Sống đủ – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc

✍️ Thuỷ Miền Trung
– Còn không chú?

– Hết rồi con, hôm nay đi trễ thì ráng mà chịu nhé.

Vừa nói chú vừa dọn dẹp quán hủ tiếu, nhìn tôi cười cười.

Tôi là khách quen quán của chú cũng được mấy năm rồi, hầu như tuần nào tôi cũng ăn vài lần, một phần vì tôi nhớ cái hương vị hủ tiếu ở Sài Gòn.

1 phần cũng vì quán chú bán rất ngon, mà chú lại còn vui vẻ, xởi lởi, thành ra tôi cũng có cảm tình với chú, gặp chú buổi sáng nói đôi 3 câu hài hước cũng thấy ngày đó vui hơn.

 

 

Quán của chú rất đông khách, bán ăn sáng nhưng chỉ khoảng 8h là đã hết rồi, nên đi trễ 1 tí thì coi như mất ăn. Mà cũng ngộ thiệt, chú bán 1 buổi sáng 100 tô, đúng 100 tô, hết là nghỉ.

Đôi khi tôi thấy lạ, hỏi sao chú không làm thêm, bán thêm, chú chỉ cười: “nhiêu đó là đủ rồi”.

Câu nói của chú làm tôi suy nghĩ nhiều, cái thời mà việc xem tiền là thước đo cho mỗi con người như bây giờ, thì đứng trước việc có thể kiếm tiền nhiều hơn, sao có người lại từ bỏ.

Rồi chú tiếp: “Chú có 2 đứa con đang ăn học, cái quán này với 100 tô thì cũng đủ lo cho 2 đứa nó, cũng đủ cho vợ chồng chú và 1 khoản tích lũy, với lại chú còn mẹ già phải chăm lo nữa, trưa hay tối phải qua thăm nôm, chăm lo cho cụ”.

Tôi buột miệng: “thì chú bán thêm kiếm thêm, 2 đứa nhỏ cũng có điều kiện học hành tốt hơn, mẹ già thì chú có thể thuê người chăm lo.

Chú cười: “điều kiện học hành tốt hơn, chưa hẳn tụi nhỏ đã học hành tốt hơn, nếu chú bán nhiều hơn, đồng nghĩa với việc chú phải dành thời gian nhiều hơn cho việc kiếm tiền, thời gian trông coi, tiếp xúc với tụi nhỏ đâu còn nhiều, đôi khi nó hư mà chẳng biết để sửa.

Và còn chuyện của cụ, người già đâu cần con cháu có nhiều tiền, đâu cần người này người kia chăm, mà chỉ cần con cháu dành thời gian cho họ, cũng là tô cháo họ ăn, nhưng là của người khác mua về, nó khác với con cháu nấu cho.

Người già họ vui, thấy ấm áp vì cảm nhận được sự quan tâm, chứ ko phài là tiện nghi vật chất.”

Tôi vẫn thấy chú chiều chiều chạy xe chở vợ con đi dạo, đi siêu thị, hay đôi khi gặp chú ở quán café Trịnh mà phiêu lãng theo những khúc tình ca.

Chú nói: “Cuộc sống của chú như vậy là đủ, đủ lo cho gia đình, con cái, đủ lo cho bậc sinh thành, và cũng đủ để thỏa mãn những sở thích riêng của mình. Chú hạnh phúc với cuộc sống này”.

Tôi nghe chú nói mà có vẻ như nghiệm ra 1 điều gì đó. À thì ra trong cuộc sống này cần phải biết đủ, đủ để có thể cân bằng giữa kiếm tiền và lo cho người thân, đủ để có thể cân bằng giữa vật chất và cảm xúc.

Con người nếu quá tham lam về vấn đề gì đó thì tất yếu phải trả giá cho những điều còn lại.

Hạnh phúc không phải là có nhiều tiền, mà hạnh phúc là phải biết sống đủ.

Sưu tầm.

Bài viết khác

Con đẻ hay là con nuôi – Câu chuyện cảm động và nhân văn sâu sắc về người mẹ không thể thay thế trên đời

Nó chạy như bαy sαng nhà cô Bảy: – Anh Hoαn là con nuôi củα Mẹ con sαo? Ai nói với cô vậy? – Vì cô là người đỡ đẻ nên cô biết! – Cô nói dối! Nhà con đông αnh chị em sαo lại ρhải nhận con nuôi? Cô không được nói bậy, αnh […]

Bắt nạt trẻ con – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Năm lên sáu, tôi được đi từ Vinh ra Hà Nội để dự lễ tốt nghiệp thạc sỹ của ba. Đó là chuyến đi xa đầu đời, đến một thành phố khác, khung cảnh xa lạ, gặp những người xa lạ. Giọng nói cũng khác với miền Trung “mô, tê, răng, rứa” thân thuộc của […]

Vì sαo nói: “Giàu sαng không khoe, nghèo khổ không thαn” là cách dạy con tốt nhất củα chα mẹ thông thái

Chα mẹ giàu có, nói năng hành động cần ρhải cẩn tɾọng, khiêm tốn và giữ chừng mực mới là đạo lý; chα mẹ nghèo khó, tɾong lòng cần ρhải hiểu ɾõ luật nhân quả và ρhúc đức ở đời, không nên tỏ ɾα hèn mọn thấρ hèn ɾồi từ đó không biết ρhấn ᵭấu […]