: “Thôi thôi… con bận lắm, con đi đây, mẹ cứ uống […]

Câu chuyện “Giấy chứng nhận làm người” : Bài học sâu sắc về nhân cách và lối hành xử

Nhà gα ngày cận tết, mọi người đều hối hả Ьắt chuyến tàu cuối cùng để kịρ tɾở về quê và ɾất háo hức vì sắρ được đoàn tụ cùng giα đình. Khi mọi người đã ổn định chỗ ngồi, cô gái soát vé Ьắt đầu công việc củα mình. Cô nhαnh chóng kiểm tɾα […]

Tựα cửα nhìn theo – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Bịn rịn mãi rồi bà Huỳnh cũng bán nhà, rời quê lên ρhố với dâu con, cháu nội. Đó là cuộc rα đi trong nước mắt. Hưng – con trαi bà mαnh nhα ý định bán nhà đã lâu; khi cậu nói rα, người mẹ bất ngờ rơi lệ và chối từ đây đẫy.   […]