Cớm áo gạo tiền – Chương 9

Tg Antoni Phenix

An đã kiểm tra sức khỏe lao động xong. Các bác sĩ kết luận là không có các Ьệпh truyền nhiễm và có thể làm việc với sinh viên được.

Hàng ngày anh đến lên lớp nghe các bài giảng của giáo sư Szafir. Ngoài ra anh còn tham dự một số bài giảng của các giáo sư khác để tiếp xúc trực tiếp với các em sinh viên.

Các em sinh viên tây trẻ măng nhưng họ vẫn chuyện trò với An như người cùng vai phải lứa. Các em không biết là anh hơn họ đến 15, 16 tuổi. Cũng được cái may là tiếng Tiệp xưng hô cũng đơn giản .

– Thế bạn tên là gì ? Bạn từ đâu đến ? Sao không thấy bạn học năm thứ nhất mà bây giờ lại thấy bạn đi nghe giảng của năm thứ hai ? Một sinh viên năm thứ hai tò mò hỏi An ?

– Tớ tên là An, tớ đến từ Việt Nam. Tớ học hết đại học năm thứ nhất ở trong nước, rồi mới sang đây .

– Aha !Sao tên của bạn ngắn thế ? Tên bạn chỉ có một âm tiết thôi ! An…tôi đọc như vậy, liệu có sai không ?

– Đúng ! Bạn cứ ᵭάпҺ vần bình thường là được. Tiếng Việt có các chữ cái alphabet Latin đọc như tiếng Pháp ấy. Tiếng Việt Nam là tiếng đơn âm mỗi từ chỉ có một âm tiết thôi .

– Vậy tên bạn có nghĩa gì không ?

– Có chứ ! Tên tôi có nghĩa là: An nhiên, an toàn, an bình…

– Sang đây bạn có thấy thời tiết hợp không?

– Ở đây bây giờ đang là mùa thu vàng rực rỡ. Ở Việt Nam có mùa thu nhưng không bao giờ có một rừng thu màu sắc đẹp rực rỡ như ở Bratislava. Ở đây mùa thu đẹp thì đẹp thật đấy…nhưng lạnh quá. Còn mùa đông thì thật là kinh hoàng. Ở nước tôi khi nhiệt độ hạ thấp xuống dưới 10 độ C là học sinh phổ thông được nghỉ học.

– Âm 10 độ C phải không ?

– Không phải, plus 10 độ C .

– Plus?

– Dương 10 độ C, plus 10 độ C.

-Ha, ha…hay quá !

Cả đám sinh viên cười nghiêng ngả, cười đến đau cả bụng.

An còn đi dự một số buổi chữa bài tập của phương trình vi ρhâп, đạo hàm riêng, rồi lý thuyết kì dị…

Tối về anh lại phải dạy cho con của anh Phi hoặc con của chị Thi. Bố mẹ các cháu cứ nghĩ rằng An chỉ sống có một mình nên rảnh rỗi, không bận bịu việc gia đình. Nhưng họ có biết đâu là anh cũng phải ăn uống, học tập và kiếm tiền gửi về cho vợ con nữa chứ ? Họ không trả tiền công và ngay cả những bữa ăn tối họ cũng vô tư không mời anh bao giờ ? Nhưng vì yêu nghề, yêu trẻ con nên anh vẫn trang thủ dạy giúp các cháu học thêm vào các buổi tối trong tuần.

Anh Mỹ xin được xuất laborant, phụ trách phòng thí nghiệm hoá học. Tòa nhà của khoa toán Collegium Matematicum ở gần tòa nhà của khoa hoa Collegium Chemicum, cho nên đôi khi An đến trường nghe giảng xong anh sang viện hoá chơi với anh Mỹ .

Hôm đó An đang ngồi cùng với anh Mỹ trong phòng thí nghiệm. thì có một học sinh đến hỏi một vấn đề thực nghiệm hóa ρhâп tích định tính.

– Ông tiến sĩ ơi ! Tại sao tôi làm rất đúng qui trình nhưng trong ống nghiệm của tôi, hình như lại xuất hiện một loại chất kết tủa lạ…thế là tại làm sao ? Ông chỉ giúp tôi với ?

– Về đem sách của giáo sư Bielan mà đọc. Anh Mỹ trả lời.

-Tôi cũng đọc sách của giáo sư Bielan nhiều lần nhưng không tìm thấy cái gì cả!

-Em cứ về nhà đọc đi đọc lại nhiều lần, rồi sẽ tìm ra.

– Anh Mỹ! Anh hướng dẫn cho em sinh viên một tí đi. An nói với anh Mỹ bằng tiếng Việt

– Kệ chúng nó! Mới lại anh quên hết rồi.

– Em giải thích cho sinh viên nhé

-Tuỳ em .

An gọi em sinh viên lại và giải thích là: nhiều phần độ pH trong thí nghiệm của em cao quá. Còn có thể do ống nghiệm không được rửa sạch bằng nước cất. An cũng nói cho em sinh viên rằng: đọc sách của giáo sư Bielan thì chỉ hiểu có phần lý thuyết thôi.

– Thầy có biết cuốn sách nào viết về vấn đề này không?

– Xin lỗi ! Tôi có phải là thầy giáo của em đâu ? Tôi là bạn của thầy Mỹ. Nhưng tôi có thể trả lời là: Em tìm sách viết về hoá ρhâп tích của phó giáo sư Choinix…sẽ có đầy đủ.

– Em cảm ơn thầy.

– Không có gì đâu ! Em về làm thí nghiệm tiếp đi. Hôm nay tôi ở đây đến cuối buổi, nếu cần hỏi gì thì em cứ đến hỏi.

Em sinh viên đi rồi. Anh Mỹ ngỡ ngàng khi thấy An tư vấn giải thích cho sinh viên của mình mà bản thân anh cũng không biết là đúng hay sai ?

Anh đành phải nói với An :

– Em giải thích cho nó làm gì? Không biết em giải thích như vậy có đúng không?

– Đúng thì nhất định là đúng rồi !

– Em biết hoá giải tích à ?

– Em còn biết nhiều ngành hoá khác nhau…nhưng khá nhất là hoá lượng ʇ⚡︎ử .

– Sao? Hoá lượng ʇ⚡︎ử á ? Em học bao giờ?

– Em học từ ngày xưa, cách đây 14,15 năm rồi.

– Thế em sang đây làm phụ giảng môn toán hay môn hoá ?

– Tất nhiên là môn toán rồi. Em sẽ chữa bài tập về kì dị và phương trình vi ρhâп đạo hàm riêng thôi .

Chiều tối về An cứ thắc mắc mãi: tại sao là thầy giáo đứng tгêภ lớp mà lại “quên hết rồi “ thì giảng dạy cái gì? Tại sao anh Mỹ trước khi lên lớp không chịu đọc và xem lại sách vở ? Quên cũng là chuyện bình thường thôi, nhưng đã là giáo viên thì phải “văn ôn võ luyện” chứ !

Ngoài anh Mỹ ra, thì chị Thi cũng khoe là đi dạy sinh viên tây. Không biết chị dạy như thế nào…vì như An biết thì chị Thi nói tiếng Tiệp cũng rất kém. Thôi mặc kệ họ…

Ngoảnh đi ngoảnh lại, An đi nước ngoài đã được hơn hai tháng.

Hôm nay nhận được lá thư của vợ An từ Hà Nội gửi sang. Anh mừng lắm, Hoài vợ anh mang bầu cũng đã gần chín tháng. Thấp thỏm mong tin chồng nhưng cô cũng chẳng biết làm thế nào , chỉ biết chờ đợi thôi .

An muốn telephone về số điện thoại cơ quan của vợ để hỏi thăm tình hình. Hồi đó rất ít gia đình có điện thoại riêng. Gọi điện thoại từ châu Âu về Việt Nam hồi đó đắt tiền lắm, có khi mất đến mấy chục USD.

Qua tìm hiểu thấy có mấy người Việt Nam vẫn hay đi tìm điện thoại công cộng bị kẹt, không ăn xu…để gọi về nhà. Tất nhiên là những cái điện thoại không ăn xu đó mà người nào phán hiện được thì họ cũng giữ bí mật lắm. Vì ít người sử dụng thì may ra còn có cơ hội để gọi lần sau nữa, nếu nhiều người sử dụng thì dễ bị phát hiện và nhà nước họ cho người đến sửa chữa là hết cơ hội gọi…

Lần mò mãi cuối cùng An cũng tìm thấy một cái điện thoại công cộng trong nhà ga nội đô . Anh gọi về số điện thoại cơ quan của Hoài . May quá Hoài cũng quanh quẩn gần phòng hành chính nên chạy ngay đến để nghe điện thoại. An và vợ tâm sự qua điện thoại đến gần nửa tiếng đồng hồ.

– Em định ngày mai đi Ьệпh viện C .

– Sao lại là Ьệпh viện C.

– Nhà ta có quen bác sĩ Du trưởng khoa phụ sản Ьệпh viện C. chú ấy đỡ cho .

– Tốt quá. Em biết con trai hay con gáι chưa ?

– Em không biết, nhưng có lẽ là con gáι.

– Càng tốt em à. Giữ gìn sức khỏe em nhé. Anh sẽ cố gắng gửi cho em một thùng tђยốς để em có tiền tiêu.

– Không cần đâu anh ơi!

Sau đó An nhờ anh Mỹ mua hộ mấy chục vỉ tђยốς kháng sinh Ampicillin, Bristol…rồi đóng gói cẩn thận, tìm cách nhờ gửi về Việt Nam cho Hoài.

Thuốc gửi về tới tay Hoài thì chỉ còn một nửa, bị người cầm hộ ăn chặn đầu chặn đuôi không còn được bao nhiêu. Nhưng dù sao thì Hoài cũng có thêm được một chút tiền để nuôi hai con nhỏ.

Bài viết khác

Hết hạn làm người – Bài thơ hαy ý sâu sắc đầy tính nhân văn

Đến một ngày chùn chân mỏi gối không thể bước đi Tóc nhạt màu hơn mây chiều nhạt nắng Ngắm bàn tαy đầy gân xαnh xαnh tɾắng tɾắng Đường chỉ tαy mờ ρhαi chẳng đoán ɾõ nữα đường đời *** Ước đủ sức để gọi một tiếng mẹ ơi Giật mình nhận ɾα chẳng còn […]

Chồng tôi dạy con ! Câu chuyện ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Chồng tôi dạy con! Nhà tôi có 3 đứa trẻ, trong đó một bạn đang tuổi dậy thì ngông nghênh và hai bạn còn lại vẫn là mầm non vừa chớm! Chồng vẫn thường hay nói: em cứ để anh dạy, trẻ nhỏ dễ dạy, cứ từ từ mà nói đừng có la hét, nồ […]

Hiền tài thật sự củα Việt Nαm – Câu chuyện sâu sắc về Lê Bá Khánh Tɾình

Nhớ lại ngày học cấρ hαi. Gần như sáng thứ hαi nào tɾong giờ chào cờ, Thầy hiệu tɾưởng cũng nêu gương αnh Lê Bá Khánh Tɾình, một sinh viên Việt Nαm đạt giải vô địch toán thế giới ɾα tɾước toàn tɾường để tiếρ lửα cho thế hệ học sinh chúng tôi. Hình ảnh […]