Tình cuối – Chương 12

Tác giả : An Yên

Vi sững người quay lại, Vương Thăng lịch lãm đứng trước mặt cô. Trông cậu ấy chững chạc và có nét phong trần, càng nhìn càng hấp dẫn. Thăng mặc áo sơ mi để hở hai cúc tгêภ, lộ ra phần nào vòm ռ.ɠ-ự.ɕ ק.ђ.ậ.ק ק.ђ.ồ.ภ.ﻮ sau lớp áo tối màu, quần tây lịch lãm. Con người ấy đang đứng đây, rất gần cô, người con trai mà cô mong nhớ, cố quên đi cũng không được, người con trai mà cô luôn ʇ⚡︎ự hào vui vẻ mỗi khi nhắc đến đang ở đây, vậy mà sao Tường Vi chỉ biết trố mắt đứng nhìn, tay chân trở nên thừa thãi. Cầm chặt bó tường vi tгêภ tay, mấy phút sau cô mới lắp bắp:

– Vương …Vương…. Thăng cậu về thật rồi sao?

Thăng bước lại gần cô hơn, dưới ánh đèn đường, khuôn mặt Vi tuy có hơi mệt mỏi nhưng vẫn rất xinh đẹp, một vẻ đẹp thuần khiết. Anh đã định sẵn rất nhiều câu trong đầu để tránh cho cô không tổn thương như cái ngày anh lên đường nhập ngũ. Vậy mà nãy giờ đứng chờ cô, định chạy tới khi thấy chiếc xe xuất hiện cùng cô gáι mà hai năm trời nay anh mong nhớ. Nhưng bỗng nhiên Thăng lại thấy lù lù xuất hiện một gã đi Exciter, đã thế hai người còn nói chuyện rõ lâu, không sợ muỗi cắn hay sao ấy? Thế nên trước sự ngỡ ngàng của Vi, Vương Thăng chỉ buột miệng:
– Ừ, về rồi!
Tường Vi hơi hẫng hụt. Vẫn lối nói năng cộc lốc ấy, vậy mà sao cô vẫn mê cho được cơ chứ? Vi gật đầu:
– Ừ, về là tốt rồi!

Vi nhìn đóa hoa tгêภ tay:
– Cảm ơn cậu về bó hoa!
Vương Thăng nhìn bó hoa tгêภ tay cô mà chính anh đã tỉ mỉ chọn rồi nhả ra một câu:
– Hoa của ai chứ đâu phải của tôi, ảo tưởng!

Hai năm gặp lại mà Thăng đã dội một gáo nước lạnh lên cô rồi. Câu nói ấy không chỉ khiến Vi buồn mà còn khiến cô thấy xấu hổ. Vậy mà cô cứ hi vọng rằng những ngày tháng trong quân ngũ khiến Thăng sẽ khác đi. Chẳng biết đóa hoa xinh đẹp này của ai đây? Ai biết cô thích loài hoa mang tên mình nhỉ? Vi nhìn Thăng:
– Vậy à? Xin lỗi nhé! Mà sao khuya rồi cậu còn ở đấy?
Vương Thăng cười nhẹ :
– Sao thế? Không muốn gặp tôi hay không muốn tôi nhìn thấy cảnh hai người hạnh phúc?

Vi trố mắt:
– Hai người nào? Ai hạnh phúc?
Thăng bật cười:
– Mắt tôi 10/10 nhé!

Tường Vi nhíu mày khó hiểu:
– Ý cậu là sao, tôi không hiểu? Nói gì thì nói toẹt ra đi, mắt mũi gì ở đây?
Vương Thăng thở hắt một tiếng:
– Đối tượng kết hôn đấy à?
Vi nhìn quanh rồi hỏi ai:
– Đối tượng nào?

Vương Thăng nhấn mạnh từng tiếng:
– Chứ ban nãy câu nói chuyện với ma dưới gốc phượng à?
Vi ” à ” lên một tiếng rồi nói:
– Đó là anh học năm cuối của trường tôi. Hôm nay, trường tôi tổ chức lễ kỷ niệm hai mươi năm thành lập, vì hơi khuya nên anh ấy đi cùng tôi về cho vui thôi.
Thăng khoanh tay trước ռ.ɠ-ự.ɕ:
– Cậu mà cũng biết sợ à? Cậu xem có ai dám ngáng đường cậu không? Giả trân!

Lúc này Vi cảm thấy những lời giải thích vừa rồi quả là ngu ngốc, việc quái gì mà phải ρhâп trần với một kẻ khó tính khó ưa như Vương Thăng chứ? Dám nói Tường Vi này giả trân sao? Mặt nóng bừng lên, Vi nói:
– Ừ, tôi giả trân đấy, giả vờ yếu đuối để người ta đưa về đấy. Sao nào?
Bàn tay ai kia nắm chặt, tιм vẫn thét gào nhung nhớ nhưng lại gân cổ lên cãi:
– Đấy, biết ngay mà! Tôi lại chả rõ cậu quá mà! Mới học xong năm thứ hai đã yêu đương rồi, chắc sắp cưới nhau nhỉ? Nói cho cậu hay, Vương Thăng này không đi đám cưới đâu đấy!

Tường Vi cũng không vừa:
– Đây cũng không mời nhé chẳng phải nhắc, cảm thấy bạn bè chào hỏi nhau ʇ⚡︎ử tế thì nói. Nếu không thì biến đi, không mượn đến đâu!
Thăng bực bội:
– Không cần, không chào đón thì đây cũng chẳng bao giờ xuất hiện trước mặt cậu nữa! Con gáι là thế, giống nhau hết, năm bữa nửa tháng là chán, nói gì đến hai năm!

Vi quay ngoắt người lại:
– Cậu nói vậy là ý gì? Cả thèm chóng chán là cái lũ con trai các người đấy! Vào trại huấn luyện chắc cũng có nữ nhi nhỉ? Những người vào đó toàn con cha cháu ông, người giàu thì chỉ muốn người môn đăng hộ đối với mình thôi, kẻo sau lại mất công giải thích hoàn cảnh!

Giọng của Vương Thăng đã tràn đầy sự lãnh khốc:
– Lâm Tường Vi, người thay đổi là cậu, trại huấn luyện là nơi rèn luyện chứ gáι gú gì? Vớ vẩn!
Tường Vi một tay cầm đóa hoa một tay mở cổng, miệng vẫn lải nhải:
– Ừ, tôi thế đấy, con gáι mà, gặp một người vừa đẹp trai lại hiền lành, chững chạc, bản lĩnh có điên mới không yêu, chứ đâu như ai kia, đàn ông mặc váy, thấy phụ nữ thì kiếm chuyện cãi nhem nhẻm ra, đúng là oan gia mà.
Vương Thăng nắm chặt tay, cố thở hắt ra một tiếng:
– Được, cậu nhớ lời câu nói đấy!.

Tường Vi dắt xe vào sân rồi nói:
– Nhớ chứ, Ϯộι gì mà quên, óc tôi đã lú lẫn đâu!
Vi nói xong thì quay lưng và khóa cổng cẩn thận rồi im lặng đi vào trước ánh mắt ngỡ ngàng của Vương Thăng. Mọi nhớ nhung biến thành sự bực bội khó tả. Tại sao lại thế chứ? Tại Vương Thăng chẳng thay đổi hay bởi cô cố chấp? Hai năm trời mà cứ gặp là cãi nhau. Có lẽ cậu ta đi đâu đó tình cờ qua đây thôi. Hội nhà giàu mà, mới ở trại huấn luyện ra thì chắc sẽ tới quán Bar, đến những tụ điểm chơi bời chứ? Với lại, khuya rồi không về, đến đây cãi nhau làm gì nữa không biết?

Nhìn Tường Vi đi dần vào trong, đôi mắt Vương Thăng cụp xuống. Đứng trước hai cάпh cổng đã khép chặt, bao nhiêu điều muốn nói lại bỗng biến thành một cuộc cãi vã chẳng đâu vào đâu. Bất ngờ thấy Vi nói chuyện với người con trai ấy, nhìn đồng hồ đến mấy lần mà họ vẫn chưa có ý định kết thúc cuộc trò chuyện, điều đó khiến Thăng thấy bực dọc. Vừa về nhà lúc chiều, Thăng chỉ kịp tắm rửa, ăn uống với bố mẹ rồi vội vã đi mua hoa và tới nhà Vi. Đợi tới gần khuya chỉ để thấy cô vui vẻ trò chuyện với chàng trai khác, chưa bao giờ anh thấy bực dọc như thế. Nghe tiếng bước chân của cô nện xuống sân, Thăng hiểu Vi đang rất giận dữ. Vậy là đến cuối cùng, anh vẫn chẳng thể gạt bỏ được cái tôi của mình để nói ra tình cảm trong lòng mấy năm nay…

Thất thểu trở về nhà, Vương Thăng ngồi phịch xuống ghế sofa, mắt lim dim nhắm nhưng trong đầu vẫn hiện ra ánh mắt mê đắm anh chàng kia nhìn Tường Vi và khuôn mặt rạng rỡ của cô khi trò chuyện với chàng trai đó. Đồ xấu xa, trò chuyện vui vẻ như thế, không yêu thì là gì chứ? Càng nghĩ đến những hình ảnh đó, lòng Thăng lại như có ai đó cứa vào rồi cầm cả nắm muối mà chà xát. Đóa tường vi ấy anh đã định bụng tận tay trao cô cùng những lời lẽ xin lỗi và yêu thương. Vậy mà giờ đây, nó thành đóa hoa vô chủ khi anh đứng chờ cô ở gốc cây bên này đường, định cho cô một bất ngờ, thế nhưng tất cả đã hóa thành mây khi anh nhìn sang bên kia và bắt gặp cô nói chuyện vui vẻ với chàng trai khác. Chẳng cần nghe cũng đủ hiểu tình cảm của họ qua những ánh mắt đa tình kia.
Khẽ thở dài, Thăng đứng dậy định đi lên phòng thì thấy ông Doãn Nghiêm bước xuống:
– Sao thế con trai? Cái mặt như bị thất tình thế kia?

Vương Thăng mỉm cười:
– À không, con hơi mệt thôi ạ!
Ông Nghiêm nhìn thẳng con:
– Mệt gì? Mệt tâm hả? Có uống đâu mà mệt?

Thăng ngồi xuống đối diện với bố mình:
– Tâm con ổn, có gì mệt đâu bố!
Ông Doãn Nghiêm vẫn chưa rời mắt khỏi con trai. Ánh mắt của người cha từng trải vừa có sự dò hỏi, vừa nghiêm khắc lại vừa thấu hiểu. Mỗi khi đối diện với cái nhìn ấy, Thăng luôn thấy bình yên và không thể trốn tránh. Bố của anh chẳng bao giờ ép con nói ra những điều con không muốn nhưng thật khó im lặng trước đôi mắt của ông. Tuy nhiên lần này, Thăng cúi mặt, đan hai tay vào nhau và cố lảng sang chuyện khác:.
– Bố chưa đi nghỉ sao ạ?

Ông Nghiêm hiểu rằng con trai mình chưa muốn nói ra điều nó nghĩ nên ngả người ra ghế và nói:
– Con về bố mới ngủ ngon được!
Vương Thăng nửa đùa nửa thật:
– Bố đừng nói với con là hai năm qua đã thức trắng nhé!

Ông Nghiêm cũng bật cười:
– Tào lao! Thức kiểu đó thì giờ anh về chắc chẳng gặp tôi nữa!.
Vương Thăng ʇ⚡︎ựa vào ghế và nói:
– Sắp tới con sẽ ôn thi cấp tốc và sẽ thi vào Đại học xây dựng ở thành phố C, cơ sở đó lớn hơn ở đây. Con tính học xong sẽ đi du học vài năm rồi mới về tiếp quản Công ty, vì ý định của con sẽ mở rộng công ty nhà mình lên Tập đoàn. Bố thấy con tính có ổn không ạ?

Ông Doãn Nghiêm không khó nhận ra suy nghĩ lúc này của con trai. Có vẻ như con trai ông đang muốn trốn tránh một điều gì đó nên lao vào học tập. Trước đây, Thăng không có ý định đi du học, cho nên câu nói vừa rồi khiến ông suy nghĩ. Người cha nói với con nhưng giọng lại thâm trầm như một lời tâm sự với bạn:

– Con cứ làm những gì mà mình thấy hợp lý, thấy đúng đắn. Nhưng có một điều bố muốn nói cho con hay – có những thứ không giữ, khi mất đi đừng than thân trách phận. Con người ta nên sống đúng với cảm xúc của mình, bố cho con tôi luyện trong quân ngũ để bản lĩnh gấp đôi, gấp ba. Sống thật với cảm xúc của mình cũng là một kiểu bản lĩnh.
Thăng sững người lại. Sao bố lại nói những điều này? Có vẻ như ông biết chuyện gì đó:
– Bố nói vậy nghĩa là sao ạ? Con luôn sống thật, có gian dối bao giờ đâu!

Bố anh nhấp một ngụm nước rồi nói:
– Tính cách thật thà nó khác với việc cảm xúc trong người mà không dám nói ra.
Thăng nhíu mày, hai tay đan chặt vào nhau. Dường như bố anh đang nói tới chuyện tình cảm nam nữ chứ không phải bản lĩnh chung chung. Những hình ảnh tối nay lại hiện lên, Thăng nhìn bố:
– Bố ơi, nếu một ngày, bố định nói thật tình cảm của mình với ai đó, nhưng lại thấy cô gáι ấy trò chuyện vui vẻ với một người con trai khác, bố phải làm sao ạ? Nói ra bị từ chối chả phải đau đớn hơn sao?

Ông Doãn Nghiêm mỉm cười:

– Con trai à, con nên nhớ rằng có những thứ nhìn thấy trước mắt chưa chắc đã là sự thật. Một con cá ở trong ao chắc gì đã hiểu tâm tư của những con cá nuôi trong bình cảnh? Nhìn chúng bơi lượn chắc gì chúng đã vui hả con? Tình cảm không nên dùng thủ đoạn, nhưng cần kiên quyết và làm đến cùng. Cần phải thẳng thắn với nhau để hiểu được nhau. Trong cuộc sống, bất kỳ điều gì đã nỗ lực hết mình thì đều không phải ân hận.

Thăng hiểu những gì bố anh nói. Anh cũng không rõ vì sao bố lại nói những lời ấy, nó giống như ông đã biết hết mọi chuyện của con trai mình:
– Bố, mỗi người có một hoàn cảnh riêng, mỗi câu chuyện đều có diễn biến riêng, có thể lời bố khuyên đúng với thời đại của bố…
Bố anh bật cười:

– Ngày bố yêu mẹ con, ông bà ngoại phản đối dữ dội vì bố chỉ là một sinh viên mồ côi mới ra trường và đang đi làm thuê, chẳng có gì đảm bảo cho tương lai của mẹ con cả. Nhưng mẹ con không chỉ yêu mà còn rất tin bố nữa. Mẹ con sẵn sàng bỏ ngoài tai những lời bàn tán và chấp nhận đi theo bố lúc ấy chẳng có gì trong tay cả. Con biết không, đến khi con ra đời và bố đã gây dựng được một công ty nhỏ, lúc đó bố mẹ mới bồng con trở về. Trước đó, dù ông bà ngoại cho người đi tìm, đe dọa đủ kiểu nhưng mẹ con vẫn một mực ở bên cạnh bố.
Thăng trố mắt :
– Thật vậy sao bố?

Bố anh gật đầu rồi đứng dậy:
– Bố không phải tác giả ngôn tình để thêu dệt nên những câu chuyện đẹp cho con, thế nên đồng chí Vương Thăng à, ba mươi chưa phải là tết và tình yêu thì đời nào nó cũng giống nhau – tình yêu chân thành luôn mãnh liệt, các con đang ở độ tuổi trẻ phải trải qua quãng thời gian ấy một cách rực rỡ nhất để sau này không hối tiếc.
Ông Doãn Nghiêm nói xong thì mỉm cười đi lên phòng với người vợ yêu quý của mình…

Bài viết khác

Mẹ tôi – Xúc động câu chuyện ý nghĩα sâu sắc đậm tính nhân văn

Mẹ tôi đi làm dâu từ năm hαi mươi tuổi. Do sự sắρ đặt củα bố mẹ hαi bên,do sự khéo nói củα bà mối,và cũng theo thói quen củα xã hội.Con gáι lớn ở tɾong nhà có người hỏi thì ρhải gả chồng. Thoạt nhìn nàng dâu tương lαi khỏe mạnh, thân hình nở […]

Hαi “ăn mày” đi dự đám cưới và câu chuyện nhân văn xúc động lòng người

Vào ngày kết hôn, mẹ hỏi tôi: “Hαi người tɾông giống ăn mày ngồi ở nơi vắng vẻ kiα là αi vậy? Sαu khi đọc xong tôi đã khóc… Hình minh hoạ sưu tầm Khi tôi nhìn sαng, chợt thấy một ông lão đαng nhìn chằm chằm về ρhíα mình, Ьên cạnh còn có một […]

Sống đủ – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc

✍️ Thuỷ Miền Trung – Còn không chú? – Hết rồi con, hôm nay đi trễ thì ráng mà chịu nhé. Vừa nói chú vừa dọn dẹp quán hủ tiếu, nhìn tôi cười cười. Tôi là khách quen quán của chú cũng được mấy năm rồi, hầu như tuần nào tôi cũng ăn vài lần, […]