Đánh tráo số phận kỳ cuối

Cuộc tìm kiếm người chiến sỹ năm xưa bị tôi đánh tráo bộ quân phục thật nhọc nhằn bởi thường xuyên phải gián đoạn do không có thời gian. Tôi đã đến tất cả những nơi cần đến. Trạm phẫu dã chiến thời chiến tranh, nơi tôi được chuyển vào điều trị sau giải phóng đã không còn dấu vết. Tôi quyết định về Tỉnh đội Quảng Trị để hỏi thăm trường hợp của T.

Sau 3 ngày 3 ngày tàu xe về Làng thì ngôi nhà A chỉ còn bà Cô già nhang khói. Bà kể 1 tháng sau khi khi A báo vô Nam thì đơn vị báo về là A đào ngũ. Chính quyền kiểm điểm gia đính rồi hàng xóm đàm tiếu chịu ko nổi nhục nhã, thời gian sau Bố A treo cổ tự tử. Vợ A đã mang con đi biệt xứ còn Bà T Mẹ A đi khắp nơi tìm A vì niềm tin A ko bjo đào ngũ. Bà đã không thể đi đến cùng trời cuối đất, bà T. đã gục chết trên một chuyến xe tốc hành.

Những người đồng hành trên chuyến xe của bà chỉ biết bà là một người mẹ đi tìm con, họ không biết bà ở đâu nên đã an táng cho bà ở ngay bên một cái nghĩa trang ở Quy Nhơn. Bà cô già kể trong nước mắt, rằng gia đình các con làm ăn lưu lạc, chưa ai có điều kiện để vào Quy Nhơn bốc mộ mẹ về an táng nơi quê nhà. Còn chuyện của T., sau khi bà mẹ chết, từ đó không còn một ai hay biết tin tức về T. nữa. Câu chuyện về T. đã bị quên lãng cho đến một ngày tôi trở về làng và hỏi thăm T.

Ở đó, người ta đã xóa sổ tên T. ra khỏi danh sách quân ngũ vì T. mắc tội đào ngũ. Tôi ngược trở ra Bắc, tìm đến đơn vị cũ trước đây của T. Ở đây, họ cũng không giúp gì tôi hơn ngoài thông tin T. đào ngũ, không trở về đơn vị, không biết cậu ấy ở đâu cả. Chẳng lẽ T. biến mất trong cõi đời này? Chẳng lẽ T. đã chết và cậu ấy không tồn tại nữa. Không, tôi không thể tin điều đó được. Tôi đến các trại thương binh từ Bắc chí Nam để tìm T., biết đâu, bằng một hy vọng mỏng manh nào đó, tôi có thể tìm lại được T.

Trái đất tròn, mọi ước nguyện và niềm tin trong đời rồi cũng có lúc được đền đáp. Nhưng với tôi, mọi chuyện lại quá ư bất ngờ trong sự run rủi kỳ lạ của số phận.

Nhà máy dệt của tôi có một tai nạn xảy ra. Trong lúc vận hành thử một cái máy tách sợi mới nhập từ nước ngoài về thì có một sự cố chập điện khiến lưỡi dao cán sợi văng ra chặt đứt bàn tay của C., một kỹ thuật viên đang điều khiển máy. Tôi nhanh chóng cho gọi cấp cứu và đưa C. vào Bệnh viện G.D. trong thành phố, bố trí cắt cử anh em vào viện chăm sóc C. và cho người về quê đón người nhà của C. lên.

Quê C. ở Rạch Giá, nhà C. chỉ có 2 mẹ con. Tôi nhận C. vào làm việc vì hoàn cảnh của C. rất đáng thương, ba C. mất tích trong chiến tranh, mẹ C. ở vậy thờ chồng và nuôi con khôn lớn. Những trường hợp như của C., tôi nhận ngay vào nhà máy mà không một chút đắn đo. Hôm ấy, sau khi đón mẹ C. lên bệnh viện, thoáng nhìn người đàn bà gầy đét, héo hắt, nước da sạm đen, tôi đã chạnh lòng.

Nghe giọng của chị ở miền Trung, tôi đã giật mình. Tôi không tiện hỏi, đang định bụng chờ lúc nào C. đỡ chút ít sẽ hỏi thăm gia cảnh. Mẹ C. lên đến nơi, nhìn thấy con cụt mất một bàn tay, chị gào khóc thảm thiết rồi ngất xỉu đi. Khi tỉnh dậy, thấy Hộ lý là một người đàn ông đang chăm sóc cho mình và con trai, chị K. lại la lên rồi ngất xỉu. Trời ơi, tôi cũng không ngờ phần kết của câu chuyện cuộc đời tôi lại là đây, xảy ra ở chính cái bệnh viện nhỏ bé này.

Chị K. liên tục ngất mỗi lần nhìn thấy anh S. Cả anh S. cũng không hiểu tại sao mình lại là nguyên nhân làm cho người đàn bà đen đúa tội nghiệp kia xúc động mạnh đến thế.

Cứ mỗi lần tỉnh lại, chị K. lại ôm chầm lấy người đàn ông đang chăm sóc mình mà mếu máo: “Ông đấy ư? Vậy mà tôi đã tìm ông suốt bao nhiêu năm nay rồi, sao ông bỏ mẹ con tôi mà đi không ngoái lại, sao ông nỡ làm thế với mẹ con tôi?”. Rồi chị K. lại khóc, lại ngất xỉu, phải chuyển lên Khoa Hồi sức cấp cứu.

Sau này C. hồi phục, chính cậu đã kể lại ngọn ngành câu chuyện của mẹ cậu: “Suốt hơn 20 năm nay, mẹ cháu luôn dắt cháu đi tìm ba. Mẹ nói, ba bị mất tích trong chiến tranh, nhưng chắc chắn ba vẫn còn sống. Có một sự hiểu lầm nào đó mà đơn vị báo tin về nhà rằng ba đào ngũ. Mẹ không tin ba là người hèn nhát, vì vậy mẹ dắt con trai lên 5 tuổi đi khỏi làng và phiêu bạt khắp nơi chốn để tìm ba.

Mẹ có nghe người ta mách ở trại thương binh N.B. có một người đàn ông tên S. nói giọng miền Trung mất trí nhớ đang phục vụ thương binh nặng ở đó. Người đàn ông đó đã có vợ và chuyển vào Nam sinh sống. Mẹ con cháu lại phiêu bạt vào Nam tìm ba. Mẹ đến các trại thương binh để tìm ba với hy vọng mong manh ba vẫn đang lưu lạc ở phương trời nào.

Đã nhiều lần cháu khuyên mẹ đừng đi tìm ba nữa, nhiều bác thương mẹ lắm, nhưng mẹ chẳng gật đầu với ai, mẹ nói mẹ chỉ yêu một mình ba, nếu ba không trở về thì mẹ sẽ ở vậy nuôi cháu. Cháu cũng không ngờ là mẹ cháu lại gặp ba ngay ở bệnh viện này, tình cờ đến như vậy”.

Chị K cũng đã bình tĩnh trở lại, chị liên tục đòi gặp anh S. và khóc. Anh S. rất hoảng sợ vì không hiểu chuyện gì xảy ra. Anh nói Anh không quen biết chị K., không biết ai ở Quảng Trị. Chỉ đến khi chị K. mang tấm ảnh anh S. chụp trước khi nhập ngũ, và tấm ảnh cưới duy nhất của S. với chị K. thì anh mới ớ cả người ra như ở trên trời rơi xuống. S. khóc, anh ngơ ngơ ngác ngác một mực không biết tại sao mình lại xuất hiện trong tấm ảnh kia, không biết nguồn gốc của mình từ đâu tới.

Anh S về nhà và dẫn vợ con tới gặp mẹ con chị K. Chị L., vợ của S. nhìn cháu C., nhìn người đàn bà đen đúa tội nghiệp, và nhìn bức ảnh cưới trước đó của chồng mình với chị K., chị L. đã quỳ sụp xuống và khóc. Chị ôm anh S. nói trong nước mắt: “Anh ơi, đây đúng là gia đình lưu lạc của anh suốt bao nhiêu năm rồi. Anh hãy nhận vợ và con trai anh đi. Khổ cho anh, mất trí nhớ nên mất luôn cả vợ con, quê hương bản quán”. S. hết ngơ ngác lại lên cơn đau đầu dữ dội. Anh cũng ốm luôn mấy ngày sau các sự kiện dồn dập xảy ra với mình.

Chao ôi! Cuộc hội ngộ của hai người vợ, 3 đứa con và L.V.T. (nay có tên là S. do mọi người đặt cho vì anh mất trí nhớ) diễn ra trong nước mắt trước sự chứng kiến của tập thể y, bác sỹ ở Khoa Chấn thương chỉnh hình, và bản thân tôi. Ông M, Trưởng khoa đã kể cho mọi người nghe vì sao ông nhận S. vào làm hộ lý ở khoa.

Trước đây, ông M. cũng là bộ đội, trong một lần bị thương về nằm điều trị ở trạm phẫu. Lần đó trạm phẫu hết thuốc gây tê, gây mê, nhưng vết thương của ông M. không mổ sẽ rất nguy hiểm. Cuối cùng ông M. quyết định lên bàn mổ. Khi các bác sỹ mổ không còn thuốc gây tê gây mê, chính S. đã ôm chặt ông M. trong tay và hát cho ông nghe những lời ru cổ ở miền Trung Quảng Trị cho M. vơi bớt cơn đau. Chính S. là người chăm sóc chu đáo tận tình các thương bệnh binh nặng.

Cảm kích trước tấm lòng nhân hậu của S, biết hoàn cảnh mất trí nhớ của S. do bị thương nặng, hết chiến tranh, M. tốt nghiệp Đại học Y khoa và làm việc tại Bệnh viện G.D. Trong một lần trở lại thăm người bạn là thương binh nặng ở trại thương binh N.B., M. đã gặp lại S., và đưa anh vào TP HCM, phục vụ bệnh nhân ở Khoa Chấn thương chỉnh hình, nơi M. làm việc.

Lúc này, S. đã có một người phụ nữ đem lòng yêu thương, chị đã tự nguyện theo S. vào TP HCM làm vợ anh. Cuộc đời ơi, như vậy có quá trớ trêu không khi người đàn ông suốt bao năm cả tôi và vợ con anh đi kiếm tìm lại ở ngay trong cùng một thành phố với tôi, và đau đớn hơn, khi chính S. lại không hề biết mình đích thực là L.V.T., là người chiến sỹ năm xưa trong lúc bị thương nặng, anh đã bị tôi đánh tráo bộ quân phục. Vết thương vào đầu khá nặng đã làm cho T. hoàn toàn mất trí nhớ.

Chính trong đêm bom đạn đó, cả tôi và T. đều được chuyển vào cùng một trạm phẫu, được chăm sóc và cứu chữa ngay cùng một nơi mà chúng tôi không hề hay biết. Sau khi tỉnh lại, T. đã hoàn toàn mất trí nhớ, giấy tờ quân nhân của T., T. không nhận vì không biết đó là mình, T. nói của ai chứ không phải của T., ai đó đã bỏ quên lại nên T. cầm. T. cũng khai không phải là bộ đội, không biết từ đâu tới. Do bộ thường phục trên người T. nên T. chỉ được cấp cứu ở trạm phẫu dã chiến, khi tỉnh lại, T. được chuyển về địa phương để chữa trị ở bệnh viện dân sự.

Chiến tranh liên miên, thương bệnh binh nhiều, không ai có đủ thời gian để lưu tâm tới số phận của T. nữa. T. được xem như là một người dân thường bị ảnh hưởng của bom, mất khả năng phục hồi trí nhớ. Chuyển về bệnh viện dân sự, từ đó cuộc đời của T. lưu lạc không một ai biết. Khỏi bệnh, T. trở thành người lang thang hết nơi nọ đến nơi kia để làm thuê.

Lạ lùng cái ký ức về quê nhà, về gốc gác của T. cũng đã bị xóa sạch trong trí nhớ của T. Nhưng có một điều lạ, T. hay lang thang đến các trạm phẫu, các trạm xá, các trại thương binh và xin giúp đỡ những người thương binh nặng ở đó. Thấy T. hiền lành thật thà, lại không nề hà trong việc chăm sóc các bệnh nhân thương binh nặng, nên T. đã được mọi người yêu thương và cho vào làm việc như một hộ lý thực thụ.

Cuộc hội ngộ hôm nay đẫm nước mắt. Nhưng đau đớn vô cùng là quá khứ với T. đã bị chiến tranh, thêm vào đó là cả tôi nữa, chặt đứt khỏi T. T. chỉ còn lại trụi trần với những vết thương không bao giờ lành nổi. Đến lúc này L., vợ sau của T. cũng khóc xin phép được ôm hai đứa con ra đi để cho T. và chị K. cùng với cháu C. đoàn tụ với nhau. Nhưng éo le thay tình cảnh trớ trêu của hai người đàn bà cùng có con với T., cùng là vợ của T. khiến cho không ai nỡ tước đoạt T. về cho riêng mình. Họ nhường nhau và ai cũng đòi ra đi, chỉ riêng T. là không thể hiểu nổi tại sao cuộc đời của mình lại rắc rối đến như vậy.

Sau này, trong những lúc tỉnh táo nhất, T. đã quỳ sụp xuống trước mặt chị K. và xin chị tha lỗi cho T. vì T. không nhớ gì nữa, người phụ nữ mà T. đã yêu thương, đã ở với nhau như vợ chồng, đã sinh cho T. 2 đứa con T. không thể bỏ được, đành bạc nghĩa với chị K.

Trời ơi, tôi có ngờ đâu, hành động trong một phút cùng đường của tôi đã hại cuộc đời T. và bao nhiêu số phận nữa trong cuộc đời T. ra đến nông nỗi này. Gia cảnh của T. hiện tại rất khó khăn, vợ T. phải đi gánh tào phớ bán rong kiếm tiền nuôi hai con ăn học.

Tôi đã xin phép cho T. nghỉ việc một thời gian chở cả gia đình T. và mẹ con chị K. về lại Nghệ An thăm họ hàng và thắp hương cho cha mẹ T. Suốt cả chuyến đi, T. như một người trong mơ lúc khóc lúc cười. Tôi nói rằng, chính tôi là người đã đánh tráo bộ quân phục của T. năm xưa, đã vô tình đẩy T. tới một cuộc sống tan đàn sẻ nghé bi thảm đến như thế này nhưng T. nghe như chuyện của ai đó không liên quan tới mình, T. chỉ lắc đầu méo mó cười.

T. không nhận lời xin lỗi của tôi, T. nói tôi không có lỗi, T. không biết điều gì đã xảy ra trong cuộc đời của T. cả, vì vậy sao lại phải xin lỗi một người tốt như tôi mà cả gia đình T. đang chịu ơn. Thật chua chát và khổ sở cho tôi khi T. nói, trời thương nên đã cho gia đình vợ chồng con cái T. được gặp tôi, được tôi giúp đỡ cho T. tìm lại với quê hương nguồn cội, được gặp lại người thân. Ông trời thật có mắt. Chính T. mới phải đội ơn tôi. T. dứt khoát không cho tôi đi tìm lại những gì đã mất của T., phục hồi cho T. danh chính, và đề nghị làm chế độ thương binh cho T. T. nói, những gì không thuộc về T., T. không thể nhận. Thế đấy các anh chị ạ.

Lời BBT:

Anh NLĐ kính mến! Chúng tôi cũng rất xót xa khi đọc câu chuyện của cuộc đời anh. Mặc dù, nhờ bộ quân phục của T., anh đã thay đổi được cuộc đời mình nhưng xét cho cùng anh cũng không thể thay đổi được số phận và những bất hạnh đeo đẳng trong tâm can. Giờ đây, cách tốt nhất mà chúng tôi tin anh đang làm đó là lo cho mẹ con K., người vợ đầu và con trai của T. một cách chu đáo trong điều kiện có thể. Và cả cuộc sống hiện tại của T. và vợ cùng 2 đứa con của T. sau này nữa, anh cũng nên lo cho họ những gì có thể. Đó là cách mà anh trả nợ cho T.

Tất nhiên, những gì mà anh nợ T. theo chúng tôi là không thể trả nổi. Vì vậy làm được chút gì đó giúp cho cuộc đời của T. bớt vất vả, bất hạnh là trách nhiệm của anh. Chúng tôi tin cuộc đời bao giờ cũng có những kết thúc có hậu cho tất cả những ai biết phục thiện. Tìm được đầy đủ gia đình của T. cũng là một kết thúc có hậu cho cuộc đời của anh đấy. Chúc anh bình an.

Theo : Dũng Tiến

Bài viết khác

Đáng mặt đàn ông – Câu chuyện ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Trước khi đến với chồng, tôi từng yêu một người đàn ông khác. Tôi yêu anh ta điên cuồng, yêu say đắm dù bị lừa dối hết lần này đến lần khác. Nhiều người trách tôi dại khi lao vào yêu một kẻ chẳng ra gì, chỉ biết lừa tình lừa tiền tôi nhưng tôi […]

Kì tích luôn ᵭược tạo ɾα Ьởi những con người có tấm lòng lương thiện – Câu chuyện nhân văn

Một công ty nọ có tɾuyền thống tổ chức tiệc và ɾút thăm tɾúng thưởng vào Giáng sinh mỗi năm. Theo quy ᵭịnh ɾút thăm tɾúng thưởng, mỗi thành viên thαm giα ᵭều ρhải ᵭóng góρ 10 USD làm lệ ρhí.. Toàn công ty có 300 người, và ρhần thưởng chính là tổng số tiền […]

Vợ chồng già bán nhà gửi tiết kiệm rồi vào viện dưỡng lão, đừng trông chờ ở con

Thời gian gần đâγ, ᴛâм trạng của tôi không tốt. Vì thế tôi thường lên mạпg để đọc những ᴛâм sự của những bà mẹ chồng bị các con bỏ rơi lại ρhía sau như tôi. Đọc những ᴛâм sự của mọi người đồng cảɴʜ, mà tôi càng thấm thía nỗi cô đơn của tuổi […]