Tôi chưa bao giờ nói xấu mẹ chồng – Câu chuyện ý nghĩa sâu sắc

Nếu phải kể với ai về hình ảnh một người đàn bà nhà quê lam lũ và rộng lòng, chưa khi nào tôi lừng khừng chọn hình ảnh má chồng mình.

Lần đầu tôi đặt chân vào nhà má, đập vào mắt tôi là người đàn bà rặt nhà quê đang ngồi xắt rau lang cho heo ăn. Má cười tít mắt bảo “rửa tay nghỉ ngơi đi con”, xóa tan cái e dè ban đầu của cô dâu mới.

Tôi về làm dâu nhà má trong tâm thế một đứa con gái quen được nuông chiều và ít động tay vào việc nhà. Ở má, bao giờ cũng toát ra một sự cảm thông đến kỳ lạ. Nên đến tận bây giờ, gần 20 năm làm dâu, điều tôi tự hào và cảm động nhất chính là tâm thế của mình.

Phụ nữ thường có thói quen khi ngồi cùng nhau là “nói xấu” mẹ chồng. Tôi thì chưa bao giờ. Tôi tôn kính má như một hình ảnh mà mình khát khao gieo vào lòng những bà mẹ chồng xung quanh, như chính câu má nói mỗi ngày “mình cũng có con gái, làm sao để con gái mình đi làm dâu cũng được đối xử tốt, chỉ có cách mình thương dâu thôi…”.

Làm dâu nhà má, mệt thì dậy muộn chẳng hề hấn gì. Má nấu sẵn đồ ăn sáng. Làm dâu nhà má, thích thì đi chơi, “để má lo cho, con đừng bận tâm gì cả”.

Làm dâu nhà má, mệt thì dậy muộn chẳng hề hấn gì. Má nấu sẵn đồ ăn sáng. Làm dâu nhà má, thích thì đi chơi, “để má lo cho, con đừng bận tâm gì cả”.

Hình ảnh minh họa

Má, một bà già nhà quê ngoài 80 tuổi, ăn nói rổn rảng, luôn đứng về phía con dâu bất kể đúng sai. Vì với má, đàn ông vô tâm lắm, má mà bênh chồng con, nó “lừng” thì sao. Nên bao đứa con dâu cứ bình thản mà sống. Cuộc cãi vã nào giữa các cặp vợ chồng, nếu má chứng kiến, phần thắng chắc chắn nghiêng về con dâu, vì với má, đàn bà thường thiệt thòi nhiều.

Chị dâu của chồng tôi, một phút yếu lòng nào đó đã phải lòng một anh hàng xóm và bỏ đi. Khi chị quay về, má chỉ nói “má cũng từng có những lúc muốn bỏ đi cho rồi, sống ngạt thở thế này sao sống nổi, con dạo chơi chút xong rồi về tiếp tục sống được chưa?”.

Tôi nhớ, chị ôm má khóc như mưa. Nhưng cuộc đời đôi khi cũng trêu ngươi má, chỉ vài tháng sau khi trở về, chị sinh thêm một đứa con. Cả làng xầm xì, chỉ có má là bình thản. Má nói với cả nhà “nếu thực sự không phải cháu nội của má, thì cũng như ông trời tặng cho chúng ta thêm một đứa cháu để mà nuôi. Là duyên nợ mới biết đến nhau trong đời này”.

Tôi ngỡ ngàng đến rơi nước mắt trước câu nói của người đàn bà nhà quê ít học. Tấm lòng đó, học sao cho trọn. Với chị dâu, má chính là ân nhân cứu chị thoát khỏi những ám ảnh của miệng lưỡi làng quê, để chị ung dung sống và chuộc lỗi. Đứa bé ấy đã lớn lên trong sự bảo vệ của má, trưởng thành và thương bà nội vô cùng.

Tôi cũng thế, nếu phải bày tỏ lòng biết ơn ai đó, người tôi luôn nghĩ đến là má. Má dạy tôi biết thế nào là tình yêu thương – điều mà ai mở miệng ra nói cũng dễ nhưng để thực hành, đâu phải ai cũng làm được.

Má giờ đã 86 tuổi. Vẫn nói cười rổn rảng. Vẫn hài hước duyên dáng. Vẫn lui cui chăm sóc người đàn ông của đời mình khi ba chồng tôi nằm một chỗ, dù thỉnh thoảng vẫn nói “ba mày hồi xưa tệ lắm…”.

(Tạ Tâm)

Bài viết khác

Giá cho sự tɾưởng thành và thành công, một bài học ý nghĩα giá tɾị từ cuộc sống

Tôi có quen Ьạn này. EQ cαo cực. Có một hôm αnh sếρ ᵭối tác cùng ᵭi ăn, cầm nhầm cốc nước củα Ьạn lên uống một ngụm. Hình minh hoạ sưu tầm Uống xong, αnh mới ngờ ngợ nhận ɾα. Anh xin lỗi ɾối ɾít. Bạn vui vẻ ᵭáρ, có nhầm gì ᵭâu αnh, […]

Người mẹ không quen biết – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc

-Người đàn bà lớn tuổi nhếch nhác tay cầm chiếc nón lá tay xách cái ba lô bộ đội màu đã cũ. Bà ghé vào một nhà hỏi thăm: -Cô ơi cho tôi hỏi nhà ông bà Minh Vũ, họ đi đâu cả rồi? -Nhà ông Minh Vũ sát nách nhà cô hàng xóm, sáng […]

Cứ bình yên nhé gia đình tôi – Câu chuyện ý nghĩa sâu sắc

Tôi và Mai đã từng yêu nhau 4 năm mặn nồng. Thế mà đùng một ngày cô ấy biến mất khỏi cuộc đời tôi theo cách không thể tưởng tượng được. Đêm đó là sinh nhật tôi, Mai tổ chức một bữa tiệc ấm cúng chỉ riêng hai đứa ở nhà hàng, rồi đặt sẵn […]