5 lần xé đơn ly hôn trong nước mắt – Câu chuyện ý nghĩa sâu sắc

Không thể sinh con, 5 lần bà viết đơn xin ly hôn, muốn giải thoát cho ông để ông đi tìm hạnh phúc mới. Nhưng tình yêu ông dành cho bà còn lớn hơn cả những mong mỏi về con cái. 61 năm nắm tay nhau đi khắp thế gian, ông vẫn luôn khẳng định “mình là người hạnh phúc”. Mới đây cả hai ông bà đã quyết định vào viện dưỡng lão để tận hưởng những ngày tháng bình yên của tuổi già.

Và em gọi đó là hạnh phúc…

5 lần xé đơn ly hôn trong nước mắt

Chúng tôi đến Viện Dưỡng lão Thiên Đức tìm vợ chồng ông Thọ đúng vào lúc ông Thọ đang tiễn những người bạn ra về. Vì đã hẹn trước nên ông Thọ vui vẻ dẫn chúng tôi về phòng rồi âu yếm gọi vợ: “Em ơi, có các cháu phóng viên đến tìm vợ chồng mình này”. Nghe cái cách xưng hô mà ông Thọ dành cho vợ khiến chúng tôi thực sự ngạc nhiên và hứng thú.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Thọ chia sẻ: “Vợ chồng tôi vào viện dưỡng lão này cũng mới được bốn tháng thôi. Ban đầu cũng chỉ định vào trải nghiệm xem cuộc sống nơi đây thế nào, ai ngờ nó tốt và phù hợp hơn cả sức tưởng tượng nên hai vợ chồng quyết định sẽ ở đây đến cuối đời”.

Trong căn phòng nhỏ chưa đầy 30m2, ông Thọ và bà Tú xởi lởi đón tiếp chúng tôi. Ông Thọ bảo, từ khi ông bà vào đây, bạn bè, họ hàng tìm đến thăm hỏi liên tục. Vừa có người chuyện trò, lại vừa được các y bác sĩ, nhân viên ở đây chăm sóc, phục vụ nhiệt tình nên ông bà vui lắm. “Ở nhà chỉ có hai vợ chồng già với người giúp việc, người giúp việc chỉ chăm sóc thôi, còn ốm đau, bệnh tật thì lại không có chuyên môn. Mà người già ốm đau liên tục, quan trọng nhất là lúc sơ cứu ban đầu, nên vào đây ông bà hoàn toàn yên tâm về mọi thứ. Vẫn là hai vợ chồng son như thuở ban đầu thôi”, ông Thọ tếu táo pha trò.

Là con gái Hà Nội chính gốc, ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng bà Tú vẫn đẹp, vẫn nhẹ nhàng đến ngỡ ngàng. Có lẽ vì thế mà cách đây 61 năm, ông Thọ, khi ấy đang là giáo viên của Trường Việt Đức phải lòng cô giáo trẻ Dục Tú ngay từ lần đầu gặp mặt. Ngày ấy, thầy giáo Thọ cũng đẹp trai, đa tài, vừa làm thơ hay, vừa vẽ tranh đẹp, vừa chơi đàn amonica điêu luyện. Chẳng thế mà chỉ bằng một bài thơ tình lãng mạn nhưng chân thật, đặt trộm vào chiếc gối của bà Tú khi đến chơi nhà mà ông cưa đổ được bà chỉ sau vài lần gặp gỡ.

Tình yêu của họ đong đầy theo năm tháng. Chiến tranh loạn lạc, phải sơ tán mỗi người một nơi, ông ở Bắc Giang, bà ở Bắc Ninh nhưng suốt 4 năm phải sống xa nhau, tuần nào ông Thọ cũng đạp chiếc xe đạp cà tàng đi gần 40 cây số để gặp vợ. Mỗi lần chào từ biệt, người này dúi vào tay người kia lá thư, dặn khi về tới nơi mới được mở.

Nhiều đêm cuối tuần, thầy giáo Thọ đèo vợ trên chiếc xe đạp cọc cạch, vượt qua những con đường đất tối om về căn phòng nhỏ ở phố Hàng Cân. Họ chia ngọt sẻ bùi từng bát phở không người lái, từng quả chuối bẻ đôi trong những đêm đói kém, không có đồng nào trong túi, không có hàng quán nào mở ven đường.

Phải sau 4 năm, vợ chồng ông Thọ mới đoàn tụ và bắt đầu hành trình thực hiện giấc mơ về “ngôi nhà và những đứa trẻ”. Thế nhưng dù đi chạy chữa khắp nơi, uống đủ mọi loại thuốc, bà Tú vẫn không thể có con. Nhìn thân hình gầy gò, rộc rạc chỉ còn hơn 40kg của người vợ trẻ sau nhiều lần làm thủ thuật, ông Thọ không khỏi xót xa. Cuối cùng ông quyết định không cho vợ đi chữa trị nữa với lời tuyên bố: “Không biết có con hạnh phúc đến mức nào nhưng nhìn mình đau, tôi đang mất dần hạnh phúc”.

Biết không thể có con, bà Tú đau lòng lắm. Bà thương ông là con trai duy nhất trong gia đình có 6 chị em. Không đành lòng để ông Thọ không có con nối dõi tông đường, năm lần bà viết đơn ly hôn để giải thoát cho ông đi tìm hạnh phúc mới.

Lần đầu tiên bà Tú viết đơn ly hôn là năm bà 27 tuổi. Bà kể lại: “Sau 4 năm kết hôn, khi đã biết chắc mình không thể có con nên tôi đã quyết định sẽ viết đơn ly hôn để giải thoát cho chồng. Đêm đó, khi chồng tôi đi ngủ, tôi len lén mang giấy bút sang phòng khách rồi ngồi viết. Vừa viết tôi vừa khóc, nước mắt chảy làm nhoè cả trang giấy. Tờ này bị ướt tôi lại vò đi rồi viết tờ khác. Viết đi viết lại nhiều lần rồi cuối cùng cũng xong. Lúc đó tôi thương mình thì ít mà thương chồng thì nhiều. Tôi nghĩ anh ấy là một người đàn ông tốt như thế thì anh ấy phải xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp nhất. Hơn nữa anh ấy lại là con trai duy nhất của gia đình nên tôi không đành lòng để gia đình anh phải tuyệt tự. Thế nhưng khi tôi đưa đơn cho anh ấy thì anh ấy xé vụn ngay trước mặt”, bà Tú rưng rưng nhớ lại.

Sau đó năm nào bà cũng một lần viết đơn xin ly hôn và vẫn chỉ là lý do vì không thể sinh con cho ông. Nhưng lần nào cũng bị ông xé bỏ. Lần cuối cùng, ông vừa xé vừa gắt lên: “Suốt đời này anh chỉ có em là vợ. Em làm thế là xúc phạm anh” và từ đó họ không còn đề cập đến chuyện con cái nữa.

Tôi hỏi ông, suốt bao nhiêu năm ông bà không có con cái, liệu bạn bè, gia đình, họ hàng có phản đối, hay tạo áp lực, nhưng ông bảo, may mắn là mọi người trong gia đình đều ủng hộ, thậm chí còn động viên vợ chồng ông. Mẹ ông mất sớm, cha ông là một kỹ sư giao thông công chính, tiếp thu được nhiều nền tư tưởng hiện đại nên chẳng bao giờ đề cập đến vấn đề phải có cháu đích tôn.

“Có lần một người bạn hỏi tôi rằng, khi vợ anh không thể sinh con được, anh thấy thế nào, tôi trả lời luôn: anh là nhà giáo dục học, tôi là người dạy học, chúng ta ít nhiều đều có chút kiến thức. Chúng ta không có quyền làm khổ người phụ nữ, nhất là khi người phụ nữ ấy lại là vợ mình. Nghe xong người bạn tôi chỉ biết tỏ ý khâm phục”, ông Thọ vui vẻ nhớ lại.

Làm hướng dẫn viên, phiên dịch cho chính vợ

Và quả thật suốt bằng ấy năm chung sống với nhau, ông Thọ đều dồn hết tình thương yêu duy nhất cho người vợ của mình. Ông hiểu rằng, việc không thể sinh con khiến bà tự cảm thấy dằn vặt, áp lực lắm.

Năm 1968, thầy giáo Nguyễn Ngọc Thọ chuyển sang làm ở Đài tiếng nói Việt Nam và tham gia đoàn nhà văn, nhà báo vào chiến trường Quảng Trị. Vào đến thành cổ, ông bị chảy máu dạ dày, phải cấp cứu dưới hầm địa đạo, xong quay ra thì địch ném bom ác liệt, xe ông bị trúng bom ở bến phà Xuân Sơn suýt chết. Sau một thời gian làm việc ở Đài tiếng nói Việt Nam, ông Thọ chuyển sang Ban Dân vận Trung ương rồi chuyên viên cao cấp của Quốc hội và trở thành Tổng biên tập đầu tiên của Báo Đại biểu nhân dân từ năm 1987 đến năm 1997 thì nghỉ hưu.

Suốt trong thời gian công tác, ông Thọ còn bị chảy máu dạ dày phải cấp cứu 12 lần nữa. Nhiều lần thoát chết trong gang tấc, ông bà hiểu rằng, được sống sót, bình yên trở về với nhau đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của hai vợ chồng. “Vợ chồng lấy nhau có con là hạnh phúc được cụ thể hoá, đồng thời đứa con ấy là lý tưởng của hai người. Nhưng chẳng nhẽ không có con là mất hết hạnh phúc. Con người ai rồi cũng phải chết. Tại sao ta cứ phải nghĩ đến cái chết. Phải nghĩ đến sự sống, phải tự tìm niềm vui cho chính mình. Và chúng tôi tự tìm niềm vui bằng những chuyến du lịch, bằng niềm đam mê khiêu vũ”, ông Thọ chia sẻ.

Trong hai thập niên, cặp vợ chồng già đã đi qua ba châu lục, tới thăm 15 quốc gia, nơi có những nền văn minh nổi tiếng thế giới. Vốn là người giỏi 4 ngoại ngữ, Anh, Pháp, Nga, Trung nên đi đâu ông Thọ cũng trở thành người phiên dịch đặc biệt cho vợ.

Nhớ lại chuyến đi đầu tiên của hai người là sang Trung Quốc, nhiều người tưởng nhầm ông là người Trung vì nói tiếng Trung quá thành thạo và tưởng bà Tú là người Nhật sang đây du lịch. Chỉ đến khi ông giới thiệu ông bà là người Việt Nam thì họ mới ồ lên vì thấy ông nói tiếng Trung giỏi quá.

Chuyến đi để lại ấn tượng sâu đậm nhất với cả hai là tới Ấn Độ và Nam Phi. “Chúng tôi ngồi trên thuyền đi trên sông Nile. Một bên là khung cảnh hoang sơ với những kim tự tháp hùng vĩ, một bên là các khách sạn hiện đại, nước sông trong vắt nhìn thấy đáy”, ông Thọ kể lại.

Sau mỗi chuyến đi, ông Thọ lại miệt mài ngồi phác họa lại kỉ niệm của hai vợ chồng tại những địa điểm du lịch nổi tiếng. Lúc là hình ảnh hai vợ chồng ngồi dọc sông Nile, khi là hình ảnh ông đứng trước Tháp nghiêng của Ý, có lúc lại là hình ảnh hai vợ chồng đang khiêu vũ cho bạn bè xem… Những nét kí họa bằng bút bi thật gần gũi, chân thực, mỗi lần có khách đến chơi, ông lại tự hào đem ra khoe như là một tài sản quý giá của hai vợ chồng.

Một niềm vui khác lúc nghỉ hưu của họ là khiêu vũ. Trước khi vào viện dưỡng lão, tuần nào ông bà cũng sinh hoạt tại câu lạc bộ khiêu vũ ba buổi. Họ trở thành một cặp đôi ăn ý không chỉ ngoài đời mà cả trên sàn nhảy. Từ khi về viện dưỡng lão, sức khoẻ không cho phép, ông bà ít đi khiêu vũ hơn. Nhưng họ lại trở thành nghệ sĩ bất đắc dĩ, biểu diễn cho các cụ ông cụ bà trong viện dưỡng lão thưởng thức. Qua mỗi bước nhảy, họ tìm thấy sức khỏe, sự dẻo dai và cả thanh xuân của mình.

Đang trò chuyện, bất chợt ông Thọ quay sang hỏi phóng viên: “Các cậu thấy bạn ấy nhà tớ có đẹp không?”. Câu hỏi bất ngờ khiến chúng tôi chỉ biết gật đầu và mỉm cười. Tuổi tác có thể nhiều lên, sức khoẻ có thể yếu đi nhưng tình yêu thương mà ông Thọ và bà Tú dành cho nhau thì vẫn còn nguyên vẹn…

Bài viết khác

Tɾách пhiệm và yêu thươпg, suy пgẫm câu chuyệп ý пghĩα sâu sắc ᵭầy tìпh giáo dục

Tôi có một пgười Ьα̣п sốпg lα̂u пᾰm ở Mỹ về Việt Nαm, tɾoпg một lα̂̀п mời Ьố coп пgười Ьα̣п cũ ᵭi ᾰп, chúпg tôi ᵭα̃ có một Ьuổi пói chuyệп ɾα̂́t vui vẻ. Nhưпg ᵭếп khi thαпh toάп thì Ьα̣п tôi пhα̂́t quyết ᵭòi chiα tiềп ᾰп chứ khôпg ᵭể tôi tɾα̉. Tôi […]

Nỗi ân hận muộn màng – Câu chuyện nhân văn sâu sắc cảm động đến đau nhói con tim

Anh Hαi là con trαi duy nhất mà 30 tuổi vẫn ᵭộc thân nên bα má tôi sốt ruột lắm. Hồi đó, tới tuổi băm mà “chưα có gì” thì thế nào cũng xảy rα nhiều suy diễn kiểu như “chắc thằng đó kỹ tính quá”. Đàn ông con trαi mà bị mαng tiếng kỹ […]

Cô gáι điên – Xúc động một câu chuγện nhân văn về người mẹ có tấm lòng nhân hậu

Mấγ hôm naγ cả khu chợ nhỏ vùng Bến lức cứ ồn ào cả lên , khi có sự xuất hiện của một cô gáι điên , áng chừng 24 , 25 tuổi . Quần áo của cô rách tả tơi , tóc tai bù xù , mặt mũi nhem nhuốc . Nhưng cái dáng […]