Tình địch 5

TG : Cao Nguyen

Nghe tin ông Mão về chơi , vợ chồng hai chú em Thường, Dũng chạy qua nhà ông Thao.

Ba chị em dâu tíu tít cơm nước , mấy ông chồng loanh quanh phụ giúp , loáng cái mấy mâm cơm đã được dọn ra . Mấy ông chú bà thím , ông cậu bà mợ nghe tin ông Mão về cũng chạy sang hỏi thăm .

Giọng mấy ông chú ông cậu oang oang :

– Anh Mão lâu lắm rồi mới thấy về quê . Đợt này về lâu lâu vào chứ đừng như những bận trước , nhoáng nhoàng rồi đi ngay , nghe chửa .

Ông Mão gãi đầu gãi tai rồi xoa xoa hai bàn tay :
– Con mời các chú các thím, các cậu các mợ uống nước . Dạ . Vâng . Trước kia con bận quá nên không phải với họ hàng làng xóm . Nay con rảnh rỗi nên con về quê dài ngày . Tí nữa con mời các ông bà ở lại xơi bữa cơm nhạt với mẹ con và gia đình .
Mấy bà mợ bà thím cười cười góp vui :
-Chúng em ăn cơm mặn chứ không không ăn cơm nhạt đâu phải không chị Nhàn . Hí hí hí …

Bữa cơm diễn ra thật vui vẻ và đầm ấm . Chuyện xưa chuyện nay , chuyện trong nước , chuyện quốc tế nở như ngô rang . Ông Mão thấy mình như đã xa lâu lắm chuyện tình cảm mộc mạc, không được tắm trong bầu sinh quyển mát lành của tình người . Ông đi xa, đôi khi đến những thành phố phương nam vài tháng. Đi nhiều nên học được cái mới lạ. Đi nhiều nên tiếp xúc, gặp biết bao người, xấu-tốt, trơ trẽn, lợi dụng, lưu manh… Ông sống thành phố, nhưng láng giềng hầu như nhà ai biết nhà đó , về đến nhà ai nấy cửa đóng then cài. Đâu có chuyện người ốm được hàng xóm đến hỏi thăm vồn vã như ở quê nhà. Đâu có chuyện một cốc nước chè, nước vối cũng có nhau.

Người vợ của ông cũng biến đổi thành một người khác hẳn, đặc một màu lạnh nhạt, không giao lưu hàng xóm, thậm chí chẳng thèm hỏi han sức khỏe người thân, mẹ già của ông. Nhắc thì vợ ông mặt nặng mày nhẹ: “Chuyện ai người đó lo”. Vậy thì còn đâu ấm áp tình thâm. Lâu dần ông cũng lạnh nhạt với vợ, ít quan tâm đến gia đình vợ, có lúc vô cảm trước tin nhạc phụ, nhạc mẫu ốm. Ngay như lần này, ông lên kế hoạch cho cả vợ và con trai về, nhưng không được hưởng ứng. Chuyện chủng chẳng giữa hai vợ chồng đôi khi khiến ông mệt. Có lúc ông định buông, nhưng nghĩ thương hai con, một trai một gáι. Thằng con trai đã đói quê hương, tâm hồn nhiều vết thương. Nó cũng yêu, hy vọng rồi bị phản bội. Lúc khổ đau nó ngồi rũ như cây dưa héo.

Cơm nước xong , uống dăm ba chén trà , dăm ba câu chuyện vui rồi mọi người ai về nhà nấy . Vợ chồng ông Thao ngủ trưa trong gian buồng, bà cụ Nhàn nằm tгêภ chiếc phản ngay gian ngoài . Ông Tuất và ông Mão, mỗi ông nằm tгêภ một chiếc võng mắc dưới hai cây trám già .
Ông Tuất mở đầu tâm sự :
– Tôi ở lính thêm mấy năm nữa thì xuất ngũ về làng . Lại lấy đít trâu làm thước ngắm cuộc đời . Cũng tham gia công tác trong thôn làm đội trưởng đội sản xuất. Mãi ngoài ba mươi tuổi , mẹ tôi giục mãi tôi mới lấy vợ . Cũng không hiểu do tôi vẫn còn yêu Hồng quá dù tôi và ông đều bị nàng phụ bạc hay vì lý do gì khác .

Ngừng một lát , ông Tuất lại tiếp tục :
-Ông không biết đâu. Sau ông với tôi, nàng còn vờn thêm ba thằng đàn ông dại dột nữa rồi mới đứng số với ông chồng già hơn chục tuổi . Khi chồng nàng đi học tại chức mấy tháng thì nàng cũng mấy tháng ở nhà lăng nhăng .

Đến khi tôi lấy vợ thì tôi không còn nghĩ về Hồng nữa . Vợ tôi là một người phụ nữ nết na , chịu thương chịu khó , chăm sóc chồng con chu đáo , hết mực yêu thương lo lắng cho mẹ chồng cho đến khi bà nhắm mắt xuôi tay . Mẹ tôi mất cũng đã được sáu năm nay rồi . Tôi được bốn đứa con , hai trai hai gáι . Thằng cả bây giờ sinh sống cùng vợ con nó ở tận Hà Nội , một năm chỉ về có một hai lần . Hai đứa con gáι lấy chồng ở làng bên . Còn thằng con trai út vừa mới tốt nghiệp phổ thông , tôi muốn nó ở nhà làm việc , không biết nó có chịu không . Còn chuyện của ông thế nào ?
Ông Mão ngậm ngùi :

-Tôi về điều trị ở quân y viện quân khu . Làm quen rồi yêu cô y sĩ trong Ьệпh viện . Cưới nhau xong thì tôi được cử đi học văn hóa hoàn thành nốt chương trình phổ thông . Thấy tôi mồm mép tép nhẩy , họ cử tôi đi bổ túc thêm nghiệp vụ rồi về làm tuyên huấn ở quân khu . Một thời gian sau tôi học đại học tại chức của học viện Báo chí và Tuyên truyền . Khi bố vợ tôi lên chức thứ trưởng thì ông kéo cả nhà ra Hà Nội . Vợ tôi đã là một bác sĩ quân y làm việc ở một Ьệпh viện lớn của quân đội . Tôi chuyển ngành sang công tác tại một tờ báo lớn của trung ương . Tôi viết báo , viết truyện , làm các phóng sự . Có chỗ dựa , tôi thăng tiến vù vù . Chẳng mấy chốc tôi đã là phó tổng biên tập , rồi tổng biên tập của tờ báo .

Ông Mão nén tiếng thở dài , tiếp tục dòng tâm sự :

-Con người ta khi có chút công danh, vị thế thì tâm tính cũng thay đổi theo . Từ khi lên chức lãnh đạo , tôi như kẻ ban phát ơn huệ. Anh muốn cơ quan , đơn vị anh có bài báo ca ngợi ư , thế thì … Cậu muốn lên chức ư , muốn được đi viết bài ở những cơ quan doanh nghiệp màu mỡ ư , thế thì ….vv và vv . Nhiều bổng lộc quyền lợi ngầm mà người ngoài không phải ai cũng biết . Không chỉ có tôi thay đổi mà vợ tôi cũng vậy . Ngày mới lấy nhau , cô ấy thùy mị nết na là vậy . Thế mà giờ đây cũng đã trở thành một mệnh phụ phu nhân đài các , lạnh lùng và vô cảm .

Nói đến đây , giọng ông Mão nghẹn ứ lại , lòng ông chua xót .

( Còn nữa )

Bài viết khác

Bên Ьến sông Yên – Câu chuyện nhân văn giản dị chân thành , tình cảm mẹ chồng con dâu ᵭáng tɾân quý

Chị về nhà αnh Ьằng lối cửα sαu, khéρ néρ tɾong tà áo dài hồng chật căng, ôm Ьó hoα vụng về che cái Ьụng ᵭã mây mẩy, ᵭi Ьên chồng mặt cứ cúi xuống giấu nỗi ngượng ngùng. Má chồng chị ngoài sáu mươi, vóc người nhỏ thó, gương mặt khắc khổ. Chồng chị […]

“Mẹ chồng ơi…! Con cảm ơn mẹ !” – Câu chuyện cảm động và ấm áρ về tình cảm củα người mẹ chồng với con dâu

Sáng mαi vợ chồng con trαi ρhải rα sân bαy chuyến sớm nhất đi hưởng tuần trăng mật, mà mẹ chồng vẫn cho người gọi con dâu mới – là cô – sαng ρhòng nói chuyện. Cô đưα mắt nhìn chồng, mới bước chân về nhà này chưα đầy 12 tiếng đồng hồ mà mẹ […]

Làn rαnh thiện ác – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Khoảng năm 1979, αnh Vương Thαnh (αnh rể bạn dì với tôi ) bị Ьắt vô côпg αп Huyện Bình Minh (Vĩnh Long) khi khám trong mình αnh có mα túy. Dĩ nhiên là αnh khαi số mα túy này không ρhải là củα mình, còn tại sαo nó có trong túi thì αnh không […]