Phong cách người sang – Câu chuyện cảm động đầy sý nghĩa nhân văn sâu sắc

Khoảng 20 năm trước, thầy tui (1 doanh nhân Hongkong mà tui kính phục kính yêu tuyệt đối) sang Việt Nam thăm sau khi hướng dẫn cho tui cách làm ăn, sẵn coi 1 số cơ hội để đầu tư.

Có lần tui dẫn thầy vô quán, thầy gọi ly sinh tố mãng cầu xiêm, một loại nước uống rất đắt ở bển.

Khi bưng ra, thầy lấy muỗng trộn đá lên định uống thì tự dưng thầy ghé tai tui nói nhỏ, trong ly sinh tố này có 1 con ruồi, gọi cho thầy chai 1 nước suối đi, đừng nói gì, khi tính tiền thì vô trong nói nhỏ cho họ biết, vẫn trả đầy đủ nha.

 

 

Tui nghe xong liền đưa 2 ngón tay lên bấm dấu hiệu “triệu tập tiếp viên đến, manager đâu, chủ quán đâu”, định làm ầm ĩ để thay 1 ly khác, thậm chí đòi được đền bù. Nhưng thầy suỵt bảo “should not”.

Tui lúc tính tiền thì tới sát quầy, nói nhỏ với cô bé đứng pha chế, dù trong bụng thì muốn chửi tanh bành cho hả dạ hả gan.

Lúc ra xe, đang nổ máy cho điều hoà mát tí mới đi thì qua gương chiếu hậu, tui thấy một anh thanh niên chạy vội tới. Tui kéo kính hỏi vụ gì thì thấy người thanh niên này gập đầu, nói dạ em là chủ quán, cám ơn anh đã bỏ qua cho lỗi của quán em.

Tui định lên lớp 1 bài moral đạo đức và cung cách làm ăn, năng lực quản lý thì thầy cũng nói “should not”, xong bảo tài xế đi đi.

Tui ngạc nhiên về pha xử lý này của thầy. Tui lớn lên trong văn hoá làm ầm mọi sự cố thuộc lỗi lầm của người khác, vừa thoả mãn được cái tôi, mà có khi còn được lợi tiền đền bù.

Lúc ăn tối, thầy nói, nếu lần sau gặp vậy, con cứ xử lý như thế. Phải yêu nghề kính nghiệp của nhau, ai cũng có miếng ăn. Sự cố người ta đâu có cố ý.

Dù làm nghề gì cũng sẽ có những phát sinh bất ngờ, mình cũng lo lắng căng thẳng, cũng đâu muốn khách hàng làm ầm ĩ và tẩy chay hay bốc phốt hay đòi tiền đền bù đâu, đúng không?

Mình sao thì người ta vậy, mình cầm được tiền đền bù trong khi người ta đau lòng và buồn bã, thì đồng tiền đó có tốt đẹp gì. Mình lợi dụng cơ hội người ta ngã ngựa để xuống tay thì sẽ thành người hạ đẳng.

Mình ép quá thì người ta cũng đưa, nhưng có bao nhiêu đâu con. Tiền đền bù là mình không lấy dù người ta chủ động đưa, còn đòi cho bằng được thì kỳ lắm, mất thì thôi bỏ qua, có gì đâu mà tiếc ghê tiếc gớm vậy.

Trí não nên dành để làm ra tiền từ cái nghề của mình, sẽ nhiều hơn cái mất kia. Người chủ quán khi nãy hãy còn rất trẻ. Nếu làm ầm ĩ, người ta sẽ mất khách. Họ sẽ tự biết cách điều chỉnh lại.

Còn không thì họ sẽ phải đổi nghề. Khi người ta sai lầm, mình đừng có khoét sâu vô, tạo thành vết thương lòng cho người ta, khó phai cả đời, mình tự dưng biến thành người ác.

Chỉ vì chút lòng tham, chỉ vì chút cái tôi mà hành xử vậy thì không sang.

Làm người ta mất mặt trước người khác là mình phạm vô một trong 3 đại kị, nếu con muốn thành doanh nhân chân chính thì phải tránh. Xã hội, khi có nhiều người hành xử cao thượng thì sẽ văn minh, con nên hướng dẫn mọi người như thế, ai nghe theo thì hậu vận sẽ tốt đẹp vô cùng.

Chừa đường rộng rãi cho người đi thì lối mình cũng thênh thang.

Nguồn: Tony Buổi Sáng

Bài viết khác

Ai mới là kẻ trộm – Câu chuyện nhân văn của vị thẩm phán khi xử phát cậu bé vì tội ăn cắp

– Một bé trai 15 tuổi bị bắt vì trộm từ một cửa hàng ở Mỹ . Khi cố gắng để trốn thoát , cậu bé cũng đã làm hư một cái kệ . Người chủ cửa hàng đã bắt giữ được cậu bé và kiện ra tòa án , và phán quyết của tòa […]

Thật ᵭơn giản chỉ vì mẹ là MẸ, những mẫu chuyện sâu sắc ᵭến từng câu chữ

Tɾong 1 giα ᵭình ᵭông con: – “Mẹ ơi! Con muốn muα xe máy, mẹ muα cho con nhé!” – “Con muốn học αnh văn!” – “Con muốn 1 cái váy mới !” -“Con cần 1 cái lαρtoρ mẹ à !” – “Ừ, ᵭể mẹ lo” 20 năm sαu: – “Mẹ ơi! Con muốn làm […]

50 quy tắc tɾên mâm cơm Việt, giờ mấy αi còn theo

Với nhiều người, có những quy tắc khi ngồi vào Ьàn ăn, không αi nhắc nhưng cần ρhải Ьiết. Những “quy tắc Ьất thành văn” ấy không còn là ρhong tục, áρ dụng cho ɾiêng vùng miền nào mà là ρhéρ lịch sự tối thiểu, thể hiện văn hóα củα mỗi cá nhân. Nhiều ý […]