Ngày huỷ hôn – Câu chuyện ý nghĩa sâu sắc trong hôn nhân gia đình

Tôi và Tuấn làm cùng công ty nhưng khác bộ phận. Trong 1 lần liên hoan cuối năm, chúng tôi có cơ duyên gặp nhau. Nói chuyện khoảng 2 tháng thì tôi chính thức làm người yêu của Tuấn. Thêm 3 tháng bên nhau nữa thì chúng tôi quyết định cưới.

Tuấn bằng tuổi tôi. Ngoại hình của anh bình thường. Công việc và thu nhập cũng chỉ ngang ngửa tôi mà thôi. Còn tôi không quá xinh nhưng vẫn đủ ưa nhìn. Từ trước đến nay cũng có vài chàng trai theo đuổi, nhưng tôi đều từ chối vì thấy chưa hợp.

Tôi chọn Tuấn vì anh hiền lành và cũng chịu khó làm ăn. Ngày Tuấn dẫn về ra mắt, tôi rất quý bố mẹ anh. Gia đình Tuấn thuộc dạng khá giả, có của ăn của để.

Tuy nhiên, từ lúc 2 bên gặp mặt bàn chuyện đám cưới thì nhiều vấn đề phát sinh từ đó.

Hai gia đình hẹn nhau để nói chuyện người lớn. Bố mẹ Tuấn lấy lý do nhà xa, tuổi tác cao nên yêu cầu bố mẹ tôi qua nhà anh nói chuyện. Sau buổi gặp mặt đó thì họ cũng chẳng trao đổi gì thêm.

Từ số tráp đến ngày giờ nhà trai sang ăn hỏi, tôi đều phải lấy thông tin từ Tuấn. Rõ ràng khi nói chuyện người lớn, bố mẹ tôi đã thống nhất với nhà ấy 7 tráp ăn hỏi và có tục thách cưới (nhà trai phải đáp ứng được đòi hỏi về lễ vật mà nhà gái đưa ra, ở đây là 10 triệu).

Thế nhưng hôm ăn hỏi, nhà Tuấn tự rút tráp xuống còn có 5 tr . Bố mẹ tôi thất vọng lắm. Không phải vì họ tham tiền, bởi sau này cũng cho chúng tôi hết mà. Nhưng họ hàng rồi hàng xóm ai cũng hỏi, khiến bố mẹ tôi rất buồn.

Rồi khi chuẩn bị cho đám cưới, mẹ Tuấn đều tiết kiệm hết mức có thể. Bà đem giường và bộ chăn ga gối đệm của anh trai Tuấn đợt trước cưới vợ xuống cho chúng tôi dùng lại. Nhìn tấm ga cũ mèm, bạc cả màu mà mặt tôi không tươi lên được.

Tôi lén véo tay Tuấn ra hiệu không đồng ý, Tuấn liền nói với mẹ. Nhưng bà chép miệng: “Ôi dào, dùng cái nào mà chả được. Chỉ là đặt lưng xuống nằm ngủ thôi mà. Mẹ đã cho giặt sạch sẽ thơm tho rồi. Với nằm bộ ga này để xin vía”. Anh mày chả đẻ sòn sòn 2 đứa con trai ấy thôi”. Tuấn nghe vậy thì không cãi nữa, nhưng tôi thì thất vọng vô cùng.

Tôi và Tuấn đều góp tiền chụp ảnh cưới. Nhưng đến lúc có ảnh, mẹ anh lại giữ cả 2 tấm ảnh phóng để treo phòng cưới và để ở cổng. Gia đình anh cứ quyết định như thế mà chẳng nói gì với nhà tôi cả. Đến sát ngày cưới, tôi mới vội vàng đi in thêm 1 tấm ảnh phóng để đặt ở hôn trường nhà mình.

Nhưng đỉnh điểm nhất là ngày cưới..

Mọi sự chịu đựng của tôi đều vượt quá giới hạn. Nhà trai chiếm trọn hôn trường, không cho nhà gái lên phát biểu 1 câu nào. Bố tôi buồn, ngồi trầm ngâm 1 góc. Họ hàng nhà tôi bắt đầu bàn tán xì xầm… Lúc trao của hồi môn, mẹ chồng cố tỏ vẻ khệ nệ cầm 1 chiếc kiềng vàng lên.

Bà cố tình nói to cho tất cả mọi người nghe thấy rằng, đây là kiềng trị giá 2 cây vàng. Bên dưới nhiều quan khách trầm trồ bà chơi lớn! Nhưng lúc mẹ chồng chuẩn bị đeo lên cổ tôi thì tôi bất ngờ nhìn thấy dòng chữ khắc trên đó: Minh Chiến – Anh Thư (12/8/2019).

Tên khắc trên đó không phải của tôi, cũng không phải của chồng. Tôi hỏi mẹ Tuấn: “Thế này là sao ạ?”. Mẹ chồng nói nhỏ: “Mẹ đi mượn về trao cho đẹp mặt. Nào cúi xuống đây mẹ đeo cho…”.

Tôi quay sang Tuấn, dường như anh cũng đã biết trước việc này rồi, thế nên Tuấn mới điềm tĩnh đứng tươi cười, tôi lùi ra phía sau để tránh tay đeo kiềng vàng của mẹ chồng. Nhà trai không trao gì cũng được, nhưng không cần giả dối như thế này chứ!

Tôi mượn micro của MC đám cưới và thẳng thừng tuyên bố hủy hôn.

Tất cả mọi người đều ngỡ ngàng, xôn xao. Người thì bảo tôi thấy mẹ chồng trao nhiều vàng quá nên hóa dại, có kẻ lại bảo tôi mất trí rồi… những người nói đó đều là họ hàng của gia đình Tuấn. Tuy nhiên, tôi cảm thấy quyết định đó của mình không sai.

Là do tôi quá vội vàng muốn kết hôn mà không tìm hiểu kĩ gia đình nhà chồng, VỚI NHÀ CHỒNG GIA TRƯỞNG, TÍNH TOÁN VÀ ÍCH KỶ THẾ NÀY, LIỆU TÔI CÓ HẠNH PHÚC ĐƯỢC KHÔNG??.

Nguồn : Nhịp sống trẻ

Bài viết khác

Chồng về – Câu chuyện thú vị ý nghĩa hài hước

Bà Loan vẫn còn đương xuân và trẻ lắm, thì ông địa chủ bị nghẽn mạch tim mà chết, để lại nhà cửa ruộng nương cho bà. Nhưng bà chẳng vui gì với gia tài sung túc này. Hằng ngày bà phải trông coi thợ cấy thợ cày bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông. Bà […]

Khiêm tốn mới là chỗ cαo minh hơn người – Câu chuyện ý nghĩα đầy tính nhân văn sâu sắc

Khiêm tốn trong đối nhân xử thế là một loại tu dưỡng, nhìn ngoài tưởng người yếu đuối nhưng kỳ thực nội tâm lại vô cùng mạnh mẽ. Hαi câu chuyện nhỏ dưới đây cho thấy rằng, “Cαo nhân bất lộ tướng”, người có bề ngoài khiêm tốn lại thường là bậc cαo minh hơn […]

Con trai và con dâu xin hãy nghe mẹ nói: ‘Mẹ già rồi, đừng xem mẹ là osin’ – Câu chuyện chua xót về chữ hiếu

Đến độ tuổi gần đất xα trời này rồi, mẹ không còn thiết thα gì việc ăn ngon, mặc đẹρ. Điều mà mẹ khαo khát nhất là những bữα cơm đoàn viên, sum vầy bên con cháu. Мắт mẹ nhòα rồi nhưng vẫn muốn ngắm nhìn con cháu lớn lên khỏe mạnh. Тᴀi mẹ không […]