Con dâu hư – Chương 3

Tác Gỉa : Thạch Thảo

Sau tối cãi nhau, chú Hai dần bình tĩnh trở lại, cứ ôm chân vợ tủi thân chẳng biết đang nghĩ gì. Nhiều lúc thím Huyền thấy chú như con trẻ, bên trong cái dáng cục mịch là một đứa trẻ lớn cần phải dỗ dành. Nhưng đứa trẻ này lại dũng cảm và trượng nghĩa. Gần hai mươi năm trước, tгêภ đường đi chợ, thím Huyền bị bọn côn đồ trấn lột hết tiền, còn muốn giở trò xàm sỡ. Bao nhiêu con người đứng ở chợ giương mắt nhìn, chỉ có anh chàng câm là bất bình đứng ra bảo vệ thím. Người con gáι mới hai mươi tuổi đầu lỡ va phải cái bóng lưng thô kệch của người đàn ông khiếm khuyết, càng không vừa mắt anh trai môi dỗi mắt híp kia. Cả làng đều bảo thím điên, điên mới chọn người câm.

Thím chưa bao giờ hối hận với lựa chọn của mình. Song tình cảnh thế này thì biết sống làm sao? Thím Huyền thở dài. Thói đời lạ lùng, những người đàn bà sống khốn khổ cả đời lại làm khó và khinh khi những người đàn bà. Ai cũng biết mẹ chồng nở mày nở mặt nhờ con trai cả, nhưng không thể nào thương luôn đứa con khiếm khuyết đã bôn ba cùng mình thời khó nhọc hay sao?

Bà Mùi hàng xóm vẫn thường nhắc:

– Ôi trời, ngày xưa ông Dền đi bộ đội, mỗi lần đi là bao nhiêu năm, thi thoảng mới được về. Bà Mau chỉ có thằng Cả đang muốn chia tay chồng. Chẳng biết thế nào mà tòi ra thêm thằng Hai. Hai đứa con dưới trời đất ấy, biết làm cách nào mà sống một mình, đành bấm bụng chờ chồng. Ông Dền dỗ vợ chờ, chờ mãi… chờ được cái giấy chứng nhận vợ liệt sĩ.

– Nhưng kể cả thế thì đâu phải do lỗi chồng cháu?

– Đàn bà mà. Mà đàn ông cũng thế. Phải tìm nguyên nhân cho sự khổ sở của mình chứ.

Sau hôm cãi nhau, mọi chuyện vẫn đâu trở về đấy. Gia đình bác Cả lên lại tгêภ tỉnh. Trước khi đi, bác còn gọi riêng thím Huyền với em trai ra, xin lỗi rồi khuyên bảo này nọ.

– Anh cũng hỏi thằng Vinh rồi. Nó có lỗi thật. Chị dâu mấy đứa thương con quá nên không biết phải trái thôi, còn tính mẹ thì phổi bò mấy đứa lạ gì. Mẹ già cả rồi, lưu luyến đất tổ không chịu theo anh chị lên tгêภ tỉnh, mấy đứa đừng hờn đừng giận mẹ. Thi thoảng anh chị sẽ về thăm.

Thím Huyền bặm môi, ngần ngại đáp vâng. Vì dù có xin lỗi, mọi chuyện như hôm qua sớm gì cũng lặp lại mà thôi. Được cái bác Cả là người có học thức, không thương em chứ không có ghét. Nghe bác nói vậy, thím cũng thấy xuôi tai nhiều.

Bà Mau càng lúc càng khó chịu với nàng dâu Út. Bà đã già cả, không có việc gì làm, rảnh rỗi là ra ngõ cҺửι đổng:

– Tụi mày muốn tao đi lắm hả? Đi để cho mày hưởng tất cái nhà này hay gì? Còn lâu bà mới ngu như thế. Đây là đất của chồng bà, của cha ông tổ tiên nhà thằng Hai. Làm sao bà để cho chúng mày ở đó nhởn nhơ mà bà phải đi chỗ khác được?

Bác hàng xóm đi qua cười cười:

– Bà Mau lại cҺửι gì con dâu thế? Bà coi trọng đất tổ tiên thế… Sao lại bán hai phần ba để cho thằng Cả mua nhà tгêภ tỉnh? Còn đây là đất của thằng Hai, ông nội ngày xưa chia cho nó rồi còn gì!

Không nhắc đến đất thì thôi, nhắc đến đất lại thêm phần rắc rối. Suốt mấy tháng, gia đình bác Cả không thấy về. Khi về, lại bị mẹ chồng gọi riêng vào phòng bàn bạc. Hấm háy nhau xong, bà gọi thêm chú Hai vào phòng, phớt lờ con dâu Út. Cái Nam chơi trong sân, nó cũng sáng dạ, ghé tai vào bên trong nghe xem bà nội với bố bàn chuyện gì. Nghe được mấy câu, nó chạy vào trong bếp bảo mẹ:

– Mẹ mẹ…

– Có gì từ từ thôi, sao phải hớt hải thế.

– Không từ từ được đâu. Bà đang bắt bố bán ruộng đấy ạ.

Cái thìa tгêภ tay thím Huyền rơi xuống ᵭ.ậ..℘ vào chảo nghe liểng xiểng.

– Con nói rõ xem nào.

– Bà nói gay gắt lắm. Bà bảo, bác Cả đang khó khăn. – Nó diễn lại y như thật. – Mẹ biết mày tiếc, nhưng anh Cả đã nói rồi, hai đứa viết giấy vay nợ, về sau nó trả lại cho mày. Bác cả lại bảo: “Chú cứ yên tâm, còn anh đây. Sau này anh làm hiệu phó cũng không quên hai cháu nhỏ.”

Thím Huyền suýt chút nữa thì bực mình ᵭ.ậ..℘ luôn cái chảo. Chỉ có ai làm nông mới biết, đất đai còn quý hơn cả vàng. Vì có ruộng mới có thóc gạo, mới có thứ để đổ vào miệng. Người ta mua đất chủ yếu là để làm trang trại, mua trong 50 năm liền, hết một đời người. Mỗi mét vuông chỉ được 700 ngàn. Rồi sau này lấy gì canh tác cày cấy? Một trăm triệu tưởng to, nhưng đổ vào mồm được bao lâu. Nhà cũng đâu khó khăn gì mà phải bán đất nuôi miệng như thế.

Nghĩ dứt, thím Huyền cởi phăng tạp dề, đẩy mạnh cửa phòng mẹ chồng.

– Con không đồng ý bán ruộng. Còn lâu cả nhà mới lấy được chữ kí của con, đừng có hỏi anh ấy làm gì cho phiền phức.

Chú Hai thấy vợ vào thì đứng lên, lăng xăng đỡ thím ngồi xuống. Bà Mau tức xám cả mặt, chỉ tay:

– Ai cho cô vào đây?

– Ruộng nhà mình một tay con cày sâu chăm bẵm mới được tốt như bây giờ. Có mấy thước ruộng nuôi thân, nuôi các con, giờ mẹ đòi bán của con, con không được nói hay sao?

– Đấy là tài sản của nhà chồng mày, không dính dáng đến mày.

– Của chồng công vợ, mẹ đi đâu hỏi người ta cũng sẽ bảo thế. Mẹ với bác Cả đều có phần riêng. Ngày xưa mẹ với bác chê việc làm nông bán mất rồi, nhưng không sao, vì bác Cả có nghề có nghiệp. Còn vợ chồng con thô kệch nhà quê, chỉ biết trồng lúa nuôi con. Mẹ bán mất ruộng khác nào bắt các con con ૮.ɦ.ế.ƭ đói.

Bà Mau giậm chân:

– Mày đàn bà ngu dốt thì để tao nói cho mà thông. Anh chồng mày giờ được để cử làm hiệu phó. Hiệu phó đấy mày biết không! Đấy là chức vụ oai nhường nào, giờ còn thiếu năm mươi triệu để làm thủ tục. Ai lấy hết ruộng nhà mày đâu. Tao chỉ bảo, bán đi, cho thằng Cả vay tiền, còn đâu gần 100 triệu kia vẫn để nhà mày ăn uống. Có giấy nợ đàng hoàng. Mày đừng có loa mồm lên như tao ςư-ớ.ק đất của mày có được không?

Mẹ chồng nói đường đường chính chính, câu nào cũng hợp lý lẽ. Giấy nợ, 100 triệu, rồi có món hời. Nhưng giấy nợ cũng chỉ là viết tay, sau này đến lúc đòi bà lại khóc nháo, giả vờ đau tιм ngất ra đấy thì biết đâu mà đòi.

Ngay cả bác Cả cũng dịu giọng:

– Có bao giờ anh lừa hay nặng lời với thím. Giờ anh đang gặp khó khăn, cháu nó muốn đi du học, vợ chồng anh vừa dồn hết tiền rồi. Nếu không đã chả vay chú thím. Anh biết anh nợ chú Hai nhiều lắm chứ. Nhưng lần này nợ là có giấy đàng hoàng. Anh đảm bảo sẽ trả lại không thiếu một đồng.

Thím Huyền gạt đi:

– Dù có bạc triệu em cũng không bán ruộng. Một mình mấy sào ruộng gồng gánh cả gia đình em ăn mặc, các cháu học hành, mỗi năm hơn xa cái con số trăm triệu. Anh có con đi học thì em cũng có. Anh đừng làm khó tụi em nữa.

Chú Hai từ nãy giờ chẳng ư hừ tiếng nào, song vẫn luôn gật đầu. Ông không nghe thấy vợ mình nói gì, chỉ biết phải đứng về phe vợ. Thấy thế, bà Mau lại càng sôi ɱ.á.-ύ. Bà đang muốn cҺửι, bác Cả lại thở dài:

– Thôi mẹ đừng mắng các em nữa. Con đường đột quá. Thím Huyền nói cũng không sai, đất ruộng sau này còn tăng giá, bán non thiệt các em. Con cố xoay sở xem thế nào.

– Thế giờ cái ghế hiệu phó của mày tính thế nào?

– Con thấy không có tiền thì cũng thôi. Mình có thể chờ mấy năm…

– Mày im ngay, chờ là chờ thế nào. Đúng là không nhờ được cái gì. Để tao tính, mày nhất định phải giữ được cái ghế hiệu phó lại. Cách nào cũng phải giữ.

Bà Mau nói rồi đuổi hết vợ chồng chú Hai ra ngoài với vẻ hằn học. Thím Huyền ôm vai chồng, làm dấu taγ tάn thưởng chú làm rất tốt. Người đàn ông lớn tuổi cười ngây ngô như con trẻ.

Cũng coi như qua kiếp пα̣п này. Dù gì bác Cả cũng là người hiểu lý lẽ, nếu ngay cả bác cũng không hiểu, cái nhà này chẳng biết sẽ sống như thế nào.

Mãi đến buổi trưa bác Cả mới ra ngoài. Thấy vợ chồng em trai, bác thở dài thườn thượt.

– Cái Vân dạo này học hành thế nào?

– Cháu nó vẫn học tốt bác ạ. Dạo này sắp thi đại học nên bận rộn.

Vân là con gáι lớn, từ nhỏ đã học giỏi, được người ta nhận vào trường chuyên. Cả một tỉnh chỉ có một ngôi trường chuyên danh giá ấy thôi, nên con bé ở trọ gần trường để tiện đường đi lại, cuối tháng mới về nhà một lần.

– Anh có mua cho con bé một ít sách, để ở phòng khách. Hôm nào nó về thím đưa cho nó. Hôm nay mẹ quá đáng, có nói gì sai thì tôi xin lỗi thím. Thím chăm sóc thằng Hai cho thật tốt vào nhé. Nó số khổ.

Thím Huyền hơi bần thần:

– Thế còn việc của bác thì thế nào?

– Việc gì?

– Việc làm hiệu phó ấy ạ.

– Thím chẳng hiểu đâu. – Bác Cả lại thở dài. – Thực ra anh chờ một vài năm cũng được, mà mẹ cứ khăng khăng phải lên chức ngay. Chẳng biết bà nghĩ cách gì. Lên chức nào phải dễ, chỉ sợ…

– Chỉ sợ gì hả bác?

– Thôi, thím làm việc nhà đi. Anh về đây.

Người anh cả quay lưng đi trong làn mưa xám, chẳng hiểu sao, trông bác cô ᵭộc một cách lạ lùng. Thím Huyền lại nhìn chồng mình đang chơi với con gáι, nụ cười tгêภ môi ngây ngô mà tươi rói.

Người ta cứ bảo bác Cả sung sướиɠ, nhưng có thật là sung sướиɠ? Cả đời bác chỉ biết làm theo lời mẹ, nhỏ tranh đua với bạn bè, lớn tranh đua với đồng nghiệp, với thiên hạ. Phải leo chức thật cao, càng cao thật tốt.

Hình như chưa ai hỏi bác có muốn như vậy hay không.

_ Còn tiếp_

Bài viết khác

Mười năm sau ly hôn mẹ vẫn hận ba – Sống vì bản thân qua đôi khi lại khổ cả đời, câu chuyện đầy ý nghĩa nhân văn

Bα tôi lớn hơn mẹ những 16 tuổi. Ngày cưới mẹ, bα đã là chàng thαnh niên chín chắn, có công việc ổn định. Mẹ là cô học trò vừα rời trường ρhổ thông. Mẹ luôn nghĩ mẹ trẻ, mẹ xinh đương nhiên bα ρhải có trách nhiệm bảo bọc, gánh vác mọi thứ thαy […]

Tài sản là thứ không vững bền, học được cách tôn tɾọng mới là tài sản củα một đời vậy.

Một người ρhụ nữ hơn 40 tuổi sαng tɾọng quý ρhái dẫn theo đứα con tɾαi đi đến hoα viên ở lầu dưới một cαo ốc, vốn là tổng bộ xí nghiệρ nổi tiếng tại Thượng Hải, ngồi xuống một chiếc ghế dài giở thức ăn ɾα ăn. Một lúc sαu, người ρhụ nữ vứt […]

Đừng làm người vợ tốt con nhé – Thư gửi con gáι củα người bố đầy cảm động mαng ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Một trong những cảnh thường thấy trong ρhim chính là người vợ cặm cụi trong bếρ, người chồng ở ngoài đọc báo, xem TV, đó được coi là mô ρhạm giα đình hạnh ρhúc. Nhưng thực tế nào đâu ρhải vậy.     Nhà mình cũng thường xuất hiện cảnh này. Bố tự nhận mình […]