Thoáng xưa chương 3

Tác giả: Phạm Thị Xuân

Ngày trước, lúc nào mẹ cũng nói mẹ sẽ ở vậy và nuôi Thụy khôn lớn. Đã có vài người đàn ông ngấp nghé nhưng một hai, mẹ không đi lấy chồng. Bây giờ thì sao? Má của người đàn ông mẹ định lấy làm chồng có thật sự muốn đón nhận mẹ không? Còn các con của ông ấy nữa? Sao mà mẹ khổ thế? Sao mà con khổ thế?

Thụy mất ba khi chưa đầy hai tuổi. Thụy không nhớ mặt ba, chỉ biết ba qua những tấm ảnh chụp còn sót lại. Vì không có ảnh chụp chung nên mẹ đã lấy hai tấm ảnh, một chụp ba, một chụp hai mẹ con, ra hiệu ảnh nhờ họ làm lại để có tấm ảnh cả nhà làm kỷ niệm. Không có ba, mẹ vừa làm mẹ, vừa làm ba, Thụy không hề thấy thiếu thốn tình thương. Nhưng bây giờ, mẹ đi rồi, Thụy như mất tất cả, tình thân, niềm tin và hạnh phúc…Thụy cứ suy nghĩ mãi cho đến lúc mệt mỏi rồi ngủ thϊếp đi. Thụy mơ thấy mẹ, gọi mẹ nhưng mẹ không nghe thấy, nhưng dì Lan thì nghe, nước mắt dì ướt đầm gối.

Sáng hôm sau, Thụy nằm liệt giường không dậy được. Người Thụy nóng ran, dì Lan bảo chắc tối qua ngồi ngoài trời lâu quá nên sốt. Dì ra quầy tђยốς trước ngõ mua mấy viên tђยốς cảm cho Thụy, rồi pha sữa cho Thụy, dặn dò Thụy đủ điều trước khi đi làm. Cháu đau dì cũng muốn nghỉ để chăm sóc nhưng công ty khó lắm, không xin phép trước không được nghỉ.

Chỉ còn Thụy ở nhà một mình. Thụy cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Nếu đi học dù sao cũng có bạn bè, sẽ vui hơn. Thụy nhắm mắt lại, suy nghĩ mông lung. Bỗng có tiếng ru con từ nhà bên vọng lại:

-Ầu ơ, trời mưa bong bóng ק.ђ.ậ.ק ק.ђ.ồ.ภ.ﻮ/Mẹ đi lấy chồng con ở với ai/ Con ở với bà bà không có Ꮙ-ú/ Con ở với chú chú là đàn ông…

Tiếng ru lập đi lập lại mấy lần vô tình như lưỡi dao cứa sâu vào nỗi đau trong lòng Thụy. Lời ru sao đúng với tâm trạng Thụy quá. May là Thụy đã tám tuổi, không cần phải bú mớm, nhưng lại rất cần tình thương và sự chăm sóc của mẹ. Mẹ đi lấy chồng, lại sợ không dám mang Thụy theo, vậy Thụy ở với ai đây? Thụy xót xa suy nghĩ mình chỉ là người thừa, không ai cần đến. Dì Lan rồi cũng sẽ kết hôn, sẽ sinh con đẻ cái, làm sao mà Thụy có thể làm phiền được. Cậu Vi thì đông con, lại đang ở nhà vợ, làm sao cưu mang Thụy được. Thụy biết cậu, dì rất thương Thụy nhưng Thụy không thể là gánh nặng của mọi người.

Trong giây phút ấy, Thụy nhớ đến ông bà nội đang ở quê nhà. Ông bà tuổi đã cao nhưng vẫn còn khỏe mẹnh. Nhà nghèo, ông phải đi làm thuê, bà phải đi buôn bán, nhưng ông bà rất yêu thương cháu, nhất là những đứa cháu mất cha như Thụy. Còn mấy o của Thụy nữa, o nào cũng thương Thụy như dì Lan, nhất là o Út. Lâu nay, không nhận được tin tức của Thụy, chắc mọi người lo lắng lắm. Mấy lần Thụy đã viết thư, nhưng không biết đường tới bưu điện, mẹ đã dặn không được liên lạc với người ngoài Huế nên Thụy không nhờ dì Lan được. Thụy nhớ tất cả mọi người, nhớ lắm và mong sớm trở về gặp mặt. Sài Gòn có xa Huế không, Thụy đi máy bay chỉ hai giờ là tới, mà giờ Thụy chưa thể quay về???

Nửa tháng sau ngày cưới, mẹ quay lại nhà dì Lan để đón Thụy cùng về Huế. Dì Lan và mẹ còn giận và buồn nhau, không nói chuyện nhiều. Dì Lan giận vì mẹ không nghe lời khuyên của dì. Dì không thích chuyện tái hôn của mẹ với cậu Hạnh, không biết vì sợ mẹ khổ vì phải cάпg đáng cả một đại gia đình hay vì lý do nào khác mà Thụy không biết. Mỗi lần cậu Hạnh và mẹ ghé nhà, dì luôn làm mặt lạnh, có khi như không muốn tiếp.

Cậu Hạnh đương nhiên biết điều đó, nhưng chắc vì cậu yêu mẹ nên không buông tay. Còn mẹ buồn vì hôm cưới mẹ, hai người thân nhất của mẹ là dì Lan và cậu Vi đều không đến dự, chỉ có mợ Vi là có đến. Nhà trai đã ít, nhà gáι lại càng ít hơn, biết là cưới lại lần hai thường đơn giản hơn, nhưng không có sự chúc phúc của gia đình, hỏi sao mẹ không buồn?

Hôm đưa Thụy ra phi trường để trở về Huế, dì Lan không cầm được nước mắt. Dì ôm lấy Thụy, hôn lấy hôn để lên mặt Thụy như ngày xưa mỗi khi mẹ đi xa về. Dì dặn dò:

-Về Huế nhớ viết thư cho dì nghe! Ráng ngoan nghe con! Nhớ địa chị nhà mình chưa?

Thụy cũng ôm lấy dì, gật đầu lia lịa. Hôm trước dì đã dẫn Thụy đi sắm một số áo quần, trong đó có cái đầm trắng đính hoa hồng Thụy đang mặc. Dì đẩy Thụy ra, ngắm một lúc lâu rồi bảo:

-Cháu dì xinh lắm! Đừng quên dì nha!

Rồi phút chia tay cũng đến, mẹ giục Thụy vào phòng chờ, Thụy và dì Lan bịn rịn không muốn rời nhau. Xa dì Lan, Thụy sẽ nhớ nhiều, sẽ buồn. Nhưng lòng Thụy cũng nôn nao muốn gặp lại ông bà nội và các cô của mình. Thụy muốn reo lên “ông mệ ơi, con đang trở về”.

Thời tiết hôm trở về Huế không được tốt nên máy bay cứ chao đi chao lại làm Thụy và lũ trẻ rất mệt. Cũng may khi xuống sân bay thì cậu Hạnh đã có mặt. Cậu mặc quân phục trông rất lạ, vừa đẹp lại vừa oai nữa. mẹ chắc biết trước rồi vì thấy mẹ bình thản, không có vẻ ngạc nhiên. Chỉ có Thụy là tròn mắt nhìn. Thì ra cậu Hạnh là quân nhân, là đại úy. Thụy biết vì tгêภ vai áo cậu có đeo ba bông mai vàng rực rỡ.

Một chiếc xe jeep đợi sẵn ở đó, cậu Hạnh ngoắt tay cái, chú lính tài xế đã đến ҳάch đồ cho mẹ, sau đó bồng từng đứa bọn Thụy lên xe. Chỉ có cậu Hạnh và mẹ nói chuyện, còn bọn Thụy thì mệt mỏi nằm bẹp tгêภ ghế. Xe chạy hết con đường nhựa thì rẽ vào một xóm nhỏ, đi thêm một đoạn nữa thì dừng lại. Thụy say xe nên xe vừa dừng là con bé đã nhảy xuống và nôn thốc nôn tháo trước sự kinh ngạc của mọi người.

Nôn xong, Thụy thấy khỏe hơn, con bé đứng dậy tò mò nhìn ngôi nhà trước mặt. Nhà có một cổng nhỏ bằng tre, bao quanh nhà là hàng da^ʍ bụt xanh tốt cao quá đầu Thụy, những bông hoa đỏ thắm đung đưa trong gió. Cả nhà bước vào, con bé Thư mọi hôm hiền thế mà cứ trêu Thụy. Nhà được xây theo kiểu ba gian, có một chái bên trái, trông cũng rộng rãi, sạch sẽ. Đây là ngôi nhà cậu Hạnh mới thuê được, nghe nói mấy ngày trước có mấy người lính đến dọn dẹp trước rồi.

Cậu Hạnh chắc cũng có làm chức gì đó nhưng Thụy không biết, cũng không quan tâm đến. Những người lính thỉnh thoảng đến nhà lúc nào cũng tỏ ra cung kính cậu. Hàng ngày có xe đến đưa đón cậu Hạnh đi rồi lại quay về chợ mẹ đi chợ. Nhìn bên ngoài, mẹ cũng sung sướиɠ, có xe đi xe rước, nhưng thật ra mẹ cũng vất vả lắm. Nhà đông người thế nhưng không thuê thêm người giúp việc, một mình mẹ phải cάпg đáng mọi bề. Nhưng mẹ không buồn, cũng không than trách.

Cậu Hạnh và mẹ cũng có vẻ tâm đầu ý hợp. Ba mất sớm nên Thụy không biết ngày xưa mẹ và ba đã yêu thương nhau như thế nào, chứ xem ra, mẹ yêu thương cậu Hạnh nhiều lắm. Hiếm khi thấy hai người cãi nhau, nếu có thì cũng nhanh chóng làm hòa, mà người làm hòa là cậu Hạnh. Thụy cũng thấy cậu Hạnh tốt với mẹ, cũng có vẻ tốt với Thụy nữa. Trong thời gian ở đó, cậu chưa bao giờ la mắng Thụy. Nếu Thụy bị mẹ la, cậu luôn đứng về phía Thụy, bênh vực Thụy. Nhưng quαп Һệ giữa cậu Hạnh và Thụy vẫn có chút gượng gạo và vì vậy vẫn tồn tại một khoảng cách giữa hai người. Thụy không thể, và cũng không muốn, để cậu thay thế vị trí ba mình và có lẽ, cậu cũng chưa thể xem Thụy giống như con của cậu.

Về đến Huế khoảng một tuần thì vào năm học mới, mẹ phải lo tất bật cho ba đứa. Thủ tục chuyển trường lúc đó cũng không rườm rà lắm nhưng cũng phải chạy đi chạy lại. Trường cũng khá gần nhà, hàng ngày ba đứa lớn cùng nhau đi học. Bọn Thụy thích đi bộ, không cần xe đưa rước. Cậu con trai đầu của cậu Hạnh, Trọng, lớn hơn Thụy một tuổi nhưng học cùng lớp ba với Thụy. Thư, nhỏ hơn Thụy hai tuổi, học lớp năm. Hai đứa kia thì hãy còn nhỏ, vẫn ở nhà với mẹ. Chiều nào đi học về, Thụy cũng dạy thêm chữ cái và tập việc với Thư và học bài chung với Trọng. Chúng nó trở nên thân thiết lúc nào không biết. Nhờ vậy mà mẹ cũng không phải khổ tâm vì chuyện con anh con tôi.

Mẹ không đưa Thụy trở về thăm chỗ cũ, cũng không đưa Thụy đi thăm ông bà nội. Mẹ đã làm việc ở ký nhi viện cũng đã sáu, bảy năm gì đó. Thụy đã có một tuổi thơ với nhiều kỷ niệm đẹp ở đó, ngây thơ, hồn nhiên trong tình thương của mẹ và của các seur nữa. Khi đi mọi người đều quyến luyến nhau lắm. Giờ chắc ký nhi viện đã có người mới rồi. Mà không có người mới thì mẹ cũng không quay lại được nữa. Công việc ở nhà bận bịu, hầu như mẹ không có thời gian rảnh. Thụy nhớ ông bà nội và các o lắm.

Nhà ông bà rất dễ tìm, gần ngay Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. Nghe nói từ nơi Thụy ở đến thành phố khoảng ba chục cây số, có thể đi bằng xe lam. Có lần Thụy đã xin phép mẹ, nhưng mẹ hẹn khi nào thuận tiện, hai mẹ con sẽ cùng đi. Sau lần đó, Thụy không nhắc lại với mẹ lần nào nữa, không phải vì không còn nhớ ông bà nội, mà tránh cho mẹ khó xử. Thụy biết mối bất hòa giữa mẹ và ông bà nội. Thụy mong thời gian sẽ làm chúng biến mất, để Thụy có mẹ, có cả ông bà và các o.

Thụy hay buồn lắm, nhưng Thụy không bao giờ nói ra với mẹ, cũng không thể chia sẽ cùng ai. Nỗi buồn gặm nhấm, cắn xé tâm hồn non nớt của Thụy. Giá như mẹ để ý đến Thụy một chút, hiểu Thụy một chút, thì có lẽ tâm hồn Thụy đã bình yên hơn. Có gia đình mới, Thụy thành đứa lớn, không còn được chăm bẵm như trước. mẹ quên là Thụy vẫn cần cái nhìn âu yếm, ʋòпg tay yêu thương của mẹ.Thụy nhìn mẹ chăm sóc, cưng nựng bé út, lòng có đôi chút xót xa, đôi chút ganh tỵ. Thụy chưa tròn tám tuổi mà!

Có những buổi chiều, Thụy thẩn thờ ra ngồi ở chiếc võng mắc dưới cây Ꮙ-ú sữa, nhìn về xa xăm. Thụy vẫn chưa quen ở đây lắm. Mỗi khi ông chủ nhà bên lên đồng nhảy múa, cầm cây rựa ʇ⚡︎ự chém vào mình, Thụy lại thấy sợ. Thấy Thụy ra võng, Thư lúc nào cũng theo ra. Thư thân với Thụy hơn vì Trọng không dạy nó học, lại hay trêu em. Nó đã được mang từ Sài Gòn ra Huế, từ Huế vào Sài Gòn, rồi lại ra Huế. Vậy mà Thư không thấy lạ lẫm gì, cũng không thắc mắc gì như mọi chuyện đương nhiên là vậy. Con bé thật hồn nhiên, thật vô tư. Không thấy nó buồn. Mặt nó lúc nào cũng tươi tắn, chả bù với Thụy, mẹ có lần đã nói với hai đứa như vậy. Ước chi Thụy cũng hồn nhiên, cũng vô tư đón nhận mọi chuyện đến với mình như vậy.

Bài viết khác

Người Việt ngày nαy từ góc nhìn củα một CEO người Nhật

Ông Ito Junichi cho biết: “Khi tôi mới đến VN 20 năm tɾước, tôi thấy người VN cũng ɾất chăm chỉ như người Nhật”. Thế nhưng chỉ sαu đó ít năm: “Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữα. Giờ tôi thấy người VN thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ […]

Bữa tiệc và Mẹ! Câu chuyện xúc động nhân văn

Hắn bỏ hai chiếc vali to đùng lên xe rồi kêu cậu Tuấn lái xe kiểm tra xe một lần cuối trước khi khởi hành. Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng bảy âm lịch là cả nhà hắn lại về quê để giỗ Mẹ. Năm nay, hắn quyết định về sớm hơn mọi lần […]

Đời này còn được gặρ nhαu mấy lần – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Người bố xύc động nói: “Con trαi à, mẹ rất muốn gặρ con, hãy về nhà cùng bố nhé”. Thế nhưng, người con trαi ngậρ ngừng đáρ: “Xin lỗi bố, con bận lắm, con nhiều việc ρhải lo quá bố à.”   Ở một vùng nông thôn nọ, có một một cặρ vợ chồng già. […]