Cớm áo gạo tiền – Chương 4

Tg Antoni Phenix

Phần 4: Ra đi

Được sự giúp đỡ của thầy Quy hiệu trưởng, thầy An đã giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính và chuẩn bị lên đường .

Tài chính cũng là một vấn đề quan trọng. Tất cả số tiền tích cóp và vay mượn được, thầy An chỉ có thể dồn tổng cộng là 400 USD thôi .

Vé máy bay qua Nga rất rẻ nhưng cũng phải mất gần 100 USD rồi, 100 USD cầm theo người phòng thân, còn lại 200 USD mua thành hàng hóa mang sang Matxcova bán lấy lãi.

Cô Hoài, vợ thầy An đang chửa đứa con thứ hai vượt mặt nhưng vẫn rất tích cực đi mua hàng hoá chuẩn bị cho chồng xuất ngoại. Nếu cô Hoài không đi mua thì ông chồng cũng không biết đâu mà mò. Thầy An có mua bán cái gì bao giờ đâu ngoài việc đi dạy học !

Hàng hoá mua mang đi gồm: quần bò, kimono, áo phông Thái lan, áo chấm Thái lan, ʋòпg xương …. Hàng hoá được đóng thành một thùng cotton và một túi du lịch nhỏ ҳάch tay. Tinh thần là bán hết hàng hoá tại Matxcova rồi mua thành USD mang sang Praha .

Hai vợ chồng thầy An bàn với nhau :

-Anh đi sang đó bao giờ quay về với em ? Sau một năm ở trường tổng hợp UB, anh có định về không ?

– Có lẽ là không ! Sang một năm đầu chưa làm ăn gì được đâu. Anh phải có một số tiền đủ lớn thì mới về nước được. Cảnh nghèo này anh chịu hết nổi rồi !

– Thế thì có lẽ em mất chồng rồi!

– Anh sang khoảng một năm ổn định rồi đón em và các con sang sau .

– Em sẽ chờ đợi tới ngày ấy…

Đúng là thầy An gầy đi nhiều so với ngày anh mới ở nước ngoài về. Anh chỉ còn nặng có 53 kg thôi, hồi mới về nước anh nặng 65kg cao 1m74. Nhìn sáng giá nhất trường.

Đi Đông Âu vào những năm cuối của thập kỷ tám mươi với số vốn trong túi là 400 USD cũng là quá mạo hiểm. Tình hình kinh tế của các nước phe XHCN đều rất xấu. Tình hình chính trị lại rất bất ổn định, thường xuyên có Ьιểu tìпh. Rất có thể xảy ra cách ๓.ạ.ภ .ﻮ màu…

Chính trị, chính em…thì thầy An không mấy quan tâm. Thầy An nghĩ rằng tình hình có đại loạn, thì nhiều khi lại là cơ hội làm ăn. Các cụ vẫn thường nói: đục nước béo cò mà. Tất nhiên phải là những con cò giỏi thì mới bắt được những con tép riu.

Một chiều đầu mùa thu năm 1988, cô Hoài đi cùng với con trai khoảng 6,7 tuổi, lên sân bay Nội Bài tiễn chồng đi nước ngoài. Chia ly có vui bao giờ đâu ? Con trai thầy An khóc hết nước mắt, nhất định không cho bố đi nước ngoài vì nó không biết sờ râu ai mỗi khi đêm thức giấc. Thầy An đi vào trong khu cách ly rồi vẫn còn nghe thấy tiếng con trai khóc, mà xót xa mãi trong lòng.

Một chuyến bay khá vất vả. Máy bay IL62 phải hạ cάпh hai lần xuống sân bay Karachi và sân bay Taszkient .

Tại sân bay Karachi trời nóng đến chảy mỡ mà không thấy có điều hòa! Nhiệt độ phải khoảng 40,41 độ C. Kinh nhất là thấy những có gáι mặc những bộ váy áo rất dài, lại còn chùm kín cả mặt.

Họ là những tín đồ của Hồi giáo .

Sang đến Taszkient vẫn còn nhận ra xứ sở của đạo Hồi nhưng có vẻ văn minh hơn.

Cuối cùng thì máy bay chở thầy An cũng hạ cάпh an toàn xuống sân bay Semereczevo Matxcova. Một sân bay rất to có rất nhiều cửa ra vào. Nhưng đối với thầy An thì không có gì là khó khăn cả, vì anh biết tiếng Nga khá giỏi.

Sẵn trong túi có ít tiền Rubel mà vợ thầy An đã xin của những người đi công tác Liên Xô về còn sót lại. Thầy An gọi taxi theo địa chỉ về nhà cô Hoa, cô Hoa là bạn thân của dì ruột vợ nên thầy An vẫn quen gọi là cô mặc dù cô Hoa chỉ lớn hơn thầy An có vài tuổi.

Cô Hoa làm việc ở bộ đại học, sang công tác dài ngày tại Liên xô. Thầy An tính chuyện nhờ cô Hoa giải quyết hộ đống hàng hoá mang sang, rồi chuyển thành USD. Xong xuôi mọi việc sẽ mua vé tàu hỏa đi Praha.

Cô Hoa đã gọi điện cho mấy người quen đến lấy hàng. Trong khi chờ đợi giải quyết hàng hoá thầy An tranh thủ ra nhà ga Kievski Vakzal để mua vé tàu ngày mai đi Praha.

Khi thầy An trở về nhà cô Hoa thì gặp ngay người tình của cô Hoa là anh Trần Quách cũng vừa đến chơi.

– Em chào anh Trần Quách .

– Chào chú em . Em sang đây làm gì?

– Em đi sang Praha giúp ông thầy chuẩn bị tổ chức hội nghị Equadiff 10 . Sau đó em về trường UB làm trợ lý cho giáo sư một năm .

Thầy Trần Quách và thầy An đều là giáo viên cùng một trường, dạy bộ môn toán cùng trong tổ giải tích. Thầy Trần Quách được sang MEI thực tập một năm. Khi ở Việt Nam, hai anh em cũng khá thân nhau vì đều là người Hà Nội .

– Em Hoa à ! An là người thân, giáo viên cùng tổ môn với anh. Thầy Quách nói.

– Hay quá ! Hai anh em được gặp nhau nơi đất khách quê người thì thật là quý hóa . Cô Hoa đáp.

– Tất cả hàng hóa của An để đấy cho anh bán, anh sẽ giải quyết hết.

– Không được ! Em đã gọi điện cho mấy người quen đến lấy rồi. Chúng nó trả giá cao hơn anh nhiều. Đây là giá cả chúng nó đưa ra, em có ghi lại đây này.

-Đưa anh xem.

Cô Hoa đưa tờ giấy cho thầy Trần Quách xem . Thầy Quách nheo mày nhưng cũng quyết định nhanh chóng:

-Giá này anh cũng bán được, có khi còn cao hơn nữa.

Cô Hoa mới cặp bồ với thầy giáo Trần Quách có mấy tháng mà đã phát hiện ra thầy Quách là người không tốt, lá mặt lá trái và rất hay ăn bẩn của người quen. Càng quen càng lèn cho đau mà. Tất nhiên là thầy Quách phải tìm mọi cách giữ bằng được hàng hoá của thầy An lại.

Cô Hoa nói:

– Không được đâu anh, em đã nhận lời bán cho người ta rồi.

– Không được là thế nào? Thầy An là đồng nghiệp của anh, hàng hoá của nó cũng như là hàng hoá của anh. Đứa nào đến đây mua là anh đuổi ngay .

Thầy An lên tiếng:

– Giá cả cũng chỉ là một vấn đề. Em cần giải quyết nhanh và chuyển thành USD sớm . Ngày mai đúng 13 giờ là em có tàu đi Praha rồi.

– Chú em yên trí. Của chú cũng như của anh.

Thầy Trần Quách ôm toàn bộ thùng hàng của thầy An đem đi. Cô Hoa ái ngại lắc đầu nhìn theo thầy Quách.

Cô Hoa hỏi thầy An :

-Sao An lại để anh Quách mang hết hàng đi ?

– Anh ấy là đồng nghiệp của cháu mà. Anh ấy giúp cháu cũng tốt cô à .

– Anh Quách là người không biết làm ăn gì cả. Anh ấy chỉ gà què ăn quẩn cối xay thôi ! Anh ấy hay ăn chặn của những người quen thân lắm.

– Thế hả cô? Cháu nghĩ anh ấy là nhà giáo, cháu không thể ngờ được ạ. Thôi cô ạ! Cháu hi vọng anh ấy còn thương đồng nghiệp một chút.

Tất cả hy vọng của thầy An đã tan nhanh chóng. Trưa hôm sau thầy Quách đến thanh toán với giá thấp nhất có thể. Thầy Quách giải thích rằng: là hàng của An kém chất lượng:

– Anh phải mất bao nhiêu công mới bán được cái đống hàng kém chất lượng của chú . Chắc là chú ʇ⚡︎ự đi mua nên không biết chọn, đáng nhẽ chú phải đến nhờ chị nhà anh mua thì mới lãi nhiều.

Thầy An ngậm đắng nuốt cay vì gặp phải Ϯɾộм cắρ ngay giữa ban ngày. Thầy An cũng đành phải nói:

-Em cảm ơn anh nhiều. Anh quy sang USD cho em chưa ?

-Anh đã quy sang vàng rồi. Đây, vàng của em đây .

-Ơ…Em đã nói trước với anh là quy sang USD cho em cơ mà. Giờ thì làm sao em mang được vàng qua biên giới ? Anh làm nhỡ hết việc của em rồi. Đúng 13 giờ chiều nay là em có tàu đi Praha.

– Anh tính vàng cho chú thì chú có lãi hơn rồi. Bây giờ chú lại trách anh là thế nào? Đây vàng của chú đây, anh bận phải đi ngay bây giờ. Chào chú.

Nói rồi không đợi thầy An chào lại, thầy Trần Quách đã vội vã bỏ đi. Thế là thầy An bị thầy Trần Quách cho một vố đau điếng, nhưng chẳng biết làm thế nào? Thầy An đành cầm số vàng và chào cô Hoa, rồi vội vàng chạy ra nhà ga cho kịp giờ tàu hỏa đi Praha.

Lên tàu thầy An mệt quá, ngủ một giấc ngon lành. Khi tỉnh dậy thì tàu đã đến biên giới.

Biên phòng và hải quan đã lên đầy toa.

Những cô tây ngồi cùng khoang tàu với thầy An bị hải quan kiểm tra từng ly từng tí. Khi kiểm tra xong mấy người, hải quan quay sang hỏi thầy An:

– Hàng của ông đâu?

– Của tôi đây.

– Ông chỉ có từng này thôi à ?

-Vâng !

– Ông đi đâu ?

-Tôi đi Praha, tôi đến Praha cùng giáo sư tổ chức hội nghị Equadiff 10 . Đây là giấy tờ của tôi.

– Ông là nhà toán học à ?

– Vâng.

– Chào ông! Chúc ông thành công.

Thật may mắn hải quan và biên phòng không kiểm tra một tí gì hàng hoá của thầy An. Gói vàng nhỏ đề trong túi áo vét vẫn còn nguyên. Gói vàng đó cũng may là mang sang Praha bán lãi và đổi sang tiền đô thì được hơn 400 USD.

Đúng là trong cái rủi có cái may.

Bài viết khác

Người tử tế – Những mẩu chuyện ngắn ᵭầy ý nghĩα sâu sắc và nhân văn

1. Tôi thấy nó ᵭαng ᵭứng tán gẫu với lũ Ьạn. Bỗng nó chạy vội ɾα ρhíα Ьên kiα chân cầu ᵭi Ьộ. Cả ᵭám Ьạn chưα ᵭứα nào hiểu nó ᵭịnh làm gì… cho ᵭến khi nhìn thấy Ьóng dáng một cụ Ьà. “Bà muốn quα Ьên kiα cầu ρhải không? Để cháu dìu […]

Tình yêu ᵭích thực, một câu chuyện hαy ᵭầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Cô không ngờ mình lα̣i gᾰ̣ρ một người mẹ chồng dễ sợ như vα̣̂y, từ khi kết hôn Ьὰ chưα từng xem tɾọng cô, ngὰy nὰo cũng nói những lời khó nghe. Cô chỉ Ьiết khóc. Người khάc khuyên cô ɾᾰ̀ng mẹ chồng cô về hưu ɾα̉nh ɾỗi không có việc gì lὰm, cô cứ […]

Cạn duyên – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩa, bài học đắt giá cho hôn nhân

Đợi cho bà Phấn và ông Sơn ngồi xuống băng ghế, vị thẩm phán cầm tập hồ sơ nhẹ nhàng phân tích, ông bà đã chung sống cùng nhau được 46 năm, cuộc sống ngày trước vất vả như vậy còn vượt qua được, tại sao bây giờ cả hai đã già còn đưa nhau […]