Nước mắt nhà giàu chương 19

Ông Hào buồn bã trở về nhà, nhìn hai cάпh cổng khóa chặt lạnh lẽo thì rớt nước mắt, chỉ mấy ngày trước thôi căn biệt thự này vẫn rộn tiếng cười của bà Trang mỗi khi ông về, lúc nào bà đón ông cũng với ly trà sen nóng tгêภ tay, rồi khi ông vào phòng đi tắm thì bà đã chuẩn bị sẵn bồn nước, khăn tắm và quần áo để sẵn tгêภ giường. Vậy mà giờ đây tất cả đi đâu hết rồi, thậm chí chị giúp việc cũng đi theo để chăm sóc cho mấy mẹ con. Không thèm kéo rèm cho ánh sáng lùa vào phòng, ông Hào chán nản thả người xuống ghế sofa, mà hai hàng nước mắt cứ thế chảy ʇ⚡︎ự do đầm đìa khuôn mặt. Lúc này ông mới thấm thía sự cô đơn, vậy ông mới hiểu những ngày ông ở bên mẹ con bà Nhã thì ông đều nói dối vợ là đi công trình, có khi hàng tháng mới về, những lúc đó thì bà tủi thân đến nhường nào.

Nỗi cô đơn kèm sự bế tắc đến cùng đường làm ông muốn buông xuôi, lấy điện thoại gọi cho bà Trang hy vọng bà mềm lòng mà tha thứ cho ông, nhưng tiếng chuông điện thoại reo ngay trong phòng, lúc này ông mới nhớ lúc đi bà để điện thoại ở nhà, vậy làm sao mà gọi cho bà được đây? ông không dám gọi cho Thùy Nhung con gáι út của ông, bởi câu hỏi của con gáι khi nào Ba chấm dứt mối quαп Һệ với bà ta? ông đã từng hứa với con đến khi Hoàng Vũ 20 tuổi ra trường đi làm thì sẽ ʇ⚡︎ự lo cho cuộc sống, nhưng ông đã không giữ lời khi giờ đây Hoàng Vũ đã 22 tuổi và trưởng thành, mà ông vẫn chỉ quan tâm chăm sóc cho mẹ con bà Nhã. Chợt nhớ đến số điện thoại của cô Xuân giúp việc, ông gọi thì đầu dây bên kia cô người làm lên tiếng:

– Con chào ông chủ, ông chủ gọi cho con có gì không ạ?

Quá mừng nên ông nói hấp tấp:

– Cô đang ở đâu? Bà chủ có ở đó không?

– Dạ có, Bà và hai cô đang ăn cơm…

– Vậy chút xíu cô nói bà gọi cho tôi có việc gấp nhé…

Nhưng ông không phải chờ đợi lâu khi cô giúp việc trả lời ngay:

– Bà nói ông chủ muốn nói gì thì trao đổi trực tiếp với chủ tịch Lý Gia, bà chủ ủy quyền rồi ạ…

Ông Hào ૮.ɦ.ế.ƭ lặng, ngay cả một người giúp việc cũng có thể trả treo ông như thế này thì còn ra gì nữa, nếu như không vướng vụ tiền bạc này thì ông sẽ đuổi ngay cô ta, nhưng bây giờ ông cũng không còn thời gian để mà suy nghĩ đến chuyện khác, ông cần khẩn trương làm gấp hai vấn đề, một là năn nỉ bà Trang không thu hồi vốn về, thứ hai là tìm nguồn vốn nếu như không được phía bà Trang chấp nhận. Việc tìm nguồn vốn lớn chỉ trông chờ vào hai căn biệt thự, nhưng bà Nhã đã cương quyết không bán, còn căn biệt thự của cha má ông để lại thì lại là tang vật vụ án nên không biết bao giờ mới được lấy về, hơn nữa nghe nói cha má ông đã tặng cho con trai, nhưng với yêu cầu để ở chứ không được mua bán hay tặng cho bất kỳ ai…

Lúc này ông Hào mới thấm thía nỗi đau hay nói cách khác là nỗi ทɦụ☪ đến với mình, cũng đúng thôi khi ông đã từng cho mình cái quyền chung sống cùng lúc với hai người phụ nữ, mà không ai có quyền ngăn cản, nhưng bây giờ cả hai người đều chống lại ông. Việc bà Nhã không đồng ý bán nhà cũng bởi bà ấy lo sợ, khi nhà bán rồi thì mẹ con biết ăn ở nơi đâu. Chợt nhớ ra Hoàng Vũ, ông nghĩ có thể thuyết phục con trai khuyên mẹ giúp Ba, hoặc có thể bán đi rồi mua một căn nhà nhỏ để hai mẹ con sinh sống…

– Alo…

Tiếng Hoàng Vũ từ đầu dây bên kia làm ông giật mình, ông bối rối:

– Ờ Ba đây…

Ông chưa nói hết câu thì từ đầu dây bên kia tiếng của Vũ có vẻ hấp tấp:

– Ba ơi, nhà mình bị tranh chấp ạ, có người đưa đơn kiện lên côпg αп…

– Ai kiện? ai mà to gan dám làm việc đó?

– Dạ, con cũng không biết, con chỉ nghe mẹ nói vậy thôi…

– Con nói mẹ không đi đâu cả, nhà mình mua bằng tiền của mình, ai có thể tranh chấp được chứ? Mà tại sao hai mươi năm nay có ai nói gì đâu?

– Có khi nào là chủ đất cũ không Ba? Con thấy hình như mẹ khóc…

Ông Hào định trả lời rằng Ba sẽ đến ngay, nhưng ông cần tĩnh lặng để suy nghĩ, xem ai là người dám đưa đơn kiện vào lúc này? Nhưng cho dù có suy nghĩ kiểu gì thì ông cũng không nghĩ ra được. Chợt nhớ đến ông Tùng, nếu đúng như Hoàng Vũ nói người đó đưa đơn lên côпg αп yêu cầu giải quyết, thì nhất định ông Tùng phải biết, ông liền gọi cho ông Tùng:

– Tôi đây…

– Ông gặp tôi được không?

– Vừa gặp nhau xong giờ lại còn muốn gặp nữa, ông nay sao thế hả? bộ ông mê rồi nhớ tôi hay sao?

Nói rồi ông Tùng cười làm ông Hào bực mình gắt lên:

– Tôi đang muốn điên lên đây mà ông còn cười được hả?

Ông Tùng lại càng cười lớn hơn:

– Ông điên là việc của ông, còn tôi cười là việc của tôi, ai có quyền cấm tôi cười chứ?

Chợt ông Tùng hạ giọng:

– Có chuyện gì mà làm ông nổi điên? Nói tôi xem…

– Gặp nhau được không?

– Tôi đang bận không ra ngoài được, ông cứ nói ngắn gọn xem là vụ gì?

Ông Hào không còn cách nào khác đành nói tóm tắt sự việc cho bạn mình nghe, nhưng ông còn chưa kể xong thì ông Tùng đã cắt ngang:

– Top. Vụ này tôi không nắm được, họp xong tôi sẽ hỏi giúp ông người nào phụ trách, nhưng mới đầu cũng chỉ mời lên hòa giải thôi…

– Tôi muốn biết người tranh chấp là ai?

– Được rồi, có tin gì thì tôi sẽ gọi cho ông…

Ông Hào hết đứng lại ngồi tỏ ra vô cùng sốt ruột, tại sao dạo này lại xảy ra đủ chuyện đến thế? Chuyện này chưa giải quyết xong thì lại tiếp tục xảy ra chuyện khác, nhưng có một việc là ai dám tranh chấp căn biệt thự mà ông mua cho bà Nhã? Ông còn nhớ chủ cũ là việt kiều sau khi bán nhà cho ông xong thì cũng rời đi nước ngoài sinh sống cho đến tận bây giờ. Có bao giờ là bà Trang vợ ông? Ông vội xua đi ý nghĩ đó bởi bà Trang suốt thời gian dài, không bao giờ bận tâm đến việc mẹ con bà Nhã đang ở đâu? Ông biết bà là người phụ nữ nhân từ hay thương người, có như vậy bà Nhã mới sống yên ổn từng bấy thời gian. Vậy là ai mới được chứ? Cho dù có nóng ruột thì ông cũng đành phải chờ đợi kết quả từ ông Tùng mà thôi…

Rồi bỗng ông chợt nghĩ, hay nhân tiện đang xảy ra vụ kiện tụng rắc rối như thế này thì ông khuyên bà Nhã bán quách căn nhà này đi, ông vừa rút ra một số tiền và mua cho mẹ con bà ấy một căn nhà nhỏ hơn, vậy là được một công đôi việc, ông gọi cho con trai:

– Tình hình mẹ con sao rồi?

– Sao Ba chưa đến ạ? Mẹ đang lo lắm…

– Con nói mẹ cứ bình tĩnh, chiều Ba đến ngay…

Sở dĩ ông hẹn đến chiều bởi ông muốn sau khi gặp ông Tùng để biết kết quả rồi sẽ tìm cách. Chợt thấy đói bụng mới nhớ ra từ sáng đến giờ ông chưa ăn gì, bình thường mỗi sáng thì bà Trang đã chuẩn bị đồ ăn sáng cho ông chu đáo, vậy mà bây giờ ngay cả việc đó cũng không có. Ngao ngán đến nỗi ông không muốn lên phòng thay đồ mà để nguyên bộ đồ cũ đi ra ngoài tìm cái gì ăn lót dạ.

Chưa ăn xong tô phở thì có chuông điện thoại của ông Tùng, ông vội nghe:

– Tôi đây, có kết quả chưa?

– Người đâm đơn kiện chính là chủ tịch tập đoàn Lý Gia, ông Lý Thành…

– Hả?

Chỉ cần nghe nói đến cha vợ là ông không còn bình tĩnh nổi nữa, nhưng việc căn nhà này bà Nhã đứng tên thì có liên quan gì đến Lý Gia chứ? Bỗng ông Hào mặt tái mét, hai tay buông thõng tỏ ra bất lực, khi nhớ rằng thời điểm ông mua căn nhà này là ông và bà Trang đã là vợ chồng hợp pháp và có hai con, nguồn tiền lại từ tài khoản chung của tập đoàn, trong đó có vốn đóng góp của cả hai vợ chồng, rõ ràng số tiền đó không phải của cá nhân ông. Bây giờ ông phải làm sao? Nếu như Lý Gia thu số vốn của bà Trang, lại kiện vụ sử dụng tiền chung mua căn hộ này, và cũng không lường trước được việc ông và bà Nhã đã vi phạm luật hôn nhân và gia đình…tại sao ông Lý Thành lại dồn ông vào đường cùng thế này chứ?

Biết cha đã bắt đầu hành động để dạy cho chồng một bài học mà bà Trang cảm thấy lo lắng, nhưng có một điều khác với những lần trước mà bà lại có một cảm giác đồng tình với cha. Xâu chuỗi lại tất cả sự việc bà mới nhận thấy rằng mình đã quá khờ đến mức ngu ngốc thì đúng hơn để cho ông Hào chà đạp lên lòng ʇ⚡︎ự trọng của mình.

Nếu nói bà không biết ghen thì hoàn toàn sai, từ khi nghe lời cha má về làm dâu nhà họ Trịnh, mặc dù thời gian đầu còn bỡ ngỡ, nhưng bà luôn cố gắng để làm tròn phận dâu con, tròn đạo hạnh của một người vợ với chồng. Cuộc sống đủ đầy và bình an nên bà nghĩ vậy cũng là tốt lắm rồi, cho đến khi lần lượt hai đứa con gáι ra đời, vì ông Hào bận theo công trình nên vắng nhà thường xuyên, có khi một tháng ông chỉ ghé qua nhà vài lần rồi lại đi, nhưng bà cũng thông cảm và thương chồng vất vả, chứ không hề biết rằng ông ta nói dối bà để sinh sống với một người phụ nữ khác…

Cho đến khi Bích Liên tròn 10 tuổi và Thùy Nhung lên 6 thì bà phát hiện ra ông có người phụ nữ khác và thậm chí còn có một bé trai kém Thùy Nhung 2 tuổi. Lúc đó bà đau khổ tưởng chừng như không muốn tồn tại tгêภ cõi đời này nữa, nhưng nhìn hai đứa con gáι đang ngước đôi mắt ngây thơ nhìn mẹ, nhất là Bích Liên, từ ngày đó nó trở nên lầm lỳ ít nói, hai mắt thì gườm gườm tỏ vẻ căm thù, nhất là mỗi khi ông Hào có ở nhà là con bé ở lỳ trong phòng không chịu ra ngoài kể cả trong bữa ăn làm bà lo lắng…

Có một điều mà bà chôn chặt trong lòng không nói ra, đó là mẹ chồng khi còn sống lại có vẻ ủng hộ con trai với đứa cháu nội đích tôn, mà bắt đầu thờ ơ với hai đứa cháu gáι, với bà thì bé trai chính là duy trì nòi giống nhà họ Trịnh, điều mà bà Trang không làm được, bà muốn cùng hai con về phủ họ Lý, nhưng tuyệt nhiên Bích Liên cương quyết không đi, nó nói đây là nhà nó thì nhất định nó không đi đâu cả, nếu mẹ và em Nhung muốn về ngoại thì nó vẫn ở lại cho dù là một mình. Làm sao bà có thể ra đi mà để lại con bé mới 10 tuổi đầu? hơn nữa các con của bà cũng cần có cha, và đứa trẻ kia cũng không có Ϯộι, và nó cũng cần tình thương của một người cha. Chính vì vậy mà bà cắn răng chấp nhận theo lời cầu xin của chồng, cho ông được chu cấp cho đứa trẻ đến năm 18 tuổi, với một điều kiện rằng tối nào ông cũng phải trở về nhà ngủ. Đến khi con trai 18 tuổi thì bà có nhắc lại, thì ông xin bà thêm hai năm chờ nó ra trường, lúc đó ông sẽ rời xa hai mẹ con và trở về nhà…

Nhưng tất cả cũng chỉ là lời hứa sáo rỗng, khi ông khẳng định với Bà rằng đã chia tay hai mẹ con bà ấy 2 năm rồi, thì Bích Liên lại thấy ông ấy đang ở cùng hai mẹ con ngay trong cái ngày không vui vẻ gì. Bà cũng không hiểu ông ấy còn giấu bà những gì nữa, nếu đến bây giờ cho dù ông ấy không yêu bà thì ít ra cũng còn nghĩa, chẳng nhẽ điều đó cũng không có nổi hay sao? Vậy thì bà níu kéo mà làm gì? các con cũng đã lớn và phải lấy chồng, chẳng nhẽ những năm tháng cuối đời bà cũng phải chịu cảnh đơn côi như thế này hay sao? Thôi thì dù sao cũng phải một lần dứt tình để không những giải thoát cho bà mà giải thoát luôn cho ông ấy…

Bài viết khác

Phải hết sức cẩn trọng khi đi Taxi, đừng tiếc vài phúc đọc, sẽ giúp bạn và mọi người

Những câu chuyện dưới đây đều 100% có thật và nạn nhân không ai khác là những người đồng nghiệp, bạn bè của mình. Mình không nhắm vào bất kỳ hãng taxi nào nhưng hãy đọc bài viết này và biết thêm 1 vài điều để tự vệ cho bản thân. Câu chuyện thứ 1: […]

Chuyện xúc ᵭộng về hoàn cảnh ɾα đời củα bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng”

“Gửi em ở cuối sông Hồng” thơ Dương Soái, nhạc Thuận Yến là một tɾong những bài hát nổi tiếng củα kho tàng âm nhạc cách mạпg. Ít αi biết ɾằng, bài thơ gốc được sáng tác vào ngày 20/2/1979, khi cuộc chiến bảo vệ biên giới ρhíα Bắc diễn ɾα được 3 ngày. “Anh […]

Khi mẹ già đi – Xúc động câu chuyện ý nghĩα mαng tính giáo dục ɾất sâu sắc

– Bác sỹ có thể cho Ϯhυốc về nhà uống được không? Tôi không muốn nhậρ viện, nhà tôi đơn chiếc lắm! – Con bà đâu? Bà đi khám Ьệпh một mình à? – Tụi nó đi làm hết ɾồi. – Bận ɾộn đến nỗi để mẹ già 75 tuổi Ьệпh nặng đi khám Ьệпh […]