Ông và cháu 8
Phạm Thị Xuân
CHƯƠNG 8
Thời gian tiếp tục đi qua. Ông Quý ngày một già đi, nhưng ông vẫn không bỏ nghề của mình. Ông Quý vẫn lê bước qua từng hè phố, từng đường thôn ngõ xóm để tiếp tục mưu sinh. Nhưng bây giờ thì chân ông thật sự đã yếu, tay ông đã run, mắt ông đã lòa. Ông Quý không thể làm mọi thao tác một cách nhanh nhẹn và thành thục như trước đây nữa. Tệ hại hơn, một lần, ông Quý còn khâu nhầm ruột con heo vào vết cắt da gây thủng ruột, kết quả là mấy ngày sau, con heo lăn ra ૮.ɦ.ế.ƭ sau khi hoạn. Người chủ đó đến nhà ông, mắng mỏ, bắt ông bồi thường. Việc đó rồi không chỉ xảy ra trong một lần, mà những lần sau nữa. Bà Quý phải xin lỗi người ta, rồi cũng phải thương thảo và trả cho họ một phần tiền giống. Tiếng xấu đồn xa. Những gia đình vốn gắn bó với công việc hoạn heo của ông từ bao năm, đã bắt đầu nhìn ông bằng cái nhìn nghi ngại. Họ quý ông thật đấy, nhưng tiền mua một con heo giống không phải là ít, nếu có gì là mất toi cả vốn. Đây là giai đoạn khó khăn nhất về nghề nghiệp mà ông Quý phải trải qua.
Giờ đây, những chỗ gần, chỗ quen, người ta không gọi ông Quý đến nữa. Ông Quý phải đi đến những vùng ngoại ô, là những nơi xa xôi mà hai người con rể ông không thèm đến, ông mới tìm được việc làm. Ông Quý cố gắng làm cẩn thận, chậm mà chắc, có người ái ngại khi thấy các thao tác của ông không còn nhanh nhẹn như trước nữa. Những ngày vàng son khi mà ông không thiếu việc làm đã qua rồi. Ông Quý thầm luyến tiếc và ʇ⚡︎ự trách mình sao lúc trước không chịu khó thêm một chút nữa. Có ngày ông Quý chỉ kiếm đủ tiền để ăn trưa, thậm chí có khi còn không có đồng nào bỏ túi. Nhưng ông Quý vẫn kiên trì, cứ như sự kiên trì sẽ cho ông sức khỏe trở lại.
Ông bà Quý cũng có để dành chút ít để phòng thân nhưng năm ba chỉ vàng thì có là bao, ôngQuý nhất định chưa chịu dùng đến. Thuyên tuy đã học ra nghề nhưng cậu hãy còn quá trẻ, chưa có uy tín để khách yên tâm đặt hàng, phải lãnh hàng gia công từ ông chủ cũ nên thu nhập hãy còn thấp. Con bé Thanh An thì đã thi vào đại học, đang chờ ngày nhà trường công bố kết quả. Nghe nói Thanh An thi vào trường Đại học Y khoa, lần đầu tiên ông Quý có đứa cháu thi vào một trường danh giá thế, ông rất hãnh diện. Nhưng vì điều ấy, buộc lòng vợ ông Quý phải theo mấy người con gáι ra chợ phụ việc buôn bán. Tính bà vốn thật thà, lại không thạo việc nên cũng chẳng chia được lời lãi là bao.
Hôm nay, ông Quý lại về khuya. Vợ ông Quý và cô cháu gáι vẫn chờ ông như mọi khi. Hình như có chuyện gì vui mà đôi mắt cháu ông lấp lánh nụ cười. Vừa thấy mặt ông, Thanh An đã reo lên:
-Nội ơi, cháu thi đậu rồi!
Ông Quý tưởng mình nghe nhầm. Ông hỏi lại:
-Cháu nói sao, nói lại nội nghe coi nào?
Thanh An tiến đến gần ông Quý hơn:
-Cháu thi đậu vào trường Y khoa rồi!
Ông Quý mừng rỡ hỏi lại:
-Thiệt hả cháu?
Thanh An cười thật tươi:
-Cứ như là mơ, ông nhỉ? Cháu nhận giấy báo từ hồi chiều, nội không tin, cháu lấy cho nội xem nhé!
Ông Quý cười thật tươi, quên cả mệt nhọc:
-Thôi, nội tin rồi, cháu đừng lấy nữa!
Rồi ông ngồi xuống tấm phản, gục gặc đầu ra vẻ vừa ý lắm:
-Mẹ cha bây, con bé này thế mà giỏi!
Thanh An cầm tay ông, lắc lắc:
-Nhờ nội đấy, nội à!
Ông Quý tròn mắt:
-Sao lại nhờ nội, là nhờ cháu chịu khó học hành, với lại cũng là do ba cháu phù hộ cho cháu đó!
Bà Quý bưng mâm cơm lên, đặt xuống bàn:
-Thôi, ông ăn cơm đi, có gì sau hãy nói chuyện. Nhìn ông mệt chưa kìa!
Ông Quý không vội:
-Tôi chưa thấy đói, lát nữa ăn cũng được.
Nhưng cô cháu gáι đã kéo tay ông:
-Nội xuống rửa tay đi nội, rửa rồi ăn cơm, cháu đã chuẩn bị nước cho nội rồi! Nội đi cả ngày sao mà không đói được hả nội?
Ông Quý chiều con cháu gáι:
-Ừ, thì nội nghe lời cháu, nội rửa tay là được chứ gì?
Thanh An đi theo ông Quý xuống bếp, đợi ông rửa mặt mũi tay chân xong, cô lại theo ông lên nhà tгêภ. Cử chỉ ấy nhắc ông nhớ những ngày Thanh An mới đến đây, nó cũng lẽo đẽo theo ông khi ông có ý định giao nó lại cho mẹ nó. Vì thế mà sau đó, dù mẹ Thanh An có khóc lóc, có van nài, ông cũng nhất quyết không trả nó cho mẹ nó, nhất quyết giữ nó lại để nuôi dưỡng thành người. Hơn mười năm qua, lắm lúc ông cũng băn khoăn không biết ngày ấy ông đã hành động đúng hay sai, vì biết đâu, được ở gần mẹ, Thanh An sẽ được sung sướиɠ và hạnh phúc hơn. Như bây giờ đây, nghe cháu thi đậu đại học, ông mới mừng đó nhưng đã bắt đầu lo đây. Con bé học trường Y khoa dài đằng đẳng sáu, bảy năm, liệu ông có còn khỏe mà lo cho cháu ông không.
Thanh An ngạc nhiên:
-Nội ơi, sao ʇ⚡︎ự dưng trông nội buồn thế? Nội mệt hả nội?
Ông cười gượng:
-Ừ, nội hơi mệt!
Thanh An chợt nghĩ ra điều gì đó, cô mỉm cười:
-Nội sợ cháu không có tiền để đi học phải không nội? Nội ơi, nội cứ yên tâm, cháu thi đậu có học bổng, có nhà nước nuôi, nội không phải lo, nội à!
Ông Quý vui vẻ trở lại:
-Thiệt à? Sao cháu biết? Được vậy thì còn gì bằng, nội mừng quá!
Bà Quý ngồi gần đó, nói chen vào:
-Bữa trước, tôi đã nói rồi mà ông không tin. Ông hết lo chưa?
-Ừ, thì tôi cứ sợ không lo được cho cháu, tủi thân ba nó! Lúc này làm ăn khó quá bà ạ!
Thanh An xúc cơm ra bát cho ông:
-Nội ăn cơm đi nội! Bà nội đã nấu mấy món mà nội thích!
Ông Quý cầm bát con Thanh An vừa đưa. Tối nào cũng vậy rồi thành thói quen, sự có mặt của cô cháu gáι làm ông Quý ăn thấy ngon miệng hơn. Vừa ăn, ông Quý vừa kể chuyện cho vợ và cô cháu gáι, ông không nói đến nỗi nhọc nhằn của mình, chỉ nhắc đến những thành công trong công việc của ông. Những chuyện ấy đã là quá khứ của mấy năm trước, nhưng ông Quý kể như là đang xảy ra trong hiện tại.
Thanh An nhìn ông Quý với ánh mắt biết ơn:
-Cháu mong thời gian qua thật nhanh, cháu ra trường đi làm có tiền, cháu sẽ phụng dưỡng nội chu đáo.
Ông bà Quý chỉ mỉm cười, không nói gì. Thanh An lại hỏi:
-Nội ơi, sao nội thích mỗi một món canh cá nục dưa hường vậy nội?
Ông Quý cười:
-Vì nội thấy nó ngon, món này ngày xưa bà cố vẫn nấu cho nội ăn.
Thanh An cũng cười theo:
-Nhưng ăn mãi một món, nội không ngán hả nội?
Ông Quý gật đầu, và miệng cơm cuối cùng. Thanh An vội rót cho ông ly nước chè. Đợi ông uống xong, Thanh An mới nói:
-Nội ơi, có chuyện này cháu muốn xin nội, nhưng nội đừng mắng cháu nhé!
Ông Quý nhìn cô cháu gáι:
-Có chuyện gì cháu cứ nói ra đi, làm chi mà phải rào trước đón sau kỹ thế?
Thanh An nhìn ông khẩn khoản:
-Nội ơi, hôm trước anh Bảo vào Sài Gòn đi buôn hàng, có gặp má cháu. Má cháu có đưa địa chỉ của má nhờ anh Bảo đưa cho cháu. Nội cho cháu với anh Thuyên đi Sài Gòn một chuyến, nha nội?
Ông Quý giật mình:
-Hai đứa bay có khi nào bước chân ra khỏi nhà đâu mà đòi đi Sài Gòn? Với lại, má bay lâu nay đâu có tin tức gì, biết thằng bảo nói có đúng không?
Thanh An vẫn nhìn ông:
-Anh Bảo nói đúng mà nội. Nội cho cháu đi đi, chúng cháu lớn rồi, với lại chúng cháu đi chung với anh Bảo mà, nội còn lo gì hả nội?
Ông Quý yên lặng chưa trả lời ngay cho cô cháu gáι. Ông Quý nghĩ về Bông, tên người con dâu, má của Thanh An. Không biết bây giờ, con dâu ông đang sống như thế nào, có hạnh phúc không. Từ ngày giải phóng đến nay đã hơn năm năm rồi, cả nhà ông Quý không hề biết tin tức gì của cô. Lâu nay ông cũng không hề nghe Thanh An nhắc đến má, sao ʇ⚡︎ự dưng bây giờ nó lại đòi đi thăm má nó chứ? Ông Quý ρhâп vân không biết nên quyết định thế nào cho phải.
Ông Quý nhìn cô cháu gáι:
-Cháu vào đó, nhỡ không tìm thấy má thì sao? Sài Gòn rộng lớn chứ không phải nhỏ hẹp như thành phố mình đâu cháu à! Nhỡ cháu lạc mất thì sao?
Thanh An cười, vẻ mặt con bé đầy ʇ⚡︎ự tin:
-Mình có địa chỉ đàng hoàng, sao mà không tìm được hả nội? Nghe nói nhà má cháu ở gần ga Sài Gòn, chúng cháu đi tàu đến đó, hỏi người ta là ra thôi mà. Nội làm như bọn cháu còn nhỏ lắm!
Bà Quý tư lự:
-Thôi, cho chúng nó đi đi ông ạ, chắc không sao đâu!
Ông Quý thở dài:
-Thế cháu muốn đi lắm à? Không đi không được à?
Con Thanh An gật đầu lia lịa:
-Dạ! Cháu muốn thăm má, thăm các em!
Ông Quý lại hỏi:
-Thế thằng Thuyên cũng muốn đi à?
-Dạ, anh Thuyên nói cùng đi với cháu cho có anh có em!
Ông Quý vẫn chưa yên tâm:
-Thế hai anh em bây đi tàu không sợ tụi ςư-ớ.ק nó rạch túi à? Nội nghe mấy người bạn kể, đi tàu hay bị mất ςư-ớ.ק giật lắm!
Thanh An nhìn ông Quý mỉm cười:
-Nội ơi, mình có gì đâu mà sợ mất hả nội, tụi con chỉ có mấy bộ đồ thôi mà, ai mà thèm lấy?
Ông Quý cũng cười:
-Ừa hén! Mà thằng Thuyên đâu, sao nãy giờ nội không thấy nó?
-Hôm nay đến lượt anh Thuyên đi gác dân phòng mà nội!
Ông Quý gật đầu không nói gì thêm. Thanh An lại hỏi:
-Thế là nội đã bằng lòng cho chúng cháu đi rồi, phải không nội?
Ông Quý ngần ngừ:
-Thế, hai đứa … có tiền không mà đòi đi?
-Miễn là nội cho phép thôi là được, chúng cháu có tiền rồi!
-Tiền ở đâu ra?
-Dạ, từ bữa thi xong đến giờ, cháu ở nhà chằm nón cũng để dành được chút ít, anh Thuyên cũng sắp được trả lương. Nội không phải lo, nghen nội!
Ông Quý thở dài nhìn cô cháu gáι:
-Đây vào Sài Gòn, chứ không phải về quê đâu cháu ạ, không phải ít tiền đâu.
Thanh An trấn an ông Quý:
-Không sao đâu nội. Chúng cháu đã tính kỹ rồi, nội ơi. Với lại, vào đó gặp má cháu rồi, đâu lo chuyện tiền tàu ra nữa hả nội?
Ông lắc đầu:
-Nhỡ má cháu không có tiền để cho hai đứa thì sao?
Thanh An nghe ông Quý nói, mặt cô xịu xuống. Nhưng ông Quý đã quay sang bà vợ:
-Bà lấy cái hộp kẽm dưới cái phản ra cho tôi để tôi móc ra, lấy cho chúng nó ít tiền.
Mặt Thanh An lại tươi lên, cô chạy đến ôm cổ ông Quý:
-Cháu cám ơn nội!
Ông lại hỏi:
-Vậy hai đứa tính bao giờ thì đi?
Thanh Anh cười cười:
-Dạ, chắc là vài ngày nữa. Cháu không đi lâu đâu nội, cháu còn phải về để nhập học cho kịp nữa.
(còn tiếp)
PTX