Phận bèo trôi 3

Tg Nguyễn Thơ

Hôm ấy Thư rủ Linh đạp xe 25 cây số đến nhà chị gáι báo cáo là em sắp lấy chồng. Chị Lan giãy nảy lên

— Này, chồng con gì? Phải học đi đã chứ! Không lấy chồng sớm thế đâu nhá!

— Nhưng nhà trai xem ngày rồi. Chị cho em xin máy chục nghìn để bố mẹ mua lợn ϮhịϮ, chứ lợn nhà mình còn bé quá.
Chị gáι Thư ngồi thần ra một lúc rồi bảo
— Để mai chị xin nghỉ, anh chị về nhà rồi tính!
Và đám cưới Thư được tổ chức chóng vánh sau hơn một tháng hai người quen nhau!

18 tuổi mới hơn một năm rời ghế nhà trường, Thư chưa thể biết cách làm dâu, Từ ăn nói đến mọi việc làm còn rất vụng về.
Đối với Thư, gia đình nhà chồng còn nhiều điều lạ lẫm, từ đồ dùng đơn giản đến cách sinh hoạt của mọi người đều không quen như ở nhà mình.
Lần đầu tiên ngồi trong bếp với nồi cơm to đùng Thư đã lo lắng phát khóc ! Rơm rạ thì ẩm, khói mù mịt đun mãi không sôi! Cô phải gọi chồng cầu cứu.

Nhưng anh Kiên đang ngồi nhâm nhi cùng bố và các anh tгêภ nhà. Thư hì hụi thổi bếp mặt nhọ nhem nhọ thỉu, cuối cùng nồi cơm cũng chín nhưng nhão nhoét, bốc toàn mùi oi khói! Mẹ chồng Thư động viên cô con dâu
— Không sao, lần sau sẽ quen thôi mà!
Về sống chung Thư mới biết chồng mình là người thích nói hơn là làm! Tuy anh hơn cô nhiều tuổi nhưng không hề chín chắn chút nào.
Có những điều trong nhà, lẽ ra anh phải hướng dẫn bảo ban vợ làm quen với cuộc sống mới. Nhưng rỗi rãi anh chỉ thích đi ngồi tán gẫu chỗ dông người!
Vì nhà đông con, kinh tế khó khăn nên bố mẹ cho vợ chồng Thư ăn riêng với 80 cân thóc. Cô như đứa trẻ lạc mẹ, đêm ngày lo sợ không biết cuộc sống sẽ ra sao.

Bố mẹ đẻ thường có đùm cho từng bát gạo, muối, rau… Chị gáι về lại dúi cho ít tiền.
Anh Kiên là người vô lo, Thư như con gà ngờ giữa muôn vàn đố kỵ rắc rối nên cuộc sống bấp bênh không lối thoát. Tất cả mọi chi tiêu trong nhà nhờ vào 2 sào ruộng và con lợn giống đang nuôi trong cái chuồng làm tạm.
Rồi Thư có bầu, anh Kiên mừng lắm! Cô ốm nghén dặt dẹo nên mọi việc bỏ bễ không ai làm. Thư phàn nàn với chồng

— Anh làm giúp vợ đi chứ! Nhà thì bề bộn lợn đói rít ầm ầm mà anh cứ để yên! Em mệt quá không cố được !
— Không làm được thì để đấy, ai bắt nhà cô làm?
Nói rồi anh lăn ra ngủ khò khò!
Ngày ấy ai cũng nghèo, nhưng vợ chồng Thư quá khổ. Thằng con lớn ra đời trong thiếu thốn nên ốm đau liên tục, Thư vất vả quá nên gầy và già đi trông thấy!
Anh Kiên có cái nết nói chuyện bốc tận mây xanh nên người ta đặt cho biệt danh là Kiên toác! Dù nắng hay mưa anh vẫn thích ngồi nói chuyện phiếm hút tђยốς lào! Mọi việc mình Thư làm tối tăm mặt mũi. Tới bữa nhìn mâm cơm tiết kiệm của vợ là anh lại vác bát sang bên bố mẹ góp vui.

Nhiều khi thấy cực quá cô cằn nhằn liền xảy ra cãi vã. Anh cục cằn văng tục và ҳúc ρhα̣m vợ như kẻ đầu đường xó chợ. Và bao giờ cũng vậy, cuối cùng anh sẽ chốt một câu

— Mày học lớp 12 đấy, tao chỉ hết lớp 7 thôi!
Rồi lại đâu đóng đấy như trò hề!
Buồn, chán, đau khổ! Thư giấu không nói chuyện sợ bố mẹ cô buồn.
Dần dần cũng quen như cơm bữa! Thư mải miết còng lưng làm như trâu húc! Hai vợ chồng tiết kiệm, chị gáι cô cho một khoản lớn và nhờ bố mẹ hai bên, cuối cùng cũng xây được ngôi nhà khang trang.
Lại kể về mấy đứa bạn thân, đứa nào cũng một trai một gáι, cuộc sống khá giả hạnh phúc ! Riêng Thư khó khăn nhất, lại sinh một bề hai cậu con trai.
Nhà Linh cách nhà Thư khoảng 400 m. Linh thương bạn hay đùm bọc từng tý một. Tối tối rảnh rỗi lại đến nhà Thư hai đứa ngồi tâm sự.

Vài lần Linh tham gia góp ý với Kiên

— Anh nên giúp Thư việc nhà cho nó đỡ vất vả. Đàn ông khỏe chân tay làm một lúc bằng bọn em làm cả ngày!

— Anh có bắt nó làm đâu! Nó cứ ʇ⚡︎ự làm khổ mình đấy chứ!
Đúng với biệt danh Kiên toác không sai! Không bắt làm nhưng không làm giúp, mà chỉ nói thôi! Thế đấy!
Bữa ăn anh hay đàn đúm uống ɾượu rồi cười ha hả. Xong tiệc để nguyên mâm bát cho vợ dọn. Nếu có lụng bụng lập tức không bát vỡ thì nồi bẹp vùng méo bay ra sân!
Có lần mấy đứa gặp nhau, tất cả đều ái ngại và thương con bạn gáι ngày xưa học giỏi vui tính. Mỗi đứa một câu xong tất cả đều chung một ý
— Làm sao mà mày cũng chịu được! Phải bảo ông ấy đi! Vợ chồng chứ có phải người dưng nước lã đâu?
— Tao nói nhiều lắm rồi! Tính ông ngấm vào ɱ.á.-ύ rồi không thay đổi được đâu! Nói ra là cãi cҺửι nhau, rồi tao lại bị ăn đòn!

— Khổ thật đấy! Không có đứa nào khổ như mày! Hay là nịnh nọt nói ngọt vào xem! Chả ai như mày gắt như mắm tôm nhẽ nào!

Thư bật cười! Miệng cười mà như khóc luôn

— Nịnh làm sao được khi ông ấy ngang tàng bảo thủ nhất quả đất? Hơi động vào là cҺửι bới hơn cả Chí Phèo! Chúng mày thử xem, không đứa nào chịu nổi một ngày!
Không làm cách nào khác được ngoài sự cam chịu! Ngày ấy tư tưởng của người phụ nữ đã đi lấy chồng là phải biết an phận! Không thể làm bố mẹ buồn vì mình!
Hai đứa con lớn dần, Thư xin đi làm công nhân. Hàng ngày cô đạp xe đi làm tại công ty cách nhà 10 cây số. Vào vụ cấy gặt cô tranh thủ buổi chủ nhật và làm đêm. Anh Kiên lo việc ở nhà và quản 2 cậu con trai còn đang học.
Vất vả nhưng hàng tháng có đồng ra đồng vào kinh tế dần dễ chịu hơn. Vợ chồng Thư cũng ít va chạm nhau hơn trước!
Một buổi ra thăm đồng, mấy chị hỏi Thư
—,Dạo này làm công nhân nhìn sáng sủa ra nhỉ! Nhưng vẫn gầy lắm! Cứ đi làm biền biệt tối đêm mới về, bọn chị nghe nói ông Kiên hay sang chơi nhà con bé Hương xóm tгêภ lắm! Cẩn thận đấy còng lưng đạp xe đi làm rồi để ông ấy mang cho hết thì toi!

Thư cười! Con Hương xóm tгêภ nổi tiếng linh ϮιпҺ, nhưng cô nghĩ các chị ấy trêu đùa mình thôi!

Anh Kiên tuy ba toác vậy đấy, nhưng kẹt sỉ thôi rồi! Đố ai moi của ông ấy được một đồng!
Thư về nhà kể chuyện cho chồng nghe. Anh bảo vớ vẩn, mấy bà chọc ngoáy lung tung! Tao đàng hoàng thế này cơ mà!
Ngày này qua tháng khác Thư vẫn lọc cọc đạp xe 10 cây số đi làm cùng mấy chị em trong xóm.
Hôm nay công ty nhiều việc lại tăng ca 9 giờ! Nhưng Huệ xin về sớm vì con ốm ( Huệ là người cùng xóm và cùng làm một chuyền với Thư)
Đang túi bụi một mình làm 2 công đoạn vì Huệ về sớm, tổ trưởng cầm điện thoại đưa cho Thư
— Chị Huệ gọi chị bảo gì này!

Ngày ấy mua một cái điện thoại cục gạch đen trắng cũng mất gần tháng lương. Nên ai không có là xin số của tổ trưởng, nếu nhà có việc thì gọi đến để nhờ.
— Chị Thư ơi! Bình tĩnh nhá , xin về ngay đi! Em cho con cún đi tiêm thì gặp ông Kiên nhà chị cùng con Hương từ đây ra, rồi chở nhau đi đâu mất rồi!
Rời tay ra khỏi đống hàng, Mắt Thư hoa lên!
Bình tĩnh! Giờ mà về thì ai làm. Biết đâu nó ốm đau gặp ông ấy nhờ xe thì sao!

Ruột gan như lửa đốt nhưng thôi kệ! Hết giờ thì về!

N.T
( Còn nữa)

Bài viết khác

Khuôn mặt – Người có tâm hồn và nhân cách cαo đẹρ thì chân dung cũng sẽ đẹρ

Mỗi người đều do chα mẹ sinh rα, nhưng khi lớn lên khuôn mặt sẽ thαy đổi dần theo tâm tính củα mình. Vậy nên văn hóα ρhương Đông vẫn cho rằng “tướng do tâm sinh” là vậy. Một lần, Tổng thống Mỹ, Abrαhαm Lincoln ρhỏng vấn một ứng viên nαm đến làm nhân viên […]

Bα chở con đi học nhé ! – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Năm con vào trường mẫu giáo, bα chở con đi học bằng chiếc Cub 50. Trên đường đi, trong lúc dựng xe ngoài sân trường và cả khi chiα tαy ở cửα ρhòng học, con cứ nói mãi một câu: “Bα ơi! Hết giờ, bα rước con sớm nhứt nghen, bα”.     Bα cũng […]

Món quà bất ngờ dành cho người mẹ nuôi đứa trẻ mồ côi

Gần ngày cưới của con gái, bà Lã Thiên Mai bỗng dưng nhận được tin nhắn báo có ai đó đã chuyển 1,6 triệu bảng Anh, tương đương 55 tỷ đồng. Đó là một buổi tối năm 2015, bà Lã Thiên Mai đang ngồi trên sofa xem TV, trong một khu chung cư cũ ở […]