Cớm áo gạo tiền – Chương 3

Tg Antoni Phenix

Phần 03: Những ngày cuối cùng ở Hà Nội

Năm nay thầy An được ρhâп công dạy khá nhiều giờ. Anh dạy hai lớp bài giảng, một lớp chữa bài tập và làm chủ nhiệm một lớp.

Giảng dạy thì không thành vấn đề gì cả, nhưng làm chủ nhiệm lớp thì anh không biết phải làm cái gì ? Lớp đại học năm thứ hai K19 điện có đủ các cơ cấu tổ chức. Các em sinh viên đã 18, 19 tuổi rồi, họ có thể ʇ⚡︎ự giải quyết mọi vấn đề của lớp.

Thầy An thấy chẳng phải làm cái gì ngoài dạy học, mọi việc còn lại thì thầy để cho các em sinh viên ʇ⚡︎ự quản.

Một tin rất vui đã đến với thầy An. Thầy nhận được thư trả lời của ông thầy Szafir từ trường UB . Thầy Szafir nói rằng trước mắt sẽ mời thầy An sang Praha làm phụ giảng cho thầy trong một tháng . Thầy Szafir là giáo sư đồng thời là trưởng ban tổ chức hội nghị Equadiff 10 tổ chức tại Praha. Trong thư thầy Szafir có viết thêm rằng: sau sau hội nghị nếu thầy An muốn thì có thể theo thầy Szafir về trường UB làm trợ giảng.

Thế là thầy An dồn hết tâm trí vào việc xin phép nhà trường, xin Bộ Đại học cho thầy đi công tác nước ngoài. Còn hơn là làm các việc của trường của lớp mà thầy được ρhâп công.

Đúng vào lúc đang rất bận rộn nhất, thì lớp học mà thầy An được ρhâп làm chủ nhiệm lớp lại có vấn đề . Lớp K19 điện phải họp hành rất nhiều vì một vụ mất cắp.

Mất cắp ở kí túc xá sinh viên là chuyện thường xuyên xảy ra, vì các em sinh viên đều rất khó khăn về mặt kinh tế .

Vụ mất cắp ở lớp của thầy An làm chủ nhiệm rất đặc biệt, ở chỗ là người bị tình nghi ăn cắp lại là một sinh viên lớp trưởng . Em sinh viên lớp trưởng đó lại là Đảng viên, là bộ đội phục viên.

Nhiều cuộc họp hành liên tục được tổ chức. Một số sinh viên đã đưa ra các bằng chứng là anh Thành lớp trưởng ăn cắp và trước đó cũng đã ăn cắp nhiều lần. Đồng thời lớp trưởng Thành cũng đưa ra rất nhiều bằng chứng cụ thể, chứng minh Thành ngoại phạm.

Thầy An ngồi nghe họp kiểm điểm mấy buổi, thì thầy cảm thấy em sinh viên Thành đuối lý hơn. Nhưng nói đi nói lại thì cũng không đủ hẳn căn cứ để kết Ϯộι sinh viên Thành.

Thầy An đành phát biểu khá chung chung, lên án các hành vi Ϯɾộм cắρ nhưng cũng khuyên các em sinh viên trong lớp phải cân nhắc thật kỹ…

Lớp họp mấy buổi rồi mà kết quả vẫn không thống nhất được. Cuối cùng cả lớp vẫn đề nghị lên ban giám hiệu nhà trường có hình thức kỷ luật thích đáng. Và sinh viên Thành vẫn nhất định không chịu nhận mình là người ăn cắp .

Vài hôm sau, sinh viên Thành tìm đến gặp thầy An và nhờ thầy An giúp đỡ.

Thầy An nhanh chóng đưa ra một phương án. Trước tiên thầy An muốn biết sự thật, rồi mới đưa phương án giúp đỡ .

– Em phải nói đúng sự thật thì tôi mới nghĩ ra được phương án giúp đỡ em chứ.

– Vâng ạ !

– Em có lấy cắp chiếc quần mới chưa mặc của bạn cùng phòng không?

– Dạ ! dạ thưa thầy…em có ạ !

– Em đã lấy cắp nhiều lần chưa?

Sinh viên Thành chần chừ một lúc rồi cũng nói:

– Em lấy trộm lần đầu tiên thầy ạ .

Nhìn em Thành lúng túng là thầy An đoán ngay cậu ta đã ăn trộm nhiều lần rồi . Thầy An rất ghét những người có tính tắt mắt, Ϯɾộм cắρ…Thế nhưng vì một cái quần mà bị khai trừ khỏi Đảng bị đuổi học thì tương lai của Thành sẽ ra sao? Thầy An cảm thấy không đang tâm.

– Em có thấy Ϯɾộм cắρ là rất xấu không? Em phải bỏ ngay cái tính đó đi . Cứ cho là lần này tôi sẽ giúp được em, nhưng “ Đi đêm lắm có ngày gặp ma”. Nếu cứ tiếp tục sẽ bị xã hội đào thải và có thể bị pháp luật trừng trị nghiêm minh.

– Dạ ! Em xin nghe lời thầy, em hứa sẽ không bao giờ làm cái chuyện xấu hổ đó nữa. Xin thầy cứu vớt em một lần này thôi ạ

– Em đã công nhận với tập thể lớp chưa ?

– Dạ em chưa ạ !

– Em có quen ai trong trường không?

– Dạ ! Trong trường có thầy Quy hiệu trưởng, là bác ruột của em ạ !

-Thế thì em nhờ thầy Quy là tốt nhất rồi còn gì!

-Dạ, nhưng bác em biết, sẽ ﻮ.เ.+ế+..Ŧ em ૮.ɦ.ế.ƭ mất thầy ạ! Bác em sẽ cҺửι em là bôi tro, trát trấu vào mặt bác ấy. Em sợ bác ấy lắm!

– Thôi được! Tôi sẽ cố gắng giúp. Em cứ về đi, tôi sẽ có cách nói chuyện với thầy Quy. Tôi cũng đang có việc muốn gặp thầy Quy đây .

– Em cảm ơn thầy An rất nhiều ạ! Em chào thầy em về ạ!

-Chào em !

Thầy An được giáo sư Szafir mời đích danh sang Praha làm phụ giảng một tháng, sau đó về trường UB làm trợ giảng một năm. Việc đầu tiên thầy An tính là phải trình bày lên Ban giám hiệu nhà trường và xin phép lãnh đạo trường cho đi nước ngoài một năm .

Thầy An nghĩ: đi một năm thì ngoài sự đồng ý của nhà trường, còn phải có sự đồng ý của Bộ đại học. Trước tiên là phải qua phòng tổ chức cάп bộ đã. Nhân tiện có vụ của sinh viên Thành, thôi thì ta cứ đến gặp hiệu trưởng rồi tiện thể trình bày luôn công việc của mình.

Thầy An chuẩn bị sẵn giấy mời đi hội nghị ở Praha và các giấy tờ tổng kết những kiến nghị của lớp điện K19 .

Thầy An đi gặp hiệu trưởng. Vừa gõ cửa thì đã có tiếng vọng ra :

– Mời vào .

– Xin chào thầy hiệu trưởng.

– Chào thầy! Mời thầy An ngồi xuống đã, có gì thì trình bày sau. Rất xin lỗi thầy An, tôi bận đúng năm phút nữa là xong.

– Vâng thầy hiệu trưởng cứ làm việc đi, em đợi một chút không sao ạ .

– Tôi xong rồi đây. Có việc gì nghiêm trọng thế thầy An ? Nhìn thầy là tôi biết có việc quan trọng rồi.

– Dạ ! Không có việc gì lắm đâu ạ . Có một chút sự cố ở lớp điện K19, mà em không biết phải làm thế nào!

– Lớp K19A điện tôi có thằng cháu ruột đang học, thằng Thành .

– Vâng ! Đúng lớp này và đúng là việc của em Thành ạ .

– Thằng Thành có vấn đề gì thế thầy An ?

Thầy An trình bày về vụ ăn trộm ở lớp điện K19. Qua những cuộc họp của lớp, thầy An cũng trình bày những chứng cứ mà các bạn đưa ra và những biện minh của em Thành .

– Cái thằng Thanh này, nó bôi tro trát trấu vào mặt tôi rồi! Thầy An thấy thế nào? Nên kỷ luật nó thế nào bây giờ ? Đuổi khỏi trường à…?

– Theo em thì các bạn trong lớp cũng có đưa ra một số bằng chứng, nhưng những bằng chứng này không thuyết phục 100% . Còn nhiều ý kiến của các em sinh viên là suy diễn. Còn em Thành thì cũng đưa ra vài bằng chứng ngoại phạm nhưng chưa đủ. Nếu ta coi đây là một phiên tòa, thì tòa án phải là trọng chứng. Nếu chứng cứ không đủ thuyết phục, thì hội đồng xét xử phải phán quyết có lợi cho bị cáo.

– Thầy An có học văn bằng hai không? Có phải thầy học luật không?

– Dạ ! Em có học luật bao giờ đâu! Em nghĩ nếu quyết định đuổi học, sẽ ảnh hưởng đến sinh mệnh chính trị của một con người. Theo em thì chỉ giải tán ban lãnh đạo lớp học và cho sinh viên bầu lại thì em Thành đường nhiên không được làm lớp trưởng nữa. Em Thành tuy không bị kết Ϯộι ăn trộm, nhưng không còn uy tín trong lớp nữa. Quan trọng là em Thành vẫn được theo học đại học để có cơ hội trở thành người tốt, có ích cho xã hội.

– Vậy cứ làm theo phương án của thầy An đi, tôi ủng hộ.

– Dạ ! Đấy là việc công. Còn bây giờ em có một việc riêng, rất mong thầy hiệu trưởng giúp đỡ .

– Có việc gì thế thầy An ?

– Dạ ! Em muốn đi nước ngoài làm phụ tá cho ông giáo của em trong hội nghị Equadiff10 tổ chức tại Praha, sau đó em về trường UB làm một năm thực tập. Em có giấy mời của giáo dư Szafir và của trường UB đây ạ!

– Trường ta có một suất đi Treść ở nước Ý. Rất đặc biệt, chỉ đi sáu tháng mà lương trả rất cao. Mình đang tính cử cậu đi là thích hợp nhất .

– Dạ em xin nhường suất đó cho các anh, các chị em khác trong trường ạ !

– Cậu lại sợ ăn bánh vẽ chứ gì? Lần này khác, lần này mình sẽ giúp cậu đến cùng.

– Dạ em cảm ơn thầy hiệu trưởng nhiều. Nhưng em muốn về UB làm việc với thầy giáo cũ cho đúng chuyên môn ạ.

– Thôi được! Mình sẽ làm việc với khoa và làm việc với phòng tổ chức ngay .

– Còn sự đồng ý của bộ Đại học thì giải quyết có khó không thầy?

– Mình sẽ bảo cậu Trúc phòng tổ chức, làm việc này ngay cho cậu luôn nhé.

– Vâng! Em cảm ơn thầy hiệu trưởng nhiều!

– Yên trí. Mình sẽ đốc thúc làm việc nhanh nhất cho cậu. Cậu chuẩn bị làm hộ chiếu và mua vé máy bay đi là vừa .

Đúng như lời thầy Quy hứa, tất cả các công việc được giải quyết nhanh đến chóng mặt.

Chị hơn một tuần mà thầy An đã có trong tay quyển hộ chiếu công vụ. Thầy An đang tính cực nhờ người quen tìm cách mua vé máy bay Aeroflot sang Matxcova, rồi đi tàu hỏa sang Praha nhận công tác mới.

Bài viết khác

Sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc – Câu chuyện đầy tính nhân văn và giáo dục

Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn Quốc quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và […]

Con dâu cả ! “Khi cho đi sẽ nhận lại rất nhiều”

Nhân được nghỉ 2 ngày, gia đình ông tổ chức họp mặt vào buổi chiều cho mát. Chiều mới ăn uống mà, buổi trưa bớt nắng, ông xách cần câu đi câu…. Tầm hơn 5h chiều, ông lóc cóc đạp xe về. Về nhà tắm rửa xong thì bàn ăn đã bày biện xong, ông […]

Hạnh ρhúc muộn củα Chα – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Chα tôi làm nghề ᵭάпҺ xe bò. Mẹ tôi bỏ chα con tôi theo một người đàn ông giàu có. Với chα, tôi và chiếc xe bò là tất cả giα tài. Tôi lớn lên trong chiếc áo bông cũ sờn củα chα và tiếng bước chân bò lịch kịch kéo xe. Tôi chưα hề […]