Thương một kiếp người 3

Phạm Thị Xuân
CHƯƠNG 3

Ông Thân chêm thêm nước sôi vào ấm trà. Ông lại rót vào chiếc tách của mình. Thấγ tάch trà của tôi vẫn còn đầy, ông Thân mời:

-Cậu uống đi, trà Thái Nguyên bạn tôi gửi vào biếu tôi đấy.

Tôi cầm tách trà lên, uống một ngụm:

-Vâng!

Rồi tôi tò mò hỏi thêm:

-Vậy là bác gáι vẫn còn ở dưới quê hả bác?

Ông Thân lặng lẽ gật đầu:

-Đúng vậy!

Tôi thắc mắc:
-Chuyện cũng đã nhiều năm rồi, bác gáι vẫn không chịu về sống chung với bác à?
Ông Thân thở dài:
-Bà ấy là một người phụ nữ tốt. Tôi có phúc nên mới lấy được bà ấy làm vợ.
Tôi chắt lưỡi:
-Bác gáι tốt thế sao bác không gọi bác gáι lên cho có ông có bà, sớm tối hủ hỉ bên nhau, lại có người thổi cơm nấu nước cho nữa.

Ông Thân cười cười:
-Bà ấy ở quê quen rồi. Cách đây hai năm, bà ấy có lên đây nhưng xem bộ bà ấy không vui. Cũng phải, ở quê, bà ấy vẫn còn đi buôn đi bán hàng xén, ở đây bà ấy chẳng biết làm gì, đi vào rồi lại đi ra. Thế là tôi lại bảo bà về quê, lúc nào tôi về hưu, sẽ tính sau.

-Cũng là do bác, chứ bác gáι ở lâu sẽ quen thôi mà!
Ông Thân lắc đầu, không nói gì. Tôi lại hỏi:
-Vợ anh Lợi sống với bác gáι, còn hai anh chị kia sống ở đâu ạ?
Giọng ông Thân chua chát:
-Chúng nó đều ở thành phố này chứ có xa xôi gì đâu!

Tôi tròn mắt nhìn ông:
-Sao cháu đến đây đã lâu mà không thấy các anh chị ấy đến lần nào bác nhỉ?
Ông Thân nhìn ra ngoài trời, mặt ông buồn hiu:
-Cái số tôi nó cô đơn vậy đó cậu à! Nếu cậu không phiền, tôi sẽ kể tiếp cho cậu nghe về các con của tôi.
Tôi có chút ân hận vì gợi lại nỗi đau của ông Thân. Tôi nhìn ông, thở dài:
-Dạ, cháu nghe đây. Nhưng nói mọi chuyện ra như vậy, bác có sao không?
-Không sao, nói ra, tôi thấy nhẹ lòng nhiều lắm, cậu à!

Ông Thân lại bắt đầu kể tiếp câu chuyện còn dang dở của mình. Lúc đầu, khi nhắc đến Thắng, cậu con trai lớn, giọng ông Thân đầy vẻ ʇ⚡︎ự hào, hãnh diện. Lúc theo ông ra Bắc, Thắng mới được bảy tuổi đầu. Hai cha con chỉ sống bên nhau trong một thời gian ngắn rồi Thắng được đưa vào một trường dành cho con em miền Nam ra Bắc. Thắng là đứa trẻ sáng dạ, cậu ta học rất giỏi. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Thắng còn được cho đi nước ngoài du học. Vừa học, cậu vừa tranh thủ đi làm thêm, nên sau khi tốt nghiệp ở một trường danh tiếng tại Đức về, Thắng đã có một số vốn không nhỏ và cái bằng kỹ sư cơ khí loại giỏi. Biết bố đã về quê, Thắng đã tìm đến nhà ông Thân và thất vọng vì cơ ngơi của ông không có gì. Thắng ở lại nhà bố đâu được một tuần. Ông Thân vui mừng đưa con trai về quê để gặp lại mẹ sau hơn hai mươi mấy năm xa cách. Nhưng có lẽ phải xa bố mẹ từ khi còn bé nên xem chừng tình cảm của anh ta đối với ông bà Hân và hai đứa em thiếu phần mặn mà. Sau khi về nước, anh Thắng nhanh chóng tìm được việc làm ưng ý ở Sở công nghiệp tỉnh và được chia cho một căn phòng tập thể ở thành phố.

Anh Thắng nhanh chóng dọn ra ở riêng. Cuộc sống mấy năm ở nước ngoài đã làm thay đổi con người Thắng. Cảnh nghèo của bố mẹ khiến anh Thắng thấy ngao ngán, không muốn gần gũi họ. Mẹ anh ở nhà quê thì là một nhẽ rồi, riêng với ông Thân, anh Thắng đã nhiều lần trách móc bố, nói bố không phải là người thức thời. Theo Thắng, ở địa vị một trưởng phòng của cơ quan thanh tra như ông Thân, nhiều người phất lên một cách nhanh chóng, có nhà cao cửa rộng, xe này xe kia, có người lòn kẻ cúi. Còn ông Thân, bao nhiêu năm vẫn đì đẹt, cũng chỉ dựa vào đồng lương còm cõi của nhà nước trả cho, vẫn không khá lên được chút nào. Vì vậy mà không giúp ích gì được cho tiền đồ của con cái, đặc biệt là tiền đồ của Thắng. Vậy là hai cha con cãi nhau. Ông Thân không chịu nỗi với cách sống thực dụng của con trai. Ông không muốn luồn cúi để có địa vị cao. Ông cũng không muốn bòn rút của cải tгêภ mồ hôi, nước mắt của đồng bào. Anh Thắng hét lên:

-Con có nói bố phải bòn rút của ai đâu. Bố chỉ cần ngồi đó, người ta đến dâng vàng bạc, tiền của cho bố.

Ông Thân hừ một tiếng:
-Tự dưng người ta lại mang tiền bạc tới cho, người ta điên chắc?
Anh Thắng thì thầm vào tai ông Thân:
-Bố chỉ cần làm việc mắt nhắm mắt mở một tí thôi mà!
Ông Thân trừng mắt nhìn con:
-Anh dạy tôi đấy à? Tôi là bố anh, hay anh là bố tôi. Uổng côпg αпh được ăn học đàng hoàng, mà sao lời nói anh sặc mùi con buôn thế?

Anh Thắng bĩu môi:
-Vì con được học hành tới nơi tới chốn nên mới có được suy nghĩ sắc bén như vậy. Bố không làm, người khác cũng làm.
-Ai làm kệ họ. Tôi không làm được.
-Bố thanh liêm để làm gì, cuối cùng bố có được gì không? Bố nhìn lại xem, bao năm nay, bố đã làm được gì cho gia đình? Không có đến nỗi một căn nhà để ở, phải ở nhà tập thể, bởi vậy mà mẹ mới phải ở dưới quê.

Ông Thân tức giận:
-Vậy anh đã làm gì được cho gia đình này?
Anh Thắng nghênh cái mặt lên:
-Con phải ʇ⚡︎ự thân vận động. Ai lo cho con đâu mà con phải lo cho người khác chứ?

-Tôi không ngờ con trai tôi lại ra nông nỗi này!

-Con thì sao chứ? Bố nên than thở về thằng con ở quê kia kìa! Có đứa em như nó, con thật xấu hổ.

-Sao mày lại nói như vậy? Đáng lẽ mày phải thương nó chứ? Nếu ngày xưa tao không mang mày theo mà mang nó theo, mày sẽ như thế nào?

Anh Thắng bĩu môi:

-Thế sao ngày xưa bố không mang nó theo đi?

Ông Thắng tức giận không thèm trả lời nữa. Thế là giữa hai cha con ông Thân cứ tồn tại một khoảng cách ngày càng lớn hơn.

Còn một việc nữa làm ông Thân đau lòng về đứa con trai đầu, ông cũng đã kể cho tôi nghe, mặc dù nói ra thì cũng thật khó tin. Chuyện là sau khi công tác được một năm tại sở Công nghiệp, anh Thắng đã ʇ⚡︎ự cưới vợ mà không cần hỏi ý kiến của bố mẹ. Sau khi kết hôn xong cả tháng, anh ta mới đưa vợ về ra mắt bố mẹ, như một sự đã rồi. Mỹ Vân, vợ anh Thắng, là em một người bạn cùng học bên Đức với anh, con của vị trưởng phòng công nghiệp, đang là sếp của anh ta. Mỹ Vân tuy không xinh đẹp nhưng lại rất kênh kiệu, coi khinh nhà chồng ra mặt. Khi về nhà bà Thân ở quê, Mỹ Vân không dám ngồi xuống ghế vì sợ dơ, không dám uống nước vì sợ không bảo đảm vệ sinh. Bởi vậy, đến thăm chưa đầy nửa tiếng đồng hồ, hai vợ chồng Thắng đã trở về thành phố mặc cho vợ anh Lợi đã đi chợ làm cơm thiết đãi.

Với sự giúp đỡ của bố vợ, anh Thắng đã thăng tiến nhanh chóng. Chẳng mấy chốc, anh đã lên chức trưởng phòng. Chỉ hai năm sau làm việc ở Sở công nghiệp tỉnh, anh Thắng đã mua được một ngôi nhà hai tầng ngay ở trung tâm thành phố với một cái giá rẻ như cho. Đó là ngôi nhà của một sĩ quan chế độ cũ đã cùng vợ con vượt biên, sống ૮.ɦ.ế.ƭ không biết thế nào, ba mẹ anh ta đứng tên bán lại. Căn nhà khá đẹp, có lẽ xây dựng chưa đến mười năm. Người ta sang lại nội thất luôn nên anh Thắng cũng chẳng cần sắm sửa gì, chỉ cần dọn vào ở luôn. Hôm vào nhà mới, anh Thắng đã tổ chức một buổi tiệc lớn, thuê nhà hàng tới nấu. Anh Thắng mời bố mẹ vợ, những quan chức cấp cao mà Thắng hoặc bố vợ Thắng quen biết và những đồng nghiệp chức phó/ trưởng phòng trở lên ở cơ quan Thắng làm việc. Suy nghĩ mãi, cuối cùng anh Thắng mới mời ông Thân đến dự như một sự cực chẳng đã. Khi ông Thân bước vào, trong các vị quan chức kia, nhiều người đã nhận ra ông. Thì ra họ từng là bạn chiến ᵭấu của ông Thân. Họ rất ngạc nhiên khi biết anh Thắng lại là con của ông Thân, vì không hề nghe anh Thắng nhắc đến người bố thương binh đang làm việc ở Sở thanh tra.

Sau lần ấy, chẳng mấy khi thấy vợ chồng Thắng ghé thăm ông Thân, kể cả chủ nhật và ngày lễ. Ông Thân cũng ít khi đến nhà vợ chồng anh Thắng. Mới đầu, mỗi lần ông Thân đến chơi đều mang cho cháu ít quà gì đó ở quê gửi lên, nhưng hầu như lúc nào chị Mỹ Vân cũng không muốn cho con nhận. Ông Thân nhận ra điều đó, số lần ông đến với nhà anh Thắng thưa dần. Còn về phía anh Thắng, lúc nào có việc gì quan trọng, anh mới ghé thăm bố. Với mẹ, anh Thắng càng tệ hơn, một năm chỉ ghé đến đôi ba lần mặc dù khoảng cách nhà anh ta đến nhà bà Thân chưa đến hai chục cây số, đi bằng xe ô tô chưa đến hai chục phút là đã tới nơi. Mỗi lần đến thăm, anh Thắng chỉ ở lại với mẹ nhiều lắm là nửa giờ đồng hồ, rồi về ngay. Lúc nào anh Thắng cũng vội vội vàng, bảo là công việc bận rộn, không ở lâu được. Chị Mỹ Vân, vợ anh Thắng, thì chỉ ghé thăm ba mẹ chồng vào ngày tết, ngay cả khi có chạp giỗ, cũng không thấy chị có mặt.

Người con đầu là niềm đau của ông Thân. Còn người con thứ hai lại là niềm vui, niềm an ủi lúc tuổi già của ông. Anh Lợi, theo ông Thân, không được may mắn như người anh đầu. Anh Lợi chỉ học được đến lớp nhất rồi phải nghỉ học ở nhà phụ giúp công việc đồng áng với mẹ để nuôi ông bà và cô em gáι hãy còn bé tí. Mấy năm sau, khi ông bà anh Lợi lần lượt quα ᵭờι, mẹ anh mới cho anh đi học nghề. Nhưng học nghề cũng chẳng được bao lâu, anh Lợi phải nghỉ để trốn lính. Lúc ấy anh Lợi nghĩ, chẳng lẽ bố anh là quân giải phóng, dù ông ấy đã mất rồi, sao anh lại có thể cầm súng bắn những người anh em của bố mình. Lúc đó Lợi và mẹ anh chỉ nghĩ được đến thế chứ anh chưa hề được giác ngộ cách ๓.ạ.ภ .ﻮ. Vùng anh Lợi sống là vùng mất an ninh, nên việc bắt đi quân ᴅịcҺ không ráo riết lắm. Hơn nữa, ngay từ nhỏ anh đã mắc Ьệпh tιм bẩm sinh, người lúc nào cũng gầy đét, môi thâm. Thật ra, anh không trốn thì có lẽ người ta cũng không bắt lính hoặc có bắt rồi thì cũng trả về thôi. Nhưng bà Thân vẫn cứ lo ngại, sợ cái điều nhỡ đâu xảy đến.

Bà Thân cưới vợ cho con trai được mấy tháng thì giải phóng. Vợ anh Lợi là chị Lài, ở làng bên, vừa thùy mị nết na, lại vừa siêng năng giỏi giắn. Sức khỏe anh Lợi yếu, nên việc làm ruộng đều giao cho vợ. Sau này khi vào hợp tác xã, chị Lài vẫn là lao động chính, đi làm để kiếm công điểm cho gia đình. Vậy mà chị Lài chẳng bao giờ than van về điều đó. Ngoài làm ruộng, chị Lài còn nuôi thêm vài con lợn, trồng mấy luống rau ở vạt đất sau nhà làm thức ăn cho lợn, để đến mùa thì cân cho hợp tác xã đổi lấy lúa. Chị Lài còn phụ với mẹ chồng làm bún, để mỗi sáng bà Thân mang ra chợ bán. Ấy vậy mà cuộc sống gia đình anh Lợi cũng vẫn luôn cơ cực. Những năm tám mươi của thế kỷ trước, cuộc sống những người nông dân ở quê chị hầu như đều như vậy. Mọi người đều thấy hài lòng với cuộc sống không còn đạn bom chiến tranh. Nhưng hạnh phúc của chị Lài không kéo dài được lâu. Bệnh tình anh Lợi ngày càng trở nặng. Người anh gầy sút, khó thở liên tục, phải thường xuyên nằm viện. Rồi một hôm, anh lên cơn suy tιм nặng và ra đi tгêภ đường đến Ьệпh viện, để lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ dại. Năm đó, anh mới vừa tròn ba mươi tuổi.

Trang, cô con gáι thứ ba của ông, đang là một giáo viên. Cô tuy là con gáι nhưng lại được mẹ và anh Lợi cho ăn học đàng hoàng. Do ở nhà quê đi học muộn nên lúc mới giải phóng, cô mới học lớp mười hai dù đã hai mươi tuổi rồi. Khi ông Thân trở về, dù thấy ông không giàu có gì nhưng cô Trang vẫn lên sống cùng với bố. Dù sao, ở thành phố cũng tiện nghi gấp mấy lần ở quê. Lương ông Thân tuy ba đồng ba cọc, nhưng tằn tiện thì bố con ông cũng đủ sống, cô muốn gì, ông Thân cũng cố gắng đáp ứng. Sau đó thì cô Trang thi đậu vào trường trung cấp sư phạm và học trong hai năm. Hồi đó, giáo viên mới ra trường thường phải đi dạy nghĩa vụ ở vùng sâu vùng xa. Nhưng cô Trang được đặc cách ở lại dạy tại tại một trường tiểu học có tiếng của thành phố. Ấy là nhờ ông Thân chạy vạy nhờ ông phó trưởng phòng giáo dục thành phố, là người bạn thân cùng ông ra bắc năm xưa. Một năm sau, cô Trang lấy chồng, chồng cô cũng là một giáo viên dạy cùng trường.

(CÒN TIẾP)
PTX

Bài viết khác

Hóa ra mọi thứ thật đơn giản, những bài học triết lý nhân sinh sâu sắc, giúρ chúng ta có thêm chiêm nghiệm và góc nhìn thú vị về cuộc đời…

1. Có một người vào thi để xin việc làm trong một công tγ nọ, khi đi dọc hành lang đến ρhòng thi, anh thấγ có mấγ tờ giấγ vụn dưới đất, liền cúi xuống nhặt lấγ và bỏ vào thùng rác. Người ρhụ trách thi vấn đáρ vô tình trông thấγ từ xa, đã […]

Đôi bàn tαy người ρhụ nữ – Có những bàn tαy không đẹρ nhưng đó lại là bàn tαy vàng

Đúng vào ngày này năm ngoái, sαu cuộc họρ giαo bαn buổi sáng, công ty tôi tổ chức chúc mừng chị em nhân ngày củα một nửα thế giới. Hôm đó, chẳng hẹn mà tất cả chị em đều chưng diện ɾất đẹρ. Hình minh hoạ sưu tầm Tɾong khi sếρ ρhát biểu chúc mừng, […]

Sự khoαn dung – Câu chuyện đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc và mαng tính giáo dục cαo

Vào buổi tối, trong một nhà hàng thức ăn nhαnh nhỏ, có bα thực khách: một ông già, một chàng trαi trẻ và tôi…     Có lẽ vì không có nhiều thực khách, ánh sáng trong nhà hàng không được bật hoàn toàn, nên trông hơi mờ. Tôi ngồi một góc cạnh cửα sổ […]