Giời đày chương 6
Tg Nguyễn Thơ
Cả đêm hôm ấy anh Hoàng không ngủ. Ngôi nhà ở quê cứ chập chờn ẩn hiện trong đầu anh. Bỗng dưng anh cảm thấy tiếc nuối như vừa ᵭάпҺ mất một thứ gì rất quan trọng trong cuộc đời.
Anh nhớ lại hôm đám cưới cu Việt, tất cả họ hàng làng xóm nhìn anh như nhìn vật thể lạ. Họ chào anh cho qua chuyện rồi lạnh nhạt lảng ra chỗ khác. Thôi! Vậy thì chả tiếc! Đằng nào mình cũng chẳng còn lý do để về!
Nhung lên mạпg đã tìm được người trông con tại nhà. Cô nói với anh là bà ngoại sẽ đến đây ở cho tới khi cô học xong.
— Sao em không nhờ mẹ trông con giúp luôn đi, còn thuê người cho tốn kém?
— Mẹ có Ьệпh đau đầu không chăm trẻ con được. Nhưng cũng không thể để con cho một mình người giúp việc! Bà ngoại đến đây sẽ hỗ trợ chăm cháu những lúc bận rộn.
Mỗi tháng tiền bỉm sữa Ϯhυốc men cho con là 5 triệu, trả công trông trẻ 5 triệu. Chưa tính tiền ăn hàng ngày.
Em đi học 3 tháng; gồm tiền ăn ở, sắm đồ đạc máy phun xăm và tiền học phí, anh ra ngoài kia nạp trước vào thẻ cho em 3 trăm. Anh tính để lại chi tiêu còn bao nhiêu đem mà gửi.
— Em học gì mà mất nhiều tiền thế?
— Sau này còn phải mua sắm thêm thiết bị, thay biển ngoài cửa nữa. Anh cứ chuyển đi, chứ nhỡ anh mang gửi cả khi cần mà rút trước hạn thì mất hết lãi à?
Anh Hoàng không nói gì. Trước đây anh mang số tiền lớn đưa cho Nhung mua đất làm nhà, rất thoải mái mà không một chút đắn đo. Sao lúc này nghe cô nhắc đến tiền anh cảm thấy nó mệt, nó khó chịu đến thế ! Nhưng mà không còn cách nào khác, anh không thể trái ý cô.
Thu xếp ổn thỏa, Nhung lên đường thực hiện tiếp ước mơ của mình.
Cô kéo chiếc va li nhỏ ra cửa, gọi taxi lên Hà Nội, dặn anh ở nhà nhớ lời em dặn!
Giờ đây mọi việc nhà và chăm con bé đã có mẹ vợ và chị giúp việc lo. Chỉ khi nào cần thứ gì, thiếu thứ gì thì anh chạy mua.
Nhàn rỗi cộng thêm Nhung đi vắng nên anh buồn. Ở nhà không biết nói gì, ra ngoài không biết tâm sự và chơi cùng với ai, về quê thì không nơi nào chào đón anh! Chợt nhớ có lần Nhung nói là chị họ cô có khu bãi bây giờ bỏ không, anh có thể mượn chỗ để nuôi lợn nuôi gà cho đỡ buồn.
Anh gọi cho vợ trẻ, hỏi số điện thoại của chị họ.
Chị Ьắt máy, hẹn đưa anh xuống khu bãi rộng. Chị nói trước đây mình đã mua theo diện chuyển đổi cây trồng. Nay anh chị mở cửa hàng ăn nên bỏ không chăm sóc được. Chú xem có sử dụng chăn nuôi trồng trọt thì chị cho mượn, cứ miễn sao trông nom giúp anh chị là được, không phải lo thuế má gì cả. Cây cối chú chăm vào mà thu hoạch.
Mấy mẫu đất bãi rộng mênh mông, cách một con lạch là tới chân đê. Ở giữa là hai cái ao to, xung quanh là vồng đất trồng nào chuối, bưởi, vải, chanh và quất.. nhiều lắm nhưng cằn cỗi và cỏ mọc tốt ngang người! Nhiều cây nhỏ đã bị dây leo kín mít.
Anh Ьắt đầu lên kế hoạch mua gạch và thuê thợ xây chuồng lợn. Dự tính hai cái ao sẽ tuồn phần lợn xuống thả cá. Gà thì khó nuôi nhưng đất rộng sông dài thế này anh sẽ nuôi vịt. mỗi góc vườn để một cái cũi chó…
Hàng ngày anh chúi mặt dưới bãi, nhà và con để mặc cho bà ngoại và người trông trẻ. Anh dựng lều mang chăn chiếu ngủ luôn tại đó để trông nguyên vật liệu. Thỉnh thoảng đảo về nhà hỏi thiếu cái gì thì đi mua rồi lại vội vàng xuống bãi.
Chuồng trại cũng đã xong. Anh mua ống tuýp sắt làm cột kéo dây điện, lắp máy bơm nước rửa chuồng và sắm sửa máng chậu cho lợn.
Bên cạnh đó anh làm gian nhà nhỏ lợp tôn, đủ kê chiếc giường một và để cám chăn nuôi. Chỗ trái nhà lợp bán mái ra ngoài dùng để nấu ăn và chứa đồ lặt vặt. Anh đứng ngắm công trình vườn ao chuồng của mình một cách mãn nguyện.
Xe chở lợn và vịt giống ì ạch mãi mới vào được phía trong vườn vì đường khó đi. Khu bãi bao năm yên tĩnh thanh bình nay sáng chưng ánh điện, ầm ĩ tiếng lợn con rít, tiếng vịt kêu và tiếng chó ăng ẳng liên tục.
Ngoài giờ chăm lợn anh đi phun Ϯhυốc trừ cỏ, phát cành cây, lộn đất trồng lại chuối. Chỗ nào trống thì nhét xả giềng vào… Ngày làm mệt đêm ngủ say như cҺết. Đày mưa đày nắng, ăn xó mó niêu, tối ngày làm bạn với lợn với vịt mà anh cảm thấy thoải mái hơn những ngày nuôi vợ đẻ. Vì anh được tự do làm điều mình thích, không có ai sai vặt, không ai hờn dỗi mắng mỏ mình..
Anh chúi mũi dùi dưới bãi quên cả về nhà. Nhung gọi quát anh ầm ầm
— Anh làm gì mà nhà hết thức ăn, hết cả sữa bỉm của con anh không biết ? Nếu bận thì đưa tiền cho bà ngoại đi mua chứ?
— Anh mới đưa cho bà 5 triệu, dặn là thiếu gì bà mua cho rồi. Anh đang bận ở trang trại nhé.
— Đưa bao giờ? Sáng nay bà mới gọi em, bảo là hết sạch rồi. Anh liệu mà về đi.
Thế này thì cҺết! Mới được hơn chục ngày mà tiêu hết 5 triệu! Phá sản à? Anh kệ, hết rồi thì nhịn.
Nhưng anh vẫn về ngay chiều hôm ấy, vì Nhung ngọt nhạt năn nỉ. Anh về đi, không đưa tiền cho bà thì thôi, mua đồ ăn để tủ cơ. Xem con bé hết cái gì thì mua luôn cho nó nữa!
Anh lặng lẽ đi mua bột ăn dặm, sữa, bỉm cho con. Mua đồ ăn nhét đầy tủ lạnh, dặn 2 bà bảo mẫu cẩn thận rồi đi về với đàn lợn.
Đúng hẹn Nhung trở về nhà với nghề mới trong tay. Cô gọi điện cho anh báo trước, anh nói không đi đón được vì rất bận. Cô vui vẻ nói rằng, anh cứ làm việc của anh đi, chuyện khai trương lần này tự em lo được. Mình sẽ không tổ chức ăn uống mời khách như lần trước.
Đổ cám cho lợn và vịt ăn xong anh vội về nhà. Đã 3 tháng nay xa cô vợ trẻ yêu quý rồi. Lòng khấp khởi vui anh chạy xe thật nhanh trên con đường bãi sóc như sóc ốc.
Tới cứa anh thấy tấm biển cũ tên HOÀNG NHUNG bị gỡ xuống, thay vào đó là tấm biển mới có chữ HỒNG NHUNG đỏ chót, đằng sau là dòng chữ”Phun xăm nghệ thuật, tạo hình mái tóc, chăm sóc làn da”. Và loằng ngoằng một lũ tiếng Liên Xô Trung Quốc gì đấy mà anh không hiểu!
Anh bước vào nhà, một người đàn ông trẻ hơn Nhung khoảng 2 hoặc 3 tuổi đang lúi húi lắp vòi nước ngay gian ngoài. Thấy anh về Nhung chạy ra nói
— Anh về đấy à, đây là đồng nghiệp của em ở bên kia thị trấn, em nhờ bạn ấy đến giúp mấy việc và hướng dẫn cách làm trong thời gian đầu. Đây là máy sấy tóc, máy phun xăm em mới mua. Chỗ này là bàn nằm gội đâu bạn ấy đang lắp đặt vòi nước пóпg lạnh cho đấy.
Thanh niên khẽ chào anh rồi cắm cúi làm tiếp. Nhung vào trong anh Hoàng vội bước theo vợ. Cô nhăn mặt đẩy anh ra và nói
— KҺιếρ quá, hôi toàn mùi cám cò với với mùi gà vịt. Anh làm gì mà trông người như dưới lỗ móc lên thế? Ra soi gương xem, tóc tai không khác lão ăn mày. Gặp người trong thị trấn anh không xấu hổ à?
Chợt như thấy mình hơi quá lời, cô hạ giọng
— Em tính rồi, mẹ sẽ ở đây trông con hộ đến khi nó được 1 tuổi thì cho đi nhà trẻ. Bây giờ em về rồi anh không phải lo gì việc ở nhà nữa! Cứ yên tâm với đàn lợn của anh thôi. Hàng tháng thêm tiền mua sữa cho con là được!
Anh hơi bực nhưng cố nhịn. Quanh ra quẩn vào chơi với con một lúc chẳng biết nói gì. Nhung cùng bạn cô vẫn bận rộn cùng nhau trang trí phòng chuẩn bị khai trương tiệm tóc với da của mình mà chả để ý gì đến anh.
Thấy muộn anh giật mình nhớ đến đàn lợn! Tới giờ này chắc chúng nó đói rồi, đang rít ầm ầm phá chuồng cũng nên!
Anh ra ngoài cửa, lên xe nổ máy và phóng thật nhanh xuống bãi.
N.T
(Còn nữa)