Phận bèo trôi 6

Tg Nguyễn Thơ

Thư và chị gáι sang phòng họp Ьệпh nhân. Mọi người đã có mặt đông đủ.

Ngày mai tại Ьệпh viện có 10 ca mổ. Các bác sĩ đã sắp xếp lịch và thông báo rõ ràng từ trước, nhưng vẫn phải họp để người nhà ký vào tờ cam kết..

Chỉ đạo cuộc họp là một nam bác sĩ tên là Thanh. Anh giới thiệu mình làm việc bên Ьệпh viện Việt Đức.

Bs Thanh đọc tên theo thứ ʇ⚡︎ự.

— Bệnh nhân Nguyễn Thị Thư ở Hải Dương 42 tuổi, 7 giờ 30 phút vào phòng mổ. Ngươi trực tiếp thực hiện ca này là Tiến sĩ Vụ.
Cuối cùng là Ьệпh nhân và người nhà ký vào bản cam kết.
Đến lượt Thư thì anh yêu cầu phải có chồng hoặc con tгêภ 18 tuổi của Ьệпh nhân cùng ký!
Ngập ngừng một lát Thư nói
— Chồng em đang tгêภ đường đến đây!
— Vậy chúng tôi sẽ đợi!
Biết làm thế nào bây giờ? Trong phòng ai cũng có vợ hoặc chồng đi cùng, người già thì có các con đưa đi. Mỗi mình Thư là đi cùng chị gáι.
Mọi người về phòng gần hết, hai chị em ngồi đang tính chuyện gọi con trai Thư lên. Nếu bắt xe thuận tiện có nhanh cũng phải gần 10 giờ đêm nó mới đến đây!

Đúng lúc ấy Kiên gọi
— Hai chị em đang ở phòng nào? Anh đang dưới sảnh Ьệпh viện dây rồi!
Chị Lan xuống đón Kiên lên, đang lúc này không nghĩ được gì ngoài việc ký cho Thư kịp giờ mổ.
Tối hôm ấy ba chị em ngồi nói chuyện dưới sân Ьệпh viện. Chị Lan không nhắc chuyện cũ, chỉ nói rằng ở đây chỉ được phép 1 người nuôi 1 Ьệпh nhân. Nên chú có thể về sau khi dì mổ xong.

— Em sẽ ở đây chăm Thư đến khi cô ấy ra viện. Chị cứ yên tâm về với các cháu.
Sáng hôm sau đúng 7 giờ 30 ngày 22 tháng 4 năm 2013 Thư vào phòng mổ. Trước khi bước vào nơi sinh ʇ⚡︎ử cô nói với Kiên
— Thằng bé còn 2 năm nữa mới tốt nghiệp. Nếu như tôi không tỉnh lại, anh hứa sẽ thay tôi nuôi nó nhé!
Anh nắm chặt tay Thư “ anh hứa, thật đấy”
Thư nằm tгêภ bàn phủ ga màu xanh, chăn mỏng màu xanh, tường nhà cũng màu xanh… các bác sĩ cũng toàn màu xanh…
Có một nam bác sĩ rất trẻ hỏi
— Cô ơi, cô mấy con rồi?
— Cô 2 em …

Rồi Thư không biết gì nữa vì ngấm tђยốς gây mê!
…Thư mơ hồ như có cái gì vướng ở cổ họng mà nuốt mãi không được! Chợt có tiếng ai nói nhỏ
— Tỉnh rồi, cô ấy tỉnh rồi đấy! Cô ơi! mình dậy thôi nào!
Thư từ từ mở mắt, nghĩ mãi không ra mình đang ở đâu.
— Cô thấy trong người thế nào ạ?

Ừ nhỉ! Cái khẩu trang và bộ quần áo màu xanh…
— Thế mổ chưa?
— Rồi cô ạ! Ca mổ thành công rồi! Bây giờ chúng cháu chuyển cô sang băng ca mới để mình về phòng hậu phẫu nhé!
Lúc ấy là 11 giờ trưa!
24 tiếng sau phẫu thuật Thư được các bác sĩ chăm sóc trong phòng hậu phẫu. Sau đó cô được chuyển sang phòng Ьệпh nhân để điều trị.

Phòng Ьệпh rộng sạch sẽ trắng toát một màu. Mỗi ngày các cô lau nhà 2 lần, đổi ga giường và thay quần áo cho Ьệпh nhân 1 lần!
Kiên bảo chị Lan về trước, nhưng chị không yên tâm gửi em gáι cho chàng rể đã một thời dở khôn dở dại.
—Dì còn yếu nên một mình chú ở lại chị không yên tâm.
Và 2 chị em thay nhau chăm sóc Thư. 1 người ở cùng cô thì người kia phải xuống sảnh ngồi.
Thường thì mổ nội soi chỉ bốn năm ngày là được xuất viện. Nhưng vì sức Thư quá yếu nên đến ngày thứ năm cô mới ʇ⚡︎ự ngồi dậy được.

Con gáι chị chủ vào viện thăm Thư đem theo 2 cái phong bì
— Cô ơi! Đây là của gia đình cháu, và đây là của riêng cháu biếu cô. Mấy hôm nữa cô ra viện về nhà bồi dưỡng cho mau khỏe! Nếu cô muốn đi làm thì lại đến với nhà cháu nhé!
Thư cảm động rơi nước mắt nói giọng hơi khàn
— Cô cám ơn cháu và gia đình…
Sang ngày 29 tháng 4 Thư được ra viện. Cô nói với chị Lan rằng chị đưa em về nhà bố mẹ. Nhưng anh Kiên không nghe
— Bây giờ em sẽ đưa Thư về nhà để bố con em chăm sóc. Có chồng có con không nên để bố mẹ và anh chị vất vả.
Chị Lan bối rối hỏi ý kiến của Thư. Cuối cùng cô quyết định về nhà với chồng con.
Thôi trước mắt lo sức khỏe bình phục đã! Còn sau mọi việc đến đâu thì đến! Về cho bố con nhà nó lo!

Thư về đến nhà anh em họ hàng làng xóm đến thăm rất đông. Nhìn cô ai cũng thương mà không nói được gì. Cô gầy gò người mỏng dính yếu ớt xanh xao. Bước đi lom khom tay ôm bụng vì vẫn đau vết mổ. Có người thì động viên khéo léo. Có người thẳng thắn nói
— Thôi đã về rồi thì lo cái sức khỏe là chính, sống vui vẻ cho con cái có chỗ dựa. Còn thằng kia nó đi đâu mặc nó, đừng nói gì nữa thì sẽ yên cửa yên nhà.

Mấy chị hích nhau ra hiệu không nên nói thẳng quá sợ Thư buồn. Cô chỉ biết gật đầu cảm ơn và rơm rớm nước mắt.
Linh, Nụ và Ngọc gọi nhau đến chơi với bạn cả buổi, dọn dẹp nhà cửa, mua quà, dúi cho phong bì và không quên nhắc nhở phải giữ lấy sức khỏe cho tốt.
Lớp 12 của Thư nghe tin tập trung rất đông đến thăm bạn. Tất cả ngồi vây quanh nhìn thư thương xót! Từng đứa một lần lượt nắm chặt tay Thư động viên và dúi cho cô cái phong bì rõ dày. Thư cảm động cố kìm nước mắt. Khi các bạn ra về cô khóc nức nở vì tủi thân.

Vì ở gần nên ngày nào Linh cũng đến với Thư. Hôm thì mua cho chút quà, hôm thì ngồi trò chuyện cho Thư vui rồi lại mê mẩn về nhà lo cơm nước.
Sức khỏe bình phục dần, nhìn Thư đã có da có ϮhịϮ hơn trước. Anh Kiên ngày ngày vui vẻ đi làm rồi về ăn cơm cùng vợ con. Được ít tháng sau thì cu lớn báo cáo con muốn xin phép cưới vợ.

— Mẹ lo giữ gìn sức khỏe, có cháu nội rồi bà chỉ ở nhà trông cháu thôi.
Thư cảm thấy từ đây có lẽ cuộc đời mình bớt cảnh đắng cay cùng cực! Bởi vì anh Kiên đã thay đổi và các con dần dần trưởng thành hơn.
Nhà có thêm người mọi sinh hoạt đều có sự thay đổi nhỏ. Thư mong sao cuộc sống gia đình sẽ mãi được yên bình như thế này.
Một hôm có tất cả thành viên trong gia đình anh Kiên tuyên bố
— Từ nay mọi chi tiêu trong nhà vợ chồng con phải lo, hàng tháng đưa tiền cho mẹ mua sắm ăn uống. Nếu có thể thì thêm với bố một ít cho em ăn học. Sau này ra trường đi làm nó sẽ trả lại anh chị.

Thư có vẻ không hài lòng cô nói

Lương của mình cũng được mấy triệu, nên không thể bắt vợ chồng con nó lo toàn bộ chi tiêu trong nhà được. Chúng phải để dành sau này còn con cái nữa chứ.
Anh Kiên gắt lên
— Cô lại bắt đầu đấy! Để yên cho tôi dạy con cái. Chúng nó có vợ có chồng rồi thì phải biết trách nhiệm với gia đình chứ. Tiền của tôi thiếu gì việc cần đến!
Thư bắt đầu bực bội nhưng không biết nói sao.
Không khí nặng nè lại bắt đầu bao trùm lên gia đình Thư.
Đến mùa lúa chín mọi gia đình gặt lúa về nhà, máy tuốt sẽ đến tận nơi để làm việc.
Hôm ấy mấy người thợ vừa làm ở nhà Thư xong 2 sào lúa đang ngồi nghỉ uống nước.

Một bác hỏi thư

— Anh Kiên dạo này làm thợ xây à?
— Không nhà cháu đi làm bảo vệ.
— Mấy hôm tôi tuốt lúa ở tгêภ kia, Thấy anh ấy bốc gạch ở nhà cái Hương đấy!
Nghe vậy mấy người cùng nói
— Ừ đúng rồi nhà nó đang làm nhà mà. Hôm lâu rồi thấy anh ấy chở cát chở gạch bên ấy nữa. Chắc là anh ấy tranh thủ làm kiếm thêm tiền. Lão dạo này chịu khó gớm!

Thư hơi nóng mặt nhưng vẫn bình tĩnh. Bây giờ không thể như những lần trước được.
Nghĩ thế thôi chứ bụng dạ Thư bức bối không yên. Cô đến nhà Linh nói chuyện. Linh bảo
— Mày phải bình tĩnh nghĩ cho kỹ nhá! Chứ tính ông ấy cục súc không thay đổi được đâu. Bây giờ mà động vào lại chỉ khổ mày với bọn trẻ con thôi. Làm gì thì làm không được để ông ᵭάпҺ vào người!
Mà tốt nhất là kệ ông ấy! Xác định quay về thì phải chịu nhịn mới yên được!

Nói thế thôi chứ bụng Linh cũng sôi lên, vừa thương con bạn thân vừa giận lão Kiên кнốикιếρ mà không biết làm thế nào!
Thư không dám hỏi chồng, cũng không dám mò sang nhà người đàn bà kia. Nhưng trong lòng cứ ấm ức không yên. Chắc cơn ghen lại nổi lên mất rồi!
Trưa ngày 26 tháng 7 năm 2015, anh Kiên đi uống ɾượu về lăn ra ngủ. Thư lén lấy điện thoại của chồng mở ra xem. Ngày ấy điện thoại đen trắng nhưng có ứng dụng ghi âm lời thoại. Thư mở và nghe thấy hai người hẹn hò đưa nhau đi mua quần áo và đi ăn. Họ dùng từ tình cảm như hai vợ chồng.

Thư lập tức cầm điện thoại sang nhà người đàn bà mất nết kia và mở ra cho nghe. Lúc đầu ả cãi không phải tiếng của tôi. Thư lấy máy gọi Vào số thì điện thoại của ả đổ chuông.
Thư nói rất nhỏ nhẹ, chuyện này xảy ra lâu lắm rồi. Tôi đã tưởng là kết thúc nhưng đến nay hai người vẫn thì thụt sau lưng tôi. Từ giờ phút này tôi yêu cầu cô phải chấm dứt với chồng tôi!
— Tiện đây cô cho tôi hỏi, cô đã lấy của chồng tôi bao nhiêu tiền?
Chồng ả lúc này từ đâu mới thò mặt ra nói lớn
— Lấy gì mà lấy? Tôi làm nhà ông bảo cho vay chứ lấy không đồng nào?

Cười ra nước mắt! Một loại bù nhìn biết nói chạy bằng cơm và ɾượu! Thật ทɦụ☪ nhã cho cả cái cuộc đời của hắn!
Trong điện thoại còn có đoạn Kiên nói với ả “Em không phải sợ đứa nào! Nó về mà lằng nhằng anh ᵭάпҺ cho bỏ mẹ”
Thư cay cú đi về nhà. Ai ngờ ả đàn bà kia gọi điện ngay cho Kiên. Cô vừa đến nhà thấy quần áo đồ đạc của mấy mẹ con tung toé hết ra sân. Cô vừa bước lên hiên thì Kiên ra đấm túi bụi. Vì sức yếu cô lăn ra tại chỗ, tai vẫn nghe loáng thoáng nhưng mắt không mở được, tức ռ.ɠ-ự.ɕ khó thở như có cái gì đè lên nặng trịch. Thằng bé khóc gào lên gọi mẹ

— Mẹ ơi ! Mẹ ơi!…
Bà hàng xóm nghe tiếng thất thanh vừa chạy sang vừa hét lên
— Đã bảo rồi mà! Chỉ có câm điếc mới ở được với nó thôi. Hai đứa chúng mày đưa mẹ vào nhà mau lên!
Kiên chống пα̣пh chỉ tay quát

—Cút bà chúng mày hết đi! Chết được thì ૮.ɦ.ế.ƭ hết luôn đi!

Hai thằng vừa gào vừa ẵm mẹ sang nhà bên cạnh.

Thư ơi là Thư! Cuộc đời sao cứ mãi tàn nhẫn với mày đến thế?

N.T
( Còn nữa)

Bài viết khác

Mối tình đầu không bao giờ quên – Câu chuyện tình yêu của cô gái chiến sĩ nhỏ nhắn thật đáng yêu

Lὰ cô bé Bình Định tập kết ra Bắc , Hoὰi lớn lên tɾong cάc tɾường học sinh miền Nαm. Chị học cα̂́ρ 3 ở tɾường nữ sinh số 8 Hα̉i Phòng. Tɾường toὰn con gάι, ᾰn ngủ, học tα̣̂ρ, chơi thể thαo, xem ρhim… tất tần tật toὰn gάi với nữ.     Hồi […]

Người bố tuyệt vời nhất trên đời – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα sâu sắc

Một ngày nọ, Chα tới mượn tiền tôi. Chα nói sức khỏe không tốt, cần ρhải tới Ьệпh viện để kiểm trα tổng quát, vậy nên tôi đã gửi tiền cho Chα. Không ngờ, chưα được bαo lâu, Chα lại gọi điện tới, nói muốn muα một chiếc xe điện 3 bánh. Tôi lưỡng lự […]

Đời người: Không bưng 3 loại bát, không ρhát 3 loại tài và không mắc 3 loại nợ

Tục ngữ nói: “Không bưng bα loại bát, không ρhát bα loại tài, không mắc bα loại nợ”, chính là lời dạy dành cho người tɾên có mẹ già, dưới có con nhỏ. Vậy thì, đạo lý củα câu tục ngữ này là gì ? Không bưng 3 loại bát: 1. Không bưng bát củα […]