Con dâu hư – Chương 4

Tác Gỉa : Thạch Thảo

Một thời gian sau, thím Huyền không còn thấy mẹ chồng nhắc gì đến chuyện bán ruộng gì nữa. Mà bác Cả lại như ý nguyện, được làm phó hiệu trưởng. Nhà đón hai việc vui, một là anh trai lớn lên chức, tiền đồ rộng mở. Hai là cháu gáι, cái Vân cũng vừa mới thi học sinh giỏi quốc gia xong, được tận giải Ba. Con bé gọi điện về cười hì hì khoe bố mẹ.

– Mấy hôm nữa có giấy mời, mẹ mua cho bố bộ quần áo mới, bố mẹ lên nhận thưởng với con nha.

Thím Huyền khóc khóc mếu mếu, chú Hai cứ tưởng vợ làm sao nhặng cả lên.

– Nhưng mà bố mẹ không biết ăn diện, lên tгêภ truyền hình có làm con mất mặt không?

– Mẹ này. Mẹ nói cái gì kì thế. Không có bố mẹ làm việc vất cả nuôi con, con làm gì được đi học bằng bạn bằng bè mà có giải chứ. Mẹ nhớ nha. Từ giờ mẹ là mẹ của học sinh giỏi quốc gia. Con gáι mẹ giỏi như thế, đứa nào dám cười bố mẹ, con ᵭ.ậ..℘ hết giấy khen vào mặt tụi nó.

Cái Vân ấy à, chẳng biết chữ nghĩa thế nào, riêng về khoản mồm mép là học được mười phần của mẹ, chẳng ai ЬắϮ пα̣t được. Thím Huyền vừa mừng vừa lo, sau khi cúp máy thì bàn với chồng một lần, tất nhiên toàn phải ra dấu hiệu.

– Con bé lớn rồi, sắp đi học đại học rồi đó. Người ta bảo học trường Y tốn tiền nhiều của lắm. Tôi lấy tiền tiết kiệm của ông ra, tạo cho nó cái tài khoản ngân hàng nhé.

Chú Hai vui mừng gật đầu, mắt cứ híp lại, vẫn đang chìm đắm trong niềm vui con gáι đạt giải quốc gia. Chú là con của liệt sĩ, lại bị khiếm khuyết, mỗi tháng có trợ cấp của nhà nước. Hồi trước là vài ba trăm, mấy tháng nay, đã tăng lên một triệu một tháng rồi. Kể từ ngày đẻ cái Nam, hai vợ chồng bắt đầu tính xa hơn. Số tiền trợ cấp đó chẳng ai động đến, cứ dồn ba bốn tháng lấy một lần, bao giờ đủ một chỉ vàng thì mua cất vào tủ, sau này làm dấn vốn cho con cái.

Giờ đã đến lúc bỏ ra rồi.

Thím Huyền thống nhất với chồng xong, lấy chìa khóa giấu dưới tủ ra mở két. Nhưng khi động vào hộp vàng thì chợt giật mình. Bảy năm, mỗi năm cũng phải hai ba chỉ vàng, vậy mà trong hộp giờ nhẹ tênh.

Ôi giời đất ơi.

Thím kêu lên rồi mở hộp ra, số tiền tích góp một phần đời người không cάпh mà bay. Lật tung mấy ngăn tủ đều không thấy. Vàng trong tủ thì làm sao mà mất được. Chú Hai… Chẳng bao giờ động vào cái tủ làm gì, mà căn bản ông cũng chẳng thèm động vào tiền. Đã hơn một tháng rồi thím Huyền không kiểm tra, hơn một tháng trước, cũng là lúc bác Cả vừa mới nhận chức phó hiệu trưởng.

Chức phó hiệu trưởng. Thím Huyền lặp lại mấy từ này cay đắng. Không phải thím nghi ngờ mẹ chồng, nhưng việc này, đúng là thứ mà bà có thể làm.

– Có còn cho tôi đường sống nữa không?

Thím Huyền dựng chồng dậy giữa đêm, gõ cửa phòng mẹ chồng. Bà vẫn còn vui niềm vui con trai cả làm hiệu phó, thế còn còn trai út?

– Mẹ lấy vàng trong tủ phải không mẹ?

Bà Mau chồm người dậy, vẫn còn đang ngáι ngủ, bà hỏi lại:

– Vàng nào? À… Đúng đấy. Mẹ lấy một ít để lo tí việc, bao giờ chúng mày cần đến thì mẹ trả.

Thím Huyền mệt đến nỗi không buồn hỏi số vàng kia được dùng vào mục đích gì.

– Bây giờ tụi con cần luôn. Cháu nó đỗ học sinh giỏi quốc gia, chắc suất vào trường Y. Trường đó học phí đắt, tài liệu giáo trình học phí mỗi năm mất trăm triệu. Còn tiền nhà tiền ăn ở tгêภ Hà Nội, chi phí gấp năm sáu lần ở nhà quê. Mẹ trả vàng lại cho tụi con, tụi con cần đến để cho cháu đi học.

Bà Mau giật mình:

– Đi học mà mất trăm triệu, ăn ςư-ớ.ק hả? Giờ tao chưa có tiền, mấy tháng nữa. Đã đi học đâu mà phải giục tao.

Thím Huyền đã mất kiên nhẫn:

– Mẹ không trả con, con báo ông trưởng họ, báo côпg αп. Mẹ không hiểu hay sao, mấu chốt không phải là con cho con gáι bao nhiêu tiền đi học, mà là mẹ đã lấy đi đồng tiền mồ hôi của con trai mẹ. Mẹ có biết đó là tiền gì hay không? Tiền trợ cấp cho cái tai điếc của anh ấy. Cả đời anh ấy không nói được, không nghe được. Trước đổi lấy cơm cháo cho bác Cả đi học, sau dành dụm cho con gáι học hành, lấy chồng. Giờ ngay cả tiền đó mà mẹ cũng đang tâm lấy của chồng con hay gì?

Chú Hai đã biết mẹ mang số tiền mình cho con đưa cho bác Cả, giờ đang khóc đỏ hoe cả mắt. Còn bà Mau bị bắt quả tang chỉ ngượng ngùng, chứ chẳng có một biểu hiện hối lỗi nào:

– Mày nhảy vào mặt tao đây mà cҺửι! Tao là mẹ tụi nó, không có bụng của tao thằng Hai có đẻ được ra không? Tao chỉ nói là tao vay, lúc nào có tao trả, chứ tao ăn ςư-ớ.ק của nhà mày ạ…

– Nhưng mà giờ tụi con cần trời ơi!

Thím Huyền đau đớn ᵭ.ậ..℘ nát cái đèn ngủ trong phòng, khiến cho cả chú Hai lẫn bà Mau đều giật mình.

– Cái con này! Mày còn dám ᵭ.ậ..℘ đồ trước mặt tao hả?

Thấy mẹ sấn vào người vợ mình, chú Hai đứng lên trước chắn cho vợ. Bà Mau giơ bàn tay lên không dám hạ xuống, vì lúc này, mặt con trai bà toàn là nước mắt.

Từ ngày bé, chú Hai đã ít khóc, chỉ lầm lũi đi làm kiếm tiền. Người hiền đã thiệt, chú là lẻ khù khờ không biết nói. Chẳng bao giờ biết đòi một cái kẹo.

Thế mà giờ chú Hai khóc, khóc đỏ ửng cả viền mắt, khóc như một đứa trẻ.

Không cần mẹ thương con, nhưng mà… Mẹ đừng ᵭάпҺ vợ con. Con sẽ gọi điện cho anh Cả, bắt anh chị thu xếp trả nợ để con lo cho cháu. Cả đời này con đã nhường nhịn đủ rồi.

Chú Hai khua chân múa tay, chẳng biết bà Mau có ᴅịcҺ nổi không. Song chú vẫn dắt vợ đi, để lại người mẹ ngồi ngơ ngẩn trong phòng. Bà lại nói:

– Mày mà đòi anh mày luôn, tao bỏ vợ chồng nhà mày, tao lên tỉnh sống với anh mày cho làng xóm biết, mày ép mẹ già phải đi.

Thím Huyền có báo lại lời mẹ chồng nói cho chú Hai, chú chỉ gật đầu.

Gật đầu nghĩa là, ừ, thôi để bà đi.

– Đấy là mẹ anh đấy…

Thím Huyền thở dài xa xăm. Người làng quê xem trọng chữ hiếu, chẳng thế mà thím nổi danh khắp xóm làng vì dám cãi mẹ chồng. Giờ làm to lên, anh sẽ có tiếng nghe lời vợ, bất hiếu.

Chú Hai lắc đầu, ý bảo: Con gáι mình còn phải đi học, nhà mình còn khó khăn, làm lụng vất vả là để nuôi con, không phải để nuôi người khác.

Thực ra chú Hai câm thì câm thật, song vẫn sáng suốt hơn thím Huyền nghĩ.

Hôm sau, hai vợ chồng chưa nói gì cả đã thấy bà Mau khăn gói đi rồi. Căn phòng trống trơn, thím Huyền uể oải đi tìm không thấy, mới nhớ gọi điện cho nhà bác Cả.

Bác Tư nghe máy, bực tức nói:

– Giờ anh chị giỏi thật, còn dám đuổi mẹ ra khỏi nhà hả? Mẹ đang ở chỗ tôi đây này. Dù sao mẹ cũng vất vả nuôi chồng cô khôn lớn, bà già cả rồi, đi đường xa xe cộ ban đêm, cô có còn tính người hay không?

Vừa mới gọi điện đã bị ᵭάпҺ phủ đầu, thím Huyền chẳng thấy lo lắng nữa, chỉ thấy bực tức và mệt mỏi.

– À. Sẵn chị Tư ở đây thì em cũng nói cho chị biết. Mẹ lấy vàng của tụi em đưa cho bác Cả nhận cái chức hiệu phó ở trường tỉnh, không bàn với tụi em một câu nào hết. Giờ chúng em đang gặp khó khăn, anh chị sắp xếp trả lại cho chúng em trong tháng này. Nếu không em không để yên đâu.

– Vàng nào? Ở đâu ra có vàng? Mẹ đưa tiền cho nhà tôi kêu tiền tiết kiệm chứ làm gì có vàng nào.

– Bà già rồi lấy đâu ra tiền tiết kiệm, đấy đều là tiền chồng em được trợ cấp đổi ra vàng đấy. Chị liệu mà trả lại cho em, em không chờ được lâu đâu.

– Tao làm đếch gì phải trả nhà mày. Đấy là mẹ cho vợ chồng tao, không nhắc gì đến vàng của thằng hai hết. Mày đi mà đòi mẹ ấy.

Bác Tư càng nói càng cùn, đổ hết trách nhiệm lên tгêภ đầu của bà Mau. Thím Huyền chẳng tin được. Chẳng lẽ vợ chồng họ chưa từng nghi ngờ số tiền kia bà lấy ở đâu hay sao? Năm mươi triệu cơ ấy chứ đâu phải ít ỏi gì, mới có mấy ngày trước còn túng đến nỗi muốn bán ruộng.

– Tôi đâu phải là người hiền đâu chị Tư. Chị mà không trả, tôi báo lên tгêภ nhà trường chỗ anh Cả, nói cho cả thiên hạ biết anh dùng tiền để ngồi lên chức hiệu phó. Ôi trời, chẳng biết có bao nhiêu là đẹp mặt. Người ta nhìn chị ngưỡng mộ phải biết!

Trước khi thím Huyền cúp máy, lại nghe thấy tiếng của mẹ chồng vọng ra trong điện thoại. Chắc hẳn chỉ là những câu cҺửι rủa rồi tỏ ra vô Ϯộι.

Chú Hai đang ngồi trong sân, tỉa lá cho mấy cái cây héo. Cái Nam biết bố buồn cứ lân la đòi bế. Làm sao vui cho nổi, dù gì cũng là mẹ mình.

Những ngày tiếp theo đối với hai vợ chồng đều khá thoải mái. Xóm làng hay tọc mạch chuyện nhà người, song cũng không vô lý đến nỗi chẳng ρhâп biệt được đúng sai. Nghe tin bà Mau chuyển lên tỉnh cùng con trai cả chỉ chép miệng:

– Thế là đúng rồi đó. Mẹ già ở với con trưởng là đúng rồi còn gì.

– Tôi nói cái bà ý điên ҟҺùпg ghê, làm gì có ai phát rồ như thế. Được con dâu con trai chăm chỉ, cháu gáι ngoan ngoãn giỏi giang, nhiều nhà muốn còn chẳng được… Cứ phải dở chứng làm tụi nó lạnh lòng mới chịu được.

– Thằng Cả cũng đâu có sướиɠ. Ông bà nhìn thế mà tưởng sướиɠ…

Giữa cuộc bàn ra tán vào của dân làng, cuối cùng bác Cả cũng về thôn. Trông bác tiều tụy đi trông thấy, tóc điểm hoa râm. Hơn nửa đời người, tất cả đều đã già mất rồi.

Thím Huyền làm dâu đã hai mươi năm, giờ cũng không còn trẻ nữa.

– Anh đến làm cái gì? Nhà tôi chẳng còn gì để anh vét nữa đâu. Tiền cho cháu đi học còn chẳng có.

– Thằng Hai đâu?

Anh Cả nhìn quanh rồi hỏi, chú Hai ngó đầu nhìn ra. Thấy em trai, bác Cả ngay lập tức qùγ một chân xuống.

– Hừm hừm hừm…

Chú Hai cuống cuồng đỡ anh dậy, thím Huyền thì ngạc nhiên:

– Anh làm cái gì thế? Đứng lên rồi nói chuyện!

– Cứ để cho anh nói nốt!

Bác Cả nhìn em trai, nói thật chậm, từng chữ một:

– Anh có lỗi với mày. Có lỗi nhiều lắm Hai ơi. Anh nhận tiền của mày, anh không biết đó là tiền tích góp mày dành cho cháu. Nếu không, có ૮.ɦ.ế.ƭ anh cũng chẳng động vào một đồng!

Bài viết khác

Tiếng chổi tɾe, một câu chuyện ý nghĩα xúc ᵭộng thấm thíα từng câu chữ

Mặc cho mẹ qùγ lạy, vαn xin Ьố ở lại với mẹ con tôi. Bố cầm tαy mẹ giật mạnh, mẹ ngã ngửα ɾα ᵭằng sαu. Bố quαy lại liếc nhìn tôi một cái ɾồi ҳάch vαli ᵭi một mạch ɾα ngõ…! Cuối cùng mọi cố gắng củα hαi mẹ con ᵭều vô vọng, Ьố […]

Câu chuyện cảm động và nhân văn về một người anh nuôi

NGƯỜI ANH NUÔI Truyện: Quang Nguyễn “Ba má đã nuôi anh từ nhỏ cho tới lớn, nhưng anh không phải là ruột rà, dù biết anh luôn nhường nhịn và không tranh giành với các em, nhưng cái nào ra cái đó, tài sản là của nhà này do cha mẹ và các con làm […]

Được nhờ ơn con – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Sinh rα trong một giα đình đông con , từ bé chị đã có ý thức giúρ đỡ chα mẹ. Cho đến khi thoát ly đi học , đi làm rồi xây dựng giα đình , chị luôn trαnh thủ ngày nghỉ để về cấy hái , làm cỏ bỏ ρhâп , thu hoạch việc […]