Thương một kiếp người 4

Phạm Thị Xuân
CHƯƠNG 4

Ông Thân tâm sự với tôi rằng, đời ông có hai điều ân hận lớn. Thứ nhất là mắc nợ vợ về những năm tháng bà ấy phải chèo chống một mình nuôi bố mẹ chồng và hai con. Thứ nhì là về cậu con trai thứ. Anh Thắng và cô Trang ít nhiều cũng có một địa vị khá vững vàng trong xã hội, kinh tế cũng tương đối.

Chỉ có anh Lợi là không có nghề nghiệp gì, chỉ biết mỗi việc làm ruộng. Vậy mà anh ta và vợ con lại rất quý ông, điều đó càng làm ông đau lòng thêm. Ngày anh còn sống, mỗi lần ở quê lên thăm ông, anh Lợi đều mang theo nải chuối, dăm ba lon đậu, ít cân nếp, những thứ anh ta có thể làm ra. Lúc đó, tình hình đất nước còn khó khăn, ai cũng còn vất vả lắm.

Sự quan tâm của đứa con làm người cha vô cùng cảm động. Vậy mà cũng chẳng được bao lâu sau, anh Lợi đã quα ᵭờι khi tuổi đời còn quá trẻ. Ông Thân nói với tôi rằng cái ૮.ɦ.ế.ƭ của anh Lợi đã làm ông suy sụp trong cả một thời gian. Mãi sau, ông mới bình tâm trở lại được. Khi gặp tôi lần đầu, ông đã như nhìn thấy lại đứa con trai đã mất, ông yêu quý tôi một phần cũng vì lẽ đó.

Từ ngày biết chuyện nhà ông Thân, quαп Һệ giữa vợ chồng chúng tôi và cho ông Thân càng gần gũi hơn. Bây giờ, có chuyện gì, ông Thân cũng thường tâm sự với tôi, chứ không dấu diếm điều gì. Ông Thân vẫn sống một mình trong căn nhà tập thể. Lâu lâu, chị Lài lại mang ít quà quê lên cho ông. Cô con gáι út của ông thỉnh thoảng cũng ghé chơi nhưng rồi phải vội về chăm con. Dường như ông Thân đã quen với chuyện đó, không thấy ông buồn rầu hay than van gì.

Ông chỉ lo lắng cho gia đình chị Lài thôi. Anh Lợi mất đi, ông Thân đã dành tình thương lại cho cô con dâu và hai đứa cháu nội. Hồi đó, cάп bộ viên chức nhà nước như chúng tôi thường được mua hàng hóa bằng tem phiếu, giá cả những mặt hàng này đều rất rẻ so với giá thị trường. Nhờ vậy mà chúng tôi mới có ϮhịϮ, có đường sữa để ăn, chứ với đồng lương còm cõi lúc đó, làm sao chúng tôi có thể sống nỗi. Riêng về phần ông Thân, bao nhiêu tem phiếu ϮhịϮ, đường, vải…được cơ quan ρhâп phối, ông Thân đều để dành lại để cuối tuần mới mua để mang về quê cho vợ và người con dâu.

Thức ăn hàng ngày của ông Thân ngoài tô cơm độn sắn chỉ có dĩa muối mè, dĩa rau muống luộc hoặc rau khoai luộc chấm nước ruốc. Thoảng hoặc, khi mẹ con chị dâu thứ đến chơi, nhà ông mới có cơm trắng, có miếng ϮhịϮ, con cá. Tôi ái ngại cho ông Thân, nếu ông cứ sống kham khổ thế thì sẽ tổn thọ thôi. Thỉnh thoảng tôi lại bảo vợ mang cho ông chén canh hoặc dĩa đồ xào nhưng có khi nói mãi ông mới nhận. Ông Thân bảo:

-Tôi ăn uống như vậy quen rồi, không sao đâu, đàn ông sức dài vai rộng mà. Vợ chồng cậu nào có dư dả gì, lại còn hai cháu nhỏ…

Nhưng sự thiên vị của ông Thân đối với chị con dâu thứ sau đó hai người con khác cũng đã nhận ra. Cô Trang thì không nói gì, cô đã sống với chị Lài lúc chị mới về làm dâu, cô hiểu chị ấy là người tốt bụng và đáng thương. Nhưng vợ chồng anh Thắng thì không khỏi ghen tị, nhất là cô vợ. Thói đời vẫn thế, nhưng ông Thân bỏ ngoài tai mọi lời ngọt nhạt của cô Mỹ Vân khi cô đến nhà ông:

-Bố coi trọng thím Lài thế, sau này bố mà già, để thím Lài chăm sóc bố, bố đâu cần gì đến vợ chồng con, phải không bố?

Nhưng nghe mãi, cũng có lúc bực mình, ông Thân trả lời:

-Anh chị khá giả rồi cần gì tôi, con Lài nó nghèo lại còn thiệt thòi đủ thứ mà anh chị còn ganh ghét với em là sao chứ?.

Tức thì chị Mỹ Vân bù lu bù loa:

-Bố nói thế mà nghe được à? Anh Thắng cũng là con, chú Lợi cũng là con, bố phải đối xử công bằng chứ. Vợ chồng con cần là cần tình cảm kia. Nhà con phải sống một mình từ lúc bảγ tάm tuổi, phải ʇ⚡︎ự lập mới được như ngày hôm nay. Vậy mà bây giờ bố mẹ lúc nào cũng thím Lài. Mẹ thì sống cùng với thím ấy, bố thì lúc nào cũng con Lài, con Lài!

Ông Thân gắt lên:

-Vậy bây giờ chị muốn tôi phải làm gì? Chồng chị nếu không có nhà nước nuôi thì có ngày nay không? Mà vì sao nhà nước nuôi nếu không có những cống hiến của tôi?

Chị Mỹ Vân không vừa:

-Bố lại định kể công rồi phải không?

Đến đây thì ông Thân không chịu được nữa, ông hét:

-Cô là con dâu hay mẹ vợ tôi đấy?

Rồi ông Thân nói thêm:

-Nếu chị muốn ở chung với mẹ chồng, tôi sẽ nói bà ấy lên sống với chị. Sao, chị thấy thế nào?

Chị Mỹ Vân xịu mặt:

-Bây giờ con mà đón mẹ lên ở, thím Lài lại nói con tranh giành mẹ, con lại mang tiếng.

Ông Thân hừ một tiếng:

-Chị nói thật không đó? Chị sợ mang tiếng hay sợ cực. Em dâu nó đã chăm sóc mẹ chồng, không cám ơn lại còn ganh tỵ nữa!

Lúc đó, chị Mỹ Vân mới chịu im tiếng nhưng trong bụng vẫn còn ấm ức lắm, vẫn nghĩ ông Thân lại bênh cô dâu nhỏ. Không biết vì sao bố chồng luôn đứng về phía chị Lài, trái lại bao giờ ông cũng phản đối ý kiến của chị Mỹ Vân.

Cũng vì thế, mối quαп Һệ giữa ông Thân với anh Thắng vốn đã không mặn mà nay thêm sứt mẻ. Tôi biết ông Thân buồn lắm. Con cái đứa nào ông lại không thương. Nhưng ông Hân cảm nhận được đứa nào cần ông hơn thì ông giúp, thế thôi. Vậy mà con ông chẳng hiểu cho lòng ông. Hơn nữa, con ông đều đã lớn, đều đã có con, vậy sao suy nghĩ của họ nông cạn thế. Thêm vào đó, vợ anh Thắng quá đanh đá khiến ông Thân không có cảm tình.

Cả đời vất vả nhưng chẳng mấy khi ông Thân có được sự thoải mái trong tâm hồn. Có những lúc tôi thấy ông Thân ngồi hút tђยốς một mình rồi thẫn thờ nhìn theo khói tђยốς. May mà ông Thân còn biết hút tђยốς để giải sầu. Nếu tôi là ông Thân, không biết tôi sẽ sống như thế nào nữa. Có nhà, có vợ con mà vẫn phải thui thủi cô đơn. Ông Thân chỉ có niềm vui nho nhỏ là sang tôi chơi, tôi cũng thường sang ông uống trà.

Có lần tôi nói với ông Thân:

-Sao bác không sang nhà anh Thắng mà ở, có con, có cháu, vui biết mấy. Bác ở đây một mình, đi làm về lại phải lúi húi nấu ăn, cực lắm bác à? Thà bác không có con thì là một lẽ.

Ông Thân cười hiền hậu:

-Tôi ở một mình cũng quen rồi, không vất vả gì. Vợ Thắng đi làm suốt ngày, cũng không phải rãnh rỗi gì, lại còn con cái nữa. Tôi không muốn là gánh nặng cho chúng.

-Con cái mình, chứ có phải ai đâu mà gánh nặng hả bác?

Ông Thân lắc đầu, không nói gì. Tôi lại tò mò hỏi ông:

-Họ có điều kiện thế, sao không thấy giúp đỡ gì cho bác nhỉ?

Vẻ mặt ông Thân bỗng trở lên tư lự:

-Tôi là cha nó, lẽ ra tôi phải tạo điều kiện cho nó bằng bạn bằng bè. Đằng này, tôi chẳng có gì cho con, chỉ giao khoán cho nhà nước. May mà nó thành người, thế thì tôi làm sao mà đòi hỏi gì ở nó được chứ.

-Nhưng dù sao nếu không có công sức của bác, nhà nước có ưu tiên cho anh Thắng như vậy không?

Ông Thân thở dài:

-Tôi không có công sức, nhà nước cũng sẽ lo cho nó cậu à. Tôi chỉ có cái công là mang nó đi theo thôi.

Ông Thân đã nói vậy, tôi cũng chẳng biết nói gì với ông nữa. Tôi thương ông Thân lắm. Bố tôi mất từ sớm, từ lâu tôi đã mong có một người bố như ông mà không có được. Giá như ông Thân là bố tôi thì hạnh phúc biết mấy. Nhưng cho dù ông Thân không phải là ba tôi, tôi cũng luôn dành tình cảm đặc biệt cho ông.

Mấy năm sau này, đất nước chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường đã tạo ra nhiều thay đổi rõ rệt. Cuộc sống của chúng tôi nhờ đó cũng khá hơn trước. Mỗi buổi sáng, ông Thân không còn phải ăn cơm nguội hoặc nhịn đó đi làm nữa. Bây giờ, ông Thân đã có thể đàng hoàng ăn một gói xôi đậu hoặc một ổ bánh mì kẹp ϮhịϮ mà không thấy tiếc tiền nữa. Ông Thân vẫn là một trưởng phòng thanh tra thanh liêm, mẫu mực nhưng do tiền lương tăng, lại là người luôn tiết kiệm, ông cũng dành dụm được một ít tiền phòng thân. Ông Thân đã lớn tuổi rồi, ông muốn lúc về già không phải phụ thuộc kinh tế vào các con.

Thanh Hà, cô cháu nội ông Thân ở quê, vừa thi đậu vào trường trung cấp y tế, được ông đưa lên ở cùng. Thanh Hà cũng giống mẹ cô, vui vẻ, hồn hậu lại siêng năng chăm chỉ. Mỗi buổi ông Thân đi làm về đã có Thanh Hà lo cơm nước sẵn. Hôm nào Thanh Hà học về muộn, ông Hân mới phải chờ. Dù sao thì từ đó, ông Hân cũng đỡ phải làm nhiệm vụ nội trợ bất đắc dĩ. Nhờ có sự có mặt của cô cháu gáι mà nhà cửa ông Thân lúc nào cũng gọn gàng sạch sẽ, trong nhà cũng luôn vang tiếng cười chứ không không khí lạnh lẽo như trước đây.

(Còn tiếp)

PTX

Bài viết khác

Phéρ màu củα luật nhân quả : Cuộc hội ngộ củα người ăn xin và cô gái vô giα cư năm xưα

Vào một sáng chủ nhật, một ρhụ nữ trông rất quý ρhái đi bộ xuống ρhố, cô ρhát hiện một người ăn xin. Người đàn ông không cạo râu và quần áo mặc ngược. Mọi người quα đường nhìn αnh với sự khinh miệt. Nhưng khi người ρhụ nữ này nhìn thấy αnh ăn xin, […]

Chuyện ngẫm đời cho những người sắρ già – Tôi quyết định vào dưỡng lão vì con cái đứα nào cũng thαm lαm

Tính đến thời điểm này, tôi đã vào viện dưỡng lão được mấy tháng rồi. Dù hàng xóm nhiều người vẫn dị nghị νề qυуết định bán hết đấт đαi củα tôi để vào đây khi có tới tận 3 đứα con trαi. Các con trαi tôi đều đã lậρ giα đình nhiều năm nαy […]

Người αnh nuôi – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα sâu sắc giữα những người αnh em không mάu mủ

“Bα má đã nuôi αnh từ nhỏ cho tới lớn, nhưng αnh không ρhải là ruột rà, dù biết αnh luôn nhường nhịn và không trαnh giành với các em, nhưng cái nào rα cái đó, tài sản là củα nhà này do chα mẹ và các con làm rα mới có, vì thế nó […]