Thoáng xưa chương 1

Tác giả: Phạm Thị Xuân

Thế là mẹ đã đi lấy chồng! Mẹ đã đi lấy chồng! Câu nói ấy cứ vang lên trong đầu Thụy. Thụy đưa hai tay ôm lấy đầu rồi bịt chặt hai tai nhưng âm thanh ấy vẫn không buông tha, cứ như một lưỡi dao cứa vào lòng Thụy. Thụy bật khóc. Nước mắt đầm đìa tгêภ mặt, Thụy chẳng buồn lau. Nước mắt không biết có làm lòng con bé nguôi ngoai chút nào không. Chỉ biết sau khi khóc chán, Thụy nằm gục xuống thềm một ngôi nhà mà con bé vô tình đặt chân đến. Thụy vẫn nghĩ đến mẹ.

Giờ này mẹ ở đâu, mẹ đang làm gì, mẹ có nhớ đến đứa con gáι Ϯộι nghiệp này không. Có lẽ mẹ vẫn còn bận rộn với đám cưới, với khách khứa họ hàng. Mẹ làm đám cưới mà không cho Thụy biết, không cho Thụy tham dự. Mẹ đã quên Thụy rồi, quên Thụy thật sự rồi. Thụy khóc, tiếng khóc nức nở nghe xé cả lòng .

Chiều nay, cô giáo bận việc, cả lớp được nghỉ học sớm. Thụy nhảy chân sáo về nhà, định bụng sẽ khoe với dì Lan điểm tám môn văn. Đến trước cổng, Thụy định gọi dì Lan ra mở nhưng thấy không khóa nên đẩy cổng bước vào. Có tiếng nói chuyện trong nhà vọng ra. Lòng Thụy khấp khởi mừng thầm, có lẽ mẹ đến thăm Thụy. Gần hai tuần rồi mẹ không đến, Thụy nhớ mẹ lắm.

-Bây giờ chị định thế nào?
Không phải tiếng của mẹ, mà là tiếng của cậu Vi. Thụy đứng sững lại khi nghe tiếng trả lời buồn bã của dì Lan:
-Còn định sao bây giờ? Chị cũng rối trí lắm, đã can ngăn rồi mà không được thì còn biết sao nữa.
Dì ngừng một chút rồi nói tiếp:
-Thôi thì cứ để con bé ở với chị, xem như không có chuyện gì xảy ra…
Giọng cậu Vi có vẻ không bằng lòng:
-Sao mà không có gì xảy ra được hả chị? Bộ chị định không nói cho con bé biết chiều nay má nó đang làm đám cưới à? Nó có quyền biết mọi chuyện về má nó chứ?
Dì Lan thở dài, không trả lời câu hỏi của cậu Vi. Lát sau, Thụy nghe trong giọng nói của dì như pha tiếng khóc:
-Tội nghiệp cháu tôi. Nhưng con Thụy nó còn quá nhỏ, có nói ra chắc gì nó đã hiểu, với lại, nó biết cũng chỉ buồn hơn. Sau này nói cũng không muộn…
Có tiếng thở dài của ai đó, nhưng Thụy không muốn nghe thêm gì nữa. Như vậy là đủ rồi, đủ để Thụy hiểu những gì đang diễn ra liên quan đến mẹ nó. Tay Thụy run run, chân như muốn khuỵu xuống. Định thần lại, Thụy quay ngoắt ra cổng, bước từng bước chậm chạp rồi vô tình vấp phải cái thau nhôm gây ra tiếng động. Con bé đứng sững lại. Có tiếng dì Lan trong nhà vọng ra:

-Thụy! Thụy về rồi hả con?

Thụy không trả lời. Con bé đứng yên trong một giây. Rồi không biết nghĩ sao, Thụy chạy nhanh ra khỏi ngõ dù có nghe tiếng gọi đằng sau. Một hồi sau, nhìn lại không thấy ai đuổi theo, Thụy mới đi chậm lại. Đầu óc Thụy trống rỗng, rối bời. Thụy đi lang thang, không biết đã qua mấy con đường, bước chân vô định. Đến khi quá mệt mỏi, con bé mới ngồi xuống thềm một ngôi nhà đang đóng kín cửa.
Màn đêm bắt đầu buông xuống. Nhưng ở đây ban đêm càng nhộn nhịp hơn cả ban ngày. Các ngọn đèn chiếu ánh sáng vàng vọt xuống lòng đường. Xe cộ tấp nập, nào xe ô tô, xe máy, xe xích lô, xe đạp … nhìn rối cả mắt. Những người bán hàng rong tгêภ phố cất tiếng rao kèm với tiếng gõ của xe phở di động. Người đi bộ cũng có, nhưng chẳng ai chú ý đến Thụy, hoặc giả nếu có, có lẽ người ta cũng nghĩ Thụy là đứa bé vô gia cư đang tìm chỗ nương thân qua đêm. Thụy cảm thấy tủi thân và cô đơn hơn lúc nào hết. Trong thành phố Sài gòn hoa lệ và rộng lớn này, Thụy càng cảm thấy mình nhỏ bé hơn. Thụy ao ước giá mà ba đừng bỏ hai mẹ con Thụy mà đi sớm như vậy thì mẹ đã không bỏ Thụy mà đi lấy chồng khác. Thụy lại khóc, lại thổn thức gọi “ba ơi” như những lần làm điều gì sai bị mẹ mắng.

Chiến tranh đã ςư-ớ.ק đi người ba yêu thương khi Thụy chưa tròn hai tuổi. Mới hai mươi hai tuổi, mẹ đã phải góa chồng, phải một mình nuôi dạy con. Ông bà ngoại đã mất khi mẹ còn rất nhỏ, ngoài một người anh trai ở quê, các anh chị của mẹ đều đã vào Sài gòn kiếm sống. Ba mất rồi, mẹ chỉ còn có Thụy là nguồn yêu thương và an ủi lớn nhất. Đúng ra, Thụy còn có một người chị gáι nhưng chị đã mất khi mới tròn tháng tuổi. Sự ra đi của cô con gáι đầu lòng đã là vết thương mà mẹ không thể nguôi ngoai. Vì thế khi mang thai Thụy, mẹ vẫn thầm mong ước lại có tiếp một cô con gáι nữa. Mẹ vẫn thường kể với Thụy như thế và có lần còn trêu Thụy:

-Chị con thì trắng trẻo xinh xắn, còn con không biết là giống ai!
Thụy ngây thơ hỏi mẹ:
-Con xấu lắm hở mẹ?

Mẹ ôm Thụy vào lòng:
-Không, con gáι mẹ không xấu. Chỉ là chị con thì xinh hơn.
Thụy ngước nhìn mẹ:
-Thế mẹ có thương con như chị không?
Mẹ mỉm cười nhưng mắt lại rươm rướm:
-Đứa nào mẹ cũng thương như nhau. Giờ chỉ còn hai mẹ con mình thôi mà.
Thụy không biết vì sao mẹ lại khóc, cũng không biết làm sao để an ủi mẹ. Thụy chỉ ôm mẹ chặt hơn:
-Mẹ ơi, con thương mẹ nhiều lắm.
Mẹ vẫn ôm Thụy nhưng không nói gì, chỉ thở dài.

Sau khi ba mất, mẹ xin phép ông bà nội vào làm việc ở một ký nhi viện nhỏ của các seur nhà Dòng. Mẹ con Thụy cũng dọn đến đó ở luôn. Ông bà đồng ý với mong muốn mẹ sẽ tìm thấy niềm vui trong công việc và sớm khuây khỏa nỗi đau mất chống. Trong ký nhi viện, mẹ sống cuộc đời lặng lẽ và cam chịu. Mẹ chỉ còn niềm vui là chăm sóc Thụy khôn lớn thành người. Nhiều đêm, Thụy sờ lên má mẹ thấy ướt, không biết là mẹ đã khóc. Thụy có hỏi, mẹ chỉ bảo là hạt bụi bay vào, mẹ dụi mắt nên mắt mẹ có nước. Thụy hãy còn nhỏ quá nên đã tin là như lời mẹ nói.

Thấy mẹ vẫn luôn buồn bã, ông bà nội thương mẹ, lại thấy mẹ chưa có con trai, nhiều lần khuyên mẹ nên chọn một người đàn ông khác để xây dựng lại cho mình một mái ấm, để Thụy cho ông bà nuôi, nhưng mẹ đều từ chối. Những lần như vậy, mẹ đều chạy vào phòng, ℓêп gιườпg trùm mềm khóc, Thụy cũng ôm mẹ và khóc theo.

Cho đến khi người đàn ông ấy xuất hiện thì mọi chuyện bắt đầu thay đổi, mẹ như trở thành một người đàn bà khác, xinh đẹp hơn, dịu dàng hơn. Mỗi khi nghe ai nhắc đến cậu Hạnh, tên người đàn ông ấy, mắt mẹ lại sáng lên, đôi má ửng hồng như thoa phấn. Cậu Hạnh mới góa vợ, vợ cậu mất khi sinh đứa con thứ tư. Vợ cậu là bạn cùng quê với mẹ. Mẹ nghe tin cũng rất đau lòng. Nghe đâu cậu làm việc ở tận Sài gòn mới được thuyên chuyển về Huế. Ngày gặp lại cậu Hạnh, cậu Hạnh nói chuyện về người vợ đã mất với giọng nghẹn ngào làm mẹ cũng rơi nước mắt. Cậu Hạnh thương vợ, còn mẹ thì nhớ ba. Có hôm thấy mẹ khóc, cậu Hạnh lại dỗ dành mẹ. Từ đó, cậu Hạnh hay đến thăm. Rồi cậu chở mẹ đi chơi, lúc đầu thì đưa Thụy đi theo, sau đó thì để Thụy ở nhà. Lần nào về, mẹ cũng vui và cậu Hạnh đều có quà cho Thụy. Bây giờ, hàng đêm mẹ vẫn thức, nhưng mắt mẹ không còn ướt mà lại lấp lánh niềm vui không dấu diếm. Linh tính báo cho Thụy biết sẽ có điều gì đó xảy ra nhưng Thụy không nghĩ một ngày nào đó mẹ sẽ bỏ Thụy để đi lấy chồng.

Thụy chợt nhớ đến những gì đã xảy ra cách đây hai tháng. Thụy nhớ Thụy đến nhà ông bà nội chơi vào dịp hè và ở lại đó trong hơn một tuần. Một buổi sáng nọ, mẹ đến nhà ông bà để đưa Thụy về nhưng ông bà không đồng ý. Lần đầu tiên, Thụy thấy ông nội tức giận như vậy. Cũng lần đầu tiên, mẹ dám lớn tiếng cãi lại ông bà nội. Dù không hiểu toàn bộ nội dung câu chuyện, Thụy cũng mơ hồ nhận ra ông nội đang nói về chuyện của mẹ và cậu Hạnh. Cuối cùng, ông nội nói to như hét:
-Con thích đi đâu thì cứ đi, để con Thụy lại cho ba!

Lần đầu tiên, mẹ cãi lại lời ông nội:
-Nó là con gáι của con, con đi đâu con cũng sẽ mang nó theo! Không ai chia rẽ được mẹ con con.
Mặt ông nội giận dữ:
-Cô để nó lại cho tôi. Cô thương nó thì đã không làm vậy?
Giọng mẹ cũng tức giận không kém:
-Con làm gì mà ba nói như vậy?
Ông nội chỉ tay vào mặt mẹ:
-Cô …, cô…

Mẹ không nói không rằng nữa, lôi ŧυộŧ Thụy ra ngoài sân, không để Thụy kịp mang dép, mặc cho những người hàng xóm đang chen nhau đứng ngoài cửa nhìn mẹ. Bà nội chạy theo định nói điều gì đó nhưng mẹ phớt lờ đi, giục Thụy lên chiếc xích lô mẹ vừa gọi. Thụy không biết gì cả, không hiểu gì cả, nhưng nhìn vẻ mặt vừa tức giận vừa buồn rầu của mẹ, Thụy không dám hỏi gì. Thụy quay lại nhìn bà nội, thấy mắt bà ngấn lệ, Thụy thương lắm nhưng Thụy còn thương mẹ nhiều hơn.

Bài viết khác

Anh tɾαi tôi, xúc ᵭộng một câu chuyện ý nghĩα ᵭầy tính nhân văn

Tôi sinh ɾα tại một vùng quê hẻo lánh. Ngày quα ngày, chα mẹ tôi ρhải ɾα sức cày cấy tɾên mảnh ɾuộng khô cằn ᵭể nuôi hαi chị em tôi ăn học. Một ngày kiα tôi lén ăn cắρ mười lăm ᵭồng tɾong ngăn kéo củα chα ᵭể muα một chiếc khăn tαy mà […]

Niels Henrik David Bohr 1 1
Dạy và học, một bài học hay ý nghĩa về giáo dục của thiên tài

Có một đề thi vật lý trong trường đại học như sau: “Hãγ ҳάc định chiều cao của một cao ốc bằng một cái ρhong vũ biểu”. Một sinh viên bị ᵭάпҺ trượt vì lời giải: “buộc một sợi dâγ vào chiếc ρhong vũ biểu, sau đó thả từ tầng thượng cao ốc xuống mặt […]

Thằng Út củα má – Câu chuyện cảm động mαng ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Bữα nαy ɾα chỗ Ьến xe ôm thì không thấy αnh xe ôm quen ᵭâu, nên ɾα ᵭường ngoắc ᵭại một αnh, αnh này, kêu Ьằng αnh Út, tầm năm mươi, người nhỏ thó, ᵭen thui và có nụ cười hiền không thể hiền hơn ᵭược nữα.     Lên xe cũng năm Ьα câu […]