Thương một kiếp người 1

Tác giả: Phạm Thị Xuân
(Truyện đã được chỉnh sửa)
CHƯƠNG 1

Khi tôi bước chân vào nhà ông Thân, ngoài trời đã bắt đầu nhá nhem, nhưng đèn trong nhà chưa được bật lên. Trong bóng tối nhờ nhờ, ông Thân đang ngồi một mình ở bộ bàn đặt giữa nhà. Tách trà đặt trước mặt ông, chắc là mới pha, hãy còn bốc khói. Ông Thân nhìn lên ban thờ, dáng vẻ nghĩ ngơi mông lung. Không biết ông suy nghĩ gì mà tôi đứng cả phút rồi mà ông vẫn chưa nhận ra. Tôi nghe thấy tiếng thở dài nhè nhẹ rồi cái lắc đầu của ông.

Không đừng được nữa, tôi đưa tay lên bật công tắc đèn. Cả phòng sáng trưng. Ông Thân hơi giật mình và mỉm cười khi nhìn thấy tôi. Tôi lên tiếng:

-Sao tối rồi mà không bậc đèn lên hả bác?

Ông Thân gãi gãi đầu:
-Vậy mới nói, già rồi!
-Có liên quan gì đến chuyện già trẻ đâu bác. Hay là bác muốn tiết kiệm điện?
Tôi đùa. Ông Thân không giận:
-Tiết kiệm gì đâu, là quên đó. Thôi, ngồi xuống đây, uống tách trà đã. Trà tôi mới pha đấy!
-Vâng!

Tôi ngồi xuống chiếc ghế đẩu đối diện với ông Thân, đưa tay đón tách trà ông vừa rót cho tôi. Bây giờ, ông Thân mới cầm tách trà lên uống. Hình như tách trà đã nguội thì phải, nhưng ông Thân vẫn uống một ngụm. Mùi thơm quen thuộc của trà làm ông Thân khoan khoái hít vào một hơi. Tôi cũng cầm tách trà của mình lên uống một ngụm rồi khen:
-Trà ngon quá, bác nhỉ?
-Tôi chỉ có cái thú uống trà, nên không ngon là không được!
-Vâng! Nhưng trà đã nguội, để cháu chêm thêm nước sôi.

Ông Thân gật đầu. Ông lại uống thêm một ngụm trà nữa, nét mặt chợt trở nên tư lự. Tôi tò mò hỏi:
-Bác làm sao vậy?
Ông Thân lắc đầu:
-Đâu có gì đâu?
-Sao cháu thấy bác không được vui?
Tôi nhìn ông Thân bằng cái nhìn dò hỏi. Ông Thân đáp lại tôi bằng một nụ cười buồn.

Tôi là người bạn vong niên của ông Thân, mặc dù tuổi tôi chỉ đáng ở bậc con thứ của ông. Tôi quen ông Thân từ lúc tôi được ρhâп công về làm việc ở cơ quan thanh tra tỉnh, lúc ấy ông Thân đã xấp xỉ tuổi năm mươi nhưng vẫn còn là một nhân viên thanh tra năng nổ và tận tụy với công việc. Tôi không sao quên được ngày đầu tiên đến cơ quan làm việc, tôi đã gặp ông Thân. Tôi lớ ngớ đứng ở phòng hành chính, chưa biết phải làm thế nào thì ông Thân bước vào. Ông mặc một chiếc áo sơ mi màu xanh đã bạc phếch, chiếc quần âu màu xám gối đã sờn. Dáng ông gầy gò, khuôn mặt xương xẩu với cái cằm bạnh nhô ra.

Chỉ duy có đôi mắt ông vẫn lấp lánh những tia sáng vui tươi và hồn hậu. Tôi có thiện cảm với ông Thân cũng nhờ đôi mắt ấy. Thoạt nhìn, tôi cứ ngỡ ông là một nhân viên bảo vệ. Tôi hơi ngạc nhiên khi ông mời tôi sang phòng ông, nhưng vì phép lịch sự, tôi cũng đi theo ông. Sau một lúc trò chuyện ở phòng làm việc, tôi mới ngớ người ra khi biết ông là thủ trưởng trực tiếp của mình, tức ông là trưởng phòng của chúng tôi. Tôi chưa kịp nói lời gì đó kiểu như xin lỗi thì ông đã đưa tôi đi giới thiệu với một số trưởng, phó phòng khác trong cơ quan thanh tra và các anh trong tổ.

Thái độ của ông Thân rất thân mật, dễ gần khiến tôi hài lòng với quyết định chuyển công tác của mình. Nhờ ông Thân mà tôi nhanh chóng làm quen với công việc cũng như làm quen với môi trường mới. Cơ quan thanh tra có một dãy nhà tập thể ở kề bên. Ông Thân đang ở gian ngoài cùng bên ấy. Nhờ sự giới thiệu của ông Thân, tôi được cơ quan ρhâп cho một gian nhà bên cạnh gian nhà ông đang ở. Tôi đưa vợ con tôi đến ở cùng, lúc có thằng Tâm, con tôi vừa tròn bốn tuổi. Vợ con tôi cũng rất quý ông Thân, mỗi khi đi nhà trẻ về là nó lại chạy sang nhà ông chơi để mẹ làm việc. Thế là từ đó mối quαп Һệ của chúng tôi càng thân thiết hơn.

Ông Thân sống có một mình. Suốt thời gian mấy tháng đầu khi đến sống gần ông, tôi không thấy có ai đến thăm ông. Thi thoảng, ngày chủ nhật ông lại vắng nhà, đến tối mịt mới về, tôi biết vậy vì thấy nhà ông đóng cửa đến tối mới có ánh đèn. Bởi thế, tôi cứ ngỡ ông Thân là người ᵭộc thân và không khỏi ái ngại cho ông. Thúy, vợ tôi còn bảo, dù sao ông Thân vẫn còn phong độ chán, sao ông không lấy vợ để lúc già khỏi phải cô đơn một mình. Vợ tôi còn để ý một chị lớn tuổi ở trường của cô ấy, định mai mối cho ông Thân nữa kia. Hôm ấy, nhà tôi làm cái tiệc nho nhỏ, mời vài người bạn, trong đó có ông đến dự. Trong lúc vui vẻ, vợ tôi mở lời với ông:
-Bác Thân nè, cháu nói có gì không phải, mong bác bỏ qua cho. Chứ cháu thấy bác ở một mình cô đơn quá, cháu muốn giới thiệu cho bác một người để bầu bạn lúc tuổi già.

Ông Thân cười ý nhị:
-Cám ơn ý tốt của cô, nhưng tôi đã có rồi cô ạ!
Vợ tôi thẹn đỏ mặt:
-Cháu xin lỗi, cháu đã cầm đèn chạy trước ô tô rồi. Cháu cứ ngỡ bác chưa có cô nào vừa ý.
Ông Thân chỉ cười cười, không trả lời. Vợ tôi cứ ngỡ ông Thân ngại, lại nói thêm:
-Hôm nào, bác đưa cô ấy đến đây cho chúng cháu làm quen nhé!

Mấy người bạn của tôi không biết chuyện ông Thân, nhưng nghe vợ tôi nói vậy, cũng nói góp vui:
-Đúng đó bác!
Ông Thân nói tránh qua chủ đề khác. Giọng ông vui vẻ, có chút hài hước, lôi cuốn được sự chú ý của người khác. Vợ tôi đành thôi, không nhắc đến chuyện ấy nữa. Nhưng những ngày sau đó, vợ tôi lại thấy tò mò, cô ấy cứ giục tôi hỏi ông Thân về người phụ nữ của ông. Tôi phải gắt:

-Em làm sao thế? Cứ muốn tò mò chuyện của người khác!
Vợ tôi thở dài:
-Là bác Thân, chứ có phải người khác đâu, là em quan tâm bác ấy mà! Cứ thấy bác ấy thui thủi một mình, mà thương!
Tôi chắt lưỡi:
-Nhưng mà bác ấy đã không muốn nói, hẵn có lý do gì đó, mình cứ tò mò là không phải đâu em ạ!
Vợ tôi gật gù, không nói gì thêm.

Hình minh họa

Mãi đến lần nọ, ông Thân Ьệпh mấy ngày phải nghỉ, không đi làm được. Lúc về nhà, tôi thấy ở phía trước sân nhà ông có một người phụ nữ tгêภ dưới ba mươi tuổi đang quét sân. Lúc đầu, tôi cứ hồ đồ nghĩ rằng đó là người tình của ông Thân, có lẽ do cô ấy quá trẻ nên ông ngại không muốn giới thiệu với mọi người chăng. Vợ tôi thấy tôi cứ nhìn sang bên sân ông Thân, nhăn mặt:
-Anh làm gì mà nhìn người ta ghê thế?
Tôi quay lại nhìn vợ, cười cười:
-Cô người yêu của bác Thân đấy à?

Vợ tôi phát vào vai tôi một cái:
-Anh nói bậy bạ gì vậy, chị ấy là con dâu của bác Thân đó!
Tôi trố mắt ngạc nhiên:
-Em nói gì, con dâu của chú Thân à?

Vợ tôi chưa kịp trả lời thì người phụ nữ đã ngước mắt lên, nhìn về phía vợ chồng tôi. Chị sởi lởi mỉm cười:
-Chào anh! Em đã nghe ba em nói về anh nhiều. Em cám ơn anh chị luôn giúp đỡ ba em.
Tôi cũng cười cười:
-Có gì đâu chị, bác Thân cũng đã giúp chúng tôi bao việc.
-Vâng!
-Em đã tính lên đây từ trước, nhưng ba em cứ cản, không cho đi. Hôm nay, nghe bác Khoa nhắn ba em Ьệпh, em mới biết mà đến.
Nói xong, chị chào tôi và bước vào nhà. Tôi cũng theo vợ tôi vào nhà, chuẩn bị ăn cơm. Vợ tôi chắt lưỡi:
-Bác Thân thật là kín miệng. Thì ra bác vẫn có vợ con ở quê, vậy mà chưa bao giờ nghe chú nhắc đến. Nghĩ lại chuyện định mai mối cô Lam cho bác ấy, em thấy mắc cỡ quá. May là em chưa nói cho cô Lam biết, không thì không biết làm sao mà nhìn mặt cô ấy được.

Tôi cười:
-Em phải rút kinh nghiệm đi, lần sau bớt sốt sắng lo chuyện bao đồng đi nhé!
Vợ tôi cũng cười:
-Thì có phải lo chuyện bao đồng cho ai đâu, bác Thân mà!
-Ừ!
-Lúc nhìn thấy chị ấy vào nhà bác Thân, nếu chị ấy không nói, em cũng đã tưởng giống anh.
Nhưng rồi vợ tôi lại chép miệng:
-Tội nghiệp! Còn trẻ vậy mà đã góa chồng rồi anh ạ, nghe nói anh chồng mất mới đâu một năm nay.
-Thế à?
-Không phải thấy người ta là gáι góa mà để ý đâu nhé!
-Em thật là, vậy mà cũng nói được!
-Em lạ gì đàn ông các anh nữa chứ! Nhưng em tin có bác Thân, không ai dám mon men tới gần đâu.

Mấy ngày chị Lài, con dâu ông Thân, ở lại chăm sóc cho ông Thân, vợ chồng tôi vẫn thường sang thăm ông. Tôi nói chuyện, hỏi han ông Thân. Còn vợ tôi cứ quấn lấy chị Lài. Xem ra, hai người phụ nữ rất hợp tính nhau. Vợ tôi thường rủ chị đi chợ và bày cho chị biết chỗ nào có đồ ăn ngon mà rẻ. Chị Lài nhìn vợ tôi bằng con mắt thán phục. Còn vợ tôi nhìn chị Lài bằng ánh nhìn cảm thông. Vợ tôi không hỏi, chị Lài cũng đã kể chị đang sống ở quê với mẹ chồng và hai cô con gáι. Chồng chị là thứ hai, tгêภ còn có anh trai và dưới là em gáι. Chị Lài là người hồn hậu, tốt bụng. Nếu ai không biết, có lẽ sẽ tưởng chị là con gáι, chứ không phải con dâu của ông Thân. Tôi cứ ngạc nhiên không hiểu, có vợ con như thế, sao ông Thân lại chưa một lần nhắc đến.

(Còn tiếp)
PTX

Bài viết khác

Phận hưu – Bài thơ hαy ý nghĩα sâu sắc về 10 dạng về hưu

Ngẫm cũng chả sαi! 1. Về hưu đi nhảy, đi câu Thαm quαn, du lịch Tây, Tàu liên miên Chẳng lo cơm áo, gạo tiền Vô tư, thαnh thản không ρhiền lụy αi Đấy là HƯU TRÍ không sαi Nhưng mà thiên hạ mấy αi có nào ? 2. Về hưu thậm thụt ɾα vào […]

Hαi người “Quét rác” và “Đổ rác” – Câu chuyện sâu sắc đầy tính giáo dục

Vào sáng chủ nhật, có thể là do ngày nghỉ rảnh rỗi, một người đàn ông trung niên lúi húi quét dọn trước cửα nhà. Ông cầm chiếc chổi và đồ hốt rác quét sạch vỉα hè rồi quét dọc theo lề đường, cẩn thận gom tất cả đám cát, bαo ny-lông, mẩu Ϯhυốc lá, […]

Quần ướt – Một câu chuyện về ᵭạo ᵭức cách ứng xử nhân văn ᵭầy ý nghĩα giáo dục

Cậu Ьé 9 tuổi ᵭαng ngồi tɾong lớρ học thì Ьất chợt xuất hiện vũng nước dưới chân và quần cậu Ьị ướt sũng. Cậu Ьé cảm thấy tιм mình dường ngừng ᵭậρ vì cậu không thể hiểu tại sαo lại vậy. Tɾước ᵭó, chưα từng xảy ɾα chuyện như thế Ьαo giờ và cậu […]