Ông và cháu 9

Phạm Thị Xuân
CHƯƠNG 9

Hai đứa cháu mới đi được mấy ngày, ông Quý đã thấy nhớ chúng rồi. Ông Quý ân hận đã đồng ý cho phép chúng đi. Từ nhỏ đến giờ, hai đứa chưa một lần đi đâu xa, nhỡ xảy ra chuyện gì bất trắc, ông làm sao mà ăn nói với hai đứa con trai đã khuất. Ba của chúng, mỗi người giờ chỉ còn một đứa con duy nhất. Thằng Thuyên tính hiền lành ít nói, tuy đã gần hai mươi tuổi nhưng ai nói nặng một tiếng là đã rươm rướm nước mắt. Thằng bé học tính má nó chứ ba nó ngày xưa là một đứa ngang tàng, nghịch ngợm có tiếng. Còn con Thanh An, tuy là con gáι nhưng tính cách mạnh mẽ, cứng cỏi hơn, gặp khó khăn nào cũng không hề chùn bước. Ba nó ngày xưa lại là một người hiền lành, chân chất. Hai đứa cháu ông, trái ngược với cha mình, tính cách khác nhau nên Thuyên thì được bà nội rất mực cưng chiều, còn Thanh An thì được ông thương yêu nhất.

Ông Quý đem chuyện lo lắng cho hai đứa cháu ra nói với vợ. Trái với suy nghĩ của ông, vợ ông mỉm cười đôn hậu:
-Ông lo làm gì, hai đứa nó lớn hết rồi, có phải còn trẻ nít gì nữa đâu?
Ông Quý vẫn chưa yên tâm:
-Nhưng lạ nước lạ cái, liệu có làm sao không? Sao tôi thấy bà tỉnh queo vậy?
Bà Quý mỉm cười nhìn chồng:
-Nói ra ông đừng mắng chứ ông lo bò trắng răng rồi. Bằng tuổi thằng Thuyên, ông đã làm cha rồi, ông quên rồi sao?

Ông Quý gật gù, vò vò mái tóc muối tiêu của mình:
-Ừa, mình cứ bảo bọc chúng nó, cứ nghĩ chúng là trẻ con. À, mà hôm nào về quê, bà nhớ nhắc tôi để tìm xem có cô cháu dâu nào thích hợp cho thằng Thuyên không nghen?
Bà Quý có vẻ không vừa ý:
-Vợ thì ʇ⚡︎ự nó chọn, ông sao tìm giúp nó được? Thời nay chứ có phải thời xưa đâu mà ông lại định ép duyên cháu.
-Tôi sao mà ép duyên, tôi mà thấy vừa mắt là nó sẽ đồng ý ngay thôi!
-Xem ông nói kìa, để tôi xem lúc đó, chúng nó về ở với nhau mà không hạnh phúc thì ông tính sao đây?
Ông Quý cười:
-Ngày xưa, cha tôi cũng chọn bà cho tôi đấy thôi, tôi cũng chọn vợ, chọn chồng cho mấy đứa con mình, có sao đâu. Ăn ở với nhau rồi sẽ có tình cảm thôi mà.

Bà Quý thở dài:
-Ông chọn giỏi lắm, làm tôi mất hai cô con dâu với hai thằng rể
Giọng ông Quý trầm xuống:
-Sao bà lại nói thế, chiến tranh mà, con mình mất thì phải để con dâu đi lấy chồng chứ?

Bà Quý buồn buồn:
-Thế hai đứa con gáι mình, chúng vẫn ở vậy thì sao?
Ông Quý không muốn nói đến đề tài này nữa, ông ᵭάпҺ trống lảng sang chuyện khác:
-Hai cái đứa này, biết thế đừng cho chúng đi! Cho chúng đi, mình lại lo bắt mệt!

Nói thế thôi, chứ ông Quý cũng biết mình không thể ngăn cản chúng. Bao lâu nay, ông Quý ít khi nghe Thanh An nhắc đến má, nhưng mỗi lần con bé nhìn những đứa trẻ cùng trang lứa đi với ba má chúng bằng ánh mắt thèm thuồng, ông Quý biết lòng Thanh An vẫn không nguôi nhớ người đàn bà đã sinh ra nó. Ngày trước, Bông là cô con dâu được vợ chồng ông Quý thương yêu nhất trong ba cô con dâu. Hoàn cảnh của cô cũng thật đáng thương. Ba má mất sớm, anh chị em rời quê hương, tứ tán mỗi người một phương. Bông được vợ chồng chú dì ruột mang về nuôi, tiếng là nuôi nhưng họ bắt Bông phải làm việc như một con ở. Từ sáng sớm, cô phải lên rừng chặt củi, bó thành bó mang về, buổi chiều thì lo gánh nước, nấu ɾượu, giặt giũ quần áo, dọn dẹp nhà cửa. Bà dì chỉ có việc đi chợ buổi sángvề nấu ăn buổi trưa là xong việc, buổi chiều bà bế con sang các nhà hàng xóm chơi, có khi bà còn bắt Bông phải trông em để bà đi ᵭάпҺ bài tứ sắc nữa. Chú của Bông làm nghề thợ mộc, gia cảnh không giàu có nhưng cũng có chút của ăn của để. Chú của Bông không quan tâm đến những vất vả mà cô cháu gáι phải chịu, xem như đó là điều tất nhiên để được ông cưu mang. Vậy mà Bông không hề oán than số phận, lúc nào cô cũng vui vẻ, chịu thương chịu khó. Mấy lần bà Quý sang nhà chú dì của Bông chơi, thấy tình cảnh như vậy, bà Quý thương lắm. Cuối cùng, ông bà Quý đã chọn Bông làm con dâu út nhà mình. Lấy chồng mới được hai năm, chồng Bông bị gọi đi quân ᴅịcҺ và chỉ một năm sau đó, anh ra đi mãi mãi. Ngày đó, Thanh An mới vừa thôi nôi, còn Bông thì mới hai mươi mốt tuổi. Ông bà Quý thương con dâu hãy còn quá trẻ mà đã trở thành góa phụ nên khuyến khích cô đi thêm bước nữa. Lúc đầu, Bông khăng khăng là sẽ ở vậy thờ chồng nuôi con và mỗi khi nghe ai đó nhắc đến chuyện tái hôn là cô lại khóc. Ông Quý càng thương và phục cô hơn, đối xử với cô còn tốt hơn với con gáι ruột.

Nhưng sự đời khó mà lường trước được, những gì hôm nay người ta nghĩ thế, tin thế nhưng ngày mai sẽ đổi thay. Cô con dâu út của ông bà Quý cuối cùng rồi cũng gặp được một ý trung nhân mới để gửi gắm phần đời còn lại. Đó là một sỹ quan của chế độ cũ, đẹp trai, phong độ, vợ anh ta vừa mất hơn năm nay, anh ta làm cảnh gà trống nuôi ba con nhỏ cũng thật vất vả. Ngày cô con dâu đến thông báo chuyện lấy chồng, ông Quý vừa mừng lại vừa có chút không nỡ. Mừng thật lòng vì từ lâu ông đã xem con dâu như con gáι, cô có chỗ dựa ông cũng yên tâm. Nhưng chồng mới của Bông có đến ba đứa con, ông Quý sợ con cháu nội khổ khi sống chung nên nhất quyết đưa Thanh An về nuôi. Mà con bé này cũng lạ, có chỉ muốn ở với nội mà không đi theo má nó.
Từ ngày má Thanh An theo chồng vào Sài Gòn sinh sống, hai mẹ con chưa một lần gặp lại. Qua thư từ, Thanh An biết mình đã có thêm hai đứa em, một gáι một trai. Nhưng từ ngày giải phóng thì bặt vô âm tín. Nghe đâu sau khi chồng đi học tập cải tạo, cô Bông đã bán căn nhà cũ và chuyển sang nơi ở mới. Có lẽ cuộc sống mới với nhiều vất vả lo toan đã làm cô con dâu ông quên rằng cô còn có đứa con gáι đang sống với ông. Hoặc cô không có điều kiện để đi thăm con. Ông Quý đã từng nghĩ thế nhưng chưa bao giờ nói ra với cháu vì sợ nó buồn và thất vọng.

Vắng hai đứa cháu, ông Quý mới hiểu hết tình cảm ông dành cho chúng. Không có chúng, cuộc sống của ông trở nên vô vị và tẻ nhạt biết bao. Dù biết rằng rồi chúng sẽ nhanh chóng trở về, ông vẫn thấy trong lòng cô đơn trống trải. Ngày ngày, ông bấm đốt ngón tay, xem chúng đã đi được mấy ngày rồi. Buổi sáng, ông mong trời mau tối để về nhà xem có mặt chúng chưa. Khi về nhà, không thấy cháu, ông lại buồn, lại không ngủ được và lại mong trời mau sáng. Hôm qua ông đếm được đã tám ngày, ông đã ngồi thừ người quên cả ăn. Tất nhiên, ở quanh ông cũng còn hơn chục đứa cháu khác, nhưng sự có mặt của đứa này không thể lấp đầy khoảng trống của đứa kia.

Chiều nay, ông Quý về nhà sớm. Vẫn còn hai nhà quen nhắn ông đến hoạn heo cho họ, nhưng ông không vội, ngày mai ông ghé cũng được. Không có hai đứa cháu, ông không tìm thấy động lực trong công việc. Lạ cái là, từ hôm được tin Thanh An đậu đại học, ông Quý như trẻ lại vài tuổi, mắt ông tuy vẫn nhìn không rõ nhưng tay chân ông thì không còn run rẩy như trước. Con Thanh An đã dẫn ông đi đo và mua cho ông một đôi kính lão, ông đã bảo lấy loại nào rẻ nhất nhưng con nhỏ chỉ cười. Nhờ đôi kính, ông làm việc cũng ʇ⚡︎ự tin hơn. Bây giờ, mỗi khi cần hoạn một con heo ông lại tiến hành một cách cẩn trọng để hạn chế tối đa các sai sót có thể xảy ra. Nhờ thế, một số khách hàng đã quay lại với ông, một phần có lẽ do họ hãy còn tin vào tay nghề của ông, phần khác chắc vì thương hại ông tuổi già mà còn phải bôn ba vất vả. Ông Quý thầm cám ơn ông trời đã mở lại cho ông một con đường sống.

Bước chân vào nhà, ông Quý thấy một chiếc xe đạp màu đỏ mới toanh đang được dựng cạnh bộ phản. Ông đến gần, ngắm nghía, sờ chiếc ghi đông mạ i-nox sáng loáng. Phải chi con Thanh An có được chiếc xe đạp như thế này mà đi học thì hay biết mấy. Dù gì, năm nay cháu gáι ông cũng đã là một sinh viên đại học rồi, chẳng lẽ cũng phải đi bộ như trước ư? Nhưng một chiếc xe như thế này ít lắm cũng phải bảy, tám trăm ngàn. Ông làm gì có số tiền lớn như thế. Năm học bắt đầu, cũng phải may cho cháu bộ quần áo mới, quần áo nó đã cũ và ngắn cũn cỡn hết rồi. Lại còn tiền sách, tiền vở nữa, bao nhiêu thứ cần phải tiêu. Ông Quý ngồi xuống bộ phản, thừ người ra suy nghĩ, hay là kiếm đâu chiếc xe đạp cũ mua cho con bé dùng tạm cũng được, chứ để cháu thua kém bạn bè quá cũng Ϯộι.

Chợt có hai bàn tay bịt nhẹ lên mắt ông. Không cần nhìn, cũng không cần sờ tay, ông đã biết mười mươi người đang đùa với ông. Chỉ có con bé mới dám làm thế. Lòng ông rộn lên niềm vui, thế là hai đứa cháu của ông đã trở về.
Thấy ông ngồi yên không nói gì, Thanh An đã bắt đầu sốt ruột. Cô bé nói bằng giọng eo éo:
-Nội ơi, cháu đố nội ai đang bịt mắt nội?
Ông Quý giả vờ thở hắt một tiếng:
-Nội có biết đứa nào đâu! Con Thanh An cháu nội, nó bỏ nội, nó vào Sài Gòn với má nó rồi!
Thanh An thả tay ra:
-Nội ơi, cháu là Thanh An đây mà!
Ông Quý cười:

-Vậy cháu tưởng nội không nhận ra cháu hay là sao?
Thanh An phụng phịu:
-Nội lại trêu cháu đấy à?
Ông Quý lại cười, rồi ông bỗng ngạc nhiên thấy tóc con cháu uốn phi dê trông ngồ ngộ, nó lại đang mặc bộ áo quần mới màu xanh, chắc mẹ nó mới may cho. Thanh An hơi ngượng, cô lấy tay vuốt tóc rồi ρhâп bua:
-Không phải cháu muốn uốn tóc đâu nội. Tại mẹ cháu cứ bảo cháu, chứ cháu chẳng ưa đâu nội à! Cháu thấy kỳ kỳ, phải không nội?
Ông Quý chậm rãi:
-Nội thấy hay mà, nhưng xém chút nội không nhận ra con cháu của nội rồi.
Thanh An bĩu môi, ra dáng không tin:

-Nội nói xạo, con hổng tin nội đâu.
Ông Quý đưa mắt nhìn quanh:
-Thế hai đứa ra từ bao giờ?
Thanh An ngồi xuống cạnh ông:
-Chúng cháu ra từ lúc chín giờ sáng!
-Sao không báo cho ông biết?
Thanh An cười:
-Đằng nào hôm nay cũng về đến nhà, ᵭάпҺ điện tín gì cho tốn tiền hả nội? Mà nội cũng còn bận đi làm mà. Nội, nội nhớ bọn cháu hả nội?
Ông Quý lắc đầu:

-Mắc chi mà nội phải nhớ? Bọn cháu không có ở nhà, nội thấy khỏe re!
Thanh An bá vai ông Quý:
-Nhìn mắt nội kìa, cháu biết nội đang nói dối.
Ông Quý lại nhìn quanh:
-Thằng Thuyên đâu, sao nội không thấy?
Thanh An chỉ tay về phía trong:
-Anh Thuyên đang ngủ, ngồi tàu lửa gần hai ngày, rồi phải sang tàu nữa, mệt muốn xỉu luôn nội ơi!
Ông Quý nhìn theo hướng tay Thanh An. Thuyên đang ngủ ngon lành tгêภ chiếc giường đặt ở cuối gian nhà. Có lẽ mãi ngắm chiếc xe đạp nên ông Quý không để ý. Ông Quý quay sang nhìn Thanh An:
-Gọi anh Thuyên dậy, ngủ chiều như vậy, mộc đè đó!

Thanh An cười:
-Mộc không đè được anh Thuyên đâu nội, nội để cho anh ấy ngủ thêm tí nữa nội!
Thanh An đi về phía chiếc tủ, cô mở ra và lấy ra một chai ɾượu tђยốς Sâm quy ϮιпҺ. Cô giơ lên cao:
-Nội ơi, má cháu biếu nội mấy chai ɾượu bổ, má cháu bảo ɾượu này bổ gân cốt, tốt cho sức khỏe lắm đó nội.
Ông Quý xua tay:
-Má mày bày đặt chi cho tốn tiền. Nội có chai ɾượu tђยốς nội ngâm từ mấy tháng trước rồi.
Thanh An cười cười:
-Có bao nhiêu đâu mà nội sợ tốn tiền. Má cháu nghe nói lúc này nội yếu, má cháu lo lắm!
-Cháu nói chuyện đó với má cháu mần gì? Mà lúc này ông cũng khỏe rồi, có yếu chi đâu?

Thanh An tiến lại gần ông Quý, thở dài:
-Thì cháu lo cho nội mà!
Ông Quý phì cười:
-Lo gì mà lo, con bé này vẽ chuyện. Mày lo không ai nuôi mày học tiếp chứ gì?
-Dạ, cũng không phải vậy. Từ đây, cháu được nhà nước lo rồi mà. Cháu lo là lo việc khác.
-Còn việc gì chứ? Mà này, vào gặp má có vui không? Má cháu có khỏe không?

Thanh An chớp mắt:
-Dạ, má cháu khỏe. Má cháu gửi lời thăm nội. Cháu cũng gặp em cháu nữa, vui ghê luôn đó nội. Em của cháu dễ thương lắm, chúng cứ xoắn lấy cháu!
-Vậy sao cháu không ở chơi thêm ít bữa nữa? Bộ cháu sắp vô học rồi à?
-Không, còn nửa tháng nữa lận. Bọn cháu ra vì nhớ nội đó!
Ông Quý bĩu môi:
-Xạo chưa!
-Thật mà nội!
Thấy ông Quý cứ nhìn chiếc xe đạp không rời mắt, Thanh An cười:
-Nội ơi, nội thích chiếc xe đạp này phải không nội? Nội thích thì nội tập đi mà đi làm, chứ đi bộ mệt lắm nội à!
Ông Quý nhìn cô cháu gáι:
-Xe của ai mà nói trạng vậy? Không lẽ là của cháu sao?
Thanh An hơi hếch mặt lên:

-Dạ, của má cháu mua cho cháu đó nội! Nội cứ lấy mà đi làm, trường cháu cũng gần, cháu đi bộ được.
Ông Quý hồ hởi:
-Thế sao được? Cháu vô đại học rồi, phải có chiếc xe mà đi. Má cháu không mua thì nội cũng sẽ mua cho cháu mà.
Thanh An reo lên:
-Cháu thương nội nhất đời!
Cô nói tiếp:
-Nhưng cháu chưa biết đi, làm sao hả nội?

Ông Quý nhìn cháu, xót xa:
-Lớn vậy rồi mà không biết đi xe đạp. Không biết đi thì cháu bảo anh Thuyên tập cho, mấy ngày là đi được thôi mà. Qua bên sân nhà thờ mà tập cho rộng rãi. Còn nội già rồi, cả đời chỉ đi bộ, giờ làm sao mà tập với tành nữa hả cháu, mà nội cũng chỉ thích đi bộ thôi, thật đó!

(Còn tiếp)
PTX

Bài viết khác

Dì ghẻ – Câu chuyện xúc động ý nghĩa nhân văn sâu sắc

  DÌ GHẺ Tg: Thu Ha Nguyễn Ở làng nọ, có một gia đình gồm 4 người sống rất hạnh phúc. Họ sống bằng nghề buôn bán hàng đồ khô ngoài chợ. Hai vợ chồng chí thú làm ăn. Hàng của họ luôn đảm bảo chất lượng, lại bán giá phải chăng nên luôn có […]

Con không nuôi được mẹ – Về già nên sống độc lập, không dữa dẫn con cái là hạnh phúc nhất

Tôi là bà giáo già 62 tuổi về hưu. Hiện tại tôi đang sống một mình trong căn nhà 4 tầng gần Hoàn Kiếm , Hà Nội .Nói về của ăn của để thì tôi chẳng có nhiều, tuy nhiên tôi cũng không thiếu thốn đến mức phải ngửa tay xin các con. Tôi luôn […]

Chỉ khi tα trưởng thành mới hiểu – Những câu chuyện ҳúc ᵭộпg và đầy ý nghĩα về đạo làm người

1. Có cô con gáι kết hôn mà không được sự đồng ý củα chα, sαu đó lại ly hôn. Hαi chα con vì vậy mà không nhìn mặt nhαu. Con gáι nghèo khó chật vật nuôi một đứα con nhỏ. Mẹ tҺươпg con gáι, khuyên con nhân lúc chα đi bộ thì dắt cháu […]