Giời đày chương 7
Tg Nguyễn Thơ
Vừa xuống xe anh Hoàng nghe tiếng đàn lợn rít oang oác ҡıṅһ ҡһủṅɢ! Lũ vịt ào lên bờ quàng quạc đòi ăn như ᵭòι пợ. Anh túi bụi đổ cám, chúng nó tranh nhau xô cả vào người anh ngã dúi dụi!
Khổ lắm! Bà chủ chúng mày về, tao xin phép đi một lát thôi! Mà nào xơ múi gì đâu! Tao đang buồn hết cả người đây!
Xong xuôi anh lặng lẽ vào nhà ngồi một mình. Sương đêm xuống cộng với tiếng gió ngoài bãi mênh mông thổi vào làm anh lạnh hết cả sống lưng.
Không ăn uống gì, anh nằm xuống chiếc giường sặc mùi cám cò, mắt mở chong chong nhìn lên mái tôn. Hình ảnh anh bạn của Nhung cứ lởn vởn trước mắt anh. Bỗng dưng anh cảm thấy trong lòng bất an bồn chồn. Anh dậy ngó ra ngoài cửa, trời tối đen như mực, tiếng côn trùng kêu ran rỉ, tiếng lá chuối khô xào xạc. Thỉnh thoảng có con vịt lại quác lên một tiếng rõ to.
Tất cả vốn liếng anh đã đổ vào đây. Đàn lợn béo vai vuông vưng vức ăn no đang lăn ra ngủ, gần ngàn con vịt thay lông trắng xoá nằm la liệt ở bờ ao. Bây giờ anh về với vợ, trộm nó mà vơ cho thì hết vốn!
Anh quay vào nằm ℓêп gιườпg,mãi vẫn không ngủ được! Anh thức đấy, nhưng hình như không hề tỉnh táo! Anh không uống ɾượu, không hút Ϯhυốc nhưng sao người như ngà ngà say. Chả hiểu thế nào nữa!
Chợt điện thoại anh có tin nhắn, anh vội vàng mở ra xem
“ Anh ngủ chưa? Em bận quá nên hoá vô tâm rồi! Thôi anh cứ chịu khó đợi, ổn thỏa mọi việc chúng mình sẽ lại bên nhau!
Lớp riu lớp riu “
Thì ra là tin nhắn của cô vợ trẻ!
Có thế chứ! Anh vùng dậy mò mẫm lấy gói mỳ đổ nước пóпg vào ăn xì xụp. Rồi vui vẻ vơ một đống vỏ bao kê cái gối thật cao lên để ngủ.
Nhung không mượn người giúp việc nữa mà chỉ nhờ mẹ ở lại trông con hộ mình vài ba tháng. Cô lo sắm sửa đã xong và chuẩn bị đến ngày khai trương.
Lần này chỉ có cô và anh bạn đứng ra làm việc, không tổ chức linh đình như lần trước. Ngày đầu nghe chừng cũng suôn sẻ, khách tới ít thôi nhưng cũng kiếm được vài triệu. Mấy hôm sau cũng vậy, vẫn lác đác có người tới đều đều. Vậy là ổn!
Anh Hoàng bận túi bụi vì lợn sắp đến ngày xuất chuồng. Càng lớn chúng ăn nhiều nên anh càng vất vả!
Ban ngày anh tranh thủ về nhà chốc lát, thấy Nhung vẫn có khách đều đặn nên rất mừng. Thời kỳ khó khăn đã qua, giờ đây cả hai cùng kiếm ra tiền! Tương lai phơi phới đang hiện dần ra trước mắt anh.
Mỗi tối khuya Nhung vẫn nhắn tin cho anh đều đặn. Cô động viên chồng yên tâm về mọi mặt, hôm nào xuất lợn em sẽ đóng cửa quán để xuống bãi phụ giúp anh. Và anh nói là em không xuống đây được, hôi hám bẩn thỉu em sẽ không chịu được đâu!
Ngày vui nhất trong sự nghiệp vườn ao chuồng của anh đã đến. Mấy tấn lợn ϮhịϮ được chuyển lên ô tô, tҺươпg lái đến mua luôn cả đàn vịt một lúc. Công anh lăn lộn đổ mồ hôi sôi nước mắt, chân tay mặt mũi ngấm toàn mùi lợn với vịt, nay kết quả thu được một khoản tiền lớn đây rồi!
Khách mua lợn đi hết, anh mang tiền vào trong nhà, bỏ ra đếm. Số tiền đã mua giống để riêng, tiền để trả đại lý cám cò để riêng, còn lại hơn 2 chục triệu tiền lãi! Anh thần người ra như bị mất trộm! Thu được nhiều như thế này, ai ngờ toàn tiền cám đã chiếm gần hết!
Ngày trước anh nuôi lợn ở quê hoàn toàn lấy thóc gạo trong nhà nấu cho chúng ăn. Khi xuất chuồng được bao nhiêu là thu cả chứ không phải trả ai đồng nào.
Có người đã thắc mắc, dân ngày ấy nghèo cơm không đủ no, mà anh có gạo để nuôi lợn hàng đàn! Mỗi năm hai lứa lợn được bán anh lại đi mua vàng! Thật đúng là mình không được ăn sướng bằng lợn nhà anh ấy!
Người ta nói rằng bao năm anh Hoàng đứng cân thóc thuế cho Hợp Tác Xã kiêm sổ sách chắc được trả lương cao nên mới có nhiều thóc như thế.
Nhà nào cũng vậy, cứ mỗi mùa lúa gặt về phơi khô mang nộp thuế xong là buồn như người mất cắp. Dân làng gánh lúa kĩu kịt ra hội trường xếp hàng chờ đến lượt được cân. Anh Hoàng trực tiếp kiểm tra và đứng cân.Nhà nào mà chưa được là phải gánh về phơi lại.
Một gánh thóc nặng ước chừng 40 cân, nhưng khi mắc lên cân chỉ có thiếu, đổ thêm mấy lần vẫn cứ chưa đủ! Dân làng thắc mắc xì xèo nhưng chỉ dám nói vụng với nhau rồi ngậm ngùi về gánh tiếp ra cân cho đủ!
Vì nghèo nên cả làng không có nổi một chiếc cân. Và cứ như vậy hết năm này qua năm khác, người dân nghèo còng lưng đội mưa đội nắng đi cày cuối cùng bữa cơm vẫn phải độn khoai với sắn.
Có một ngày mấy nhà rủ nhau chung tiền, cử người đi chợ xa mới mua được chiếc cân treo 50. Tất cả thóc được cân thử trước khi mang ra kho nộp thuế.
Và chuyện lớn đã xảy ra, mỗi mã cân vẫn thiếu từ 5 đến 7 cân thóc! Các bà không chịu, nói là chúng tôi cân ở nhà rồi, không thể thiếu được! Nếu vậy thì cân của Hợp Tác là cân điêu!
Kết quả là những người này bị bỏ xuống mang về phơi lại, thóc vẫn còn non! Đã thế lúc cho lên cân rồi hạ xuống lại bị đổ vãi ra kho mất toi cái ngọn thúng!
Ngậm bồ hòn làm ngọt, gánh thóc bị đổ vãi bớt mà sao trên đường về nó nặng trĩu vai nhũng người nông dân nghèo.
Chuyện bao năm rồi, giờ mải làm thế kia chắc anh chẳng còn nhớ gì đâu. Chuyện qua lâu lắm rồi!
Anh Hoàng cho túi tiền vào cốp xe, thu dọn ít đò cho vào trong gian nhà khoá lại. Anh nổ máy đi trả tiền cám! Hôm nay anh sẽ về ăn cơm cùng Nhung và con gáι! Bàn tay búp măng khéo léo ấy sẽ cắt tóc mát xa và gội đầu cho anh! Nghĩ đến đây bất giác anh mỉm cười một mình!
Đang đếm tiền trả chị chủ đại lý cám cò, anh nghe tiếng mấy bà cũng đến mua hàng nói với nhau
— Con cắt tóc gội đầu trong thị trấn thế mà gớm, cặp bồ bị vợ thằng kia nó đến tận nhà ᵭάпҺ ghen.
Anh chú ý nghe, tự dưng hơi chột dạ. Một bà nói
— Nghe đâu thằng kia пghιệп, con này cuỗm của lão chồng cho nó bao nhiêu tiền rồi!
— Có thế nó mới để yên, nếu không nó ᵭậρ cho nát tiệm ra rồi!
Lúc này anh không thẻ lặng yên được nữa quay sang hỏi
— Ở quán cắt tóc nào đấy các chị?
— Quán Hồng Nhung chứ còn quán nào! Chẳng biết thằng chồng già đâu mà để con vợ nó lộng hành đưa bồ về ở mà không biết. Vợ thằng bồ đến ᵭάпҺ nhau ầm lên xong nó tóm cổ về rồi!
— Hình như lão chồng già đi nuôi lợn ở dưới bãi. Khổ thân vớ phải con vợ lăng nhăng không ra gì!
Nhung ơi, em tự chuốc khổ rồi! Bây giờ lão sẽ về cho mày ra khỏi cửa! Anh nghiến răng kèn kẹt cố không phun ra những câu cҺửι bậy!
Anh Hoàng nghẹn thở, lảo đảo quay xe. Nhung ơi hãy đợi đấy!
N. T
(Còn tiếp)