Ông và cháu 4

Phạm Thị Xuân

CHƯƠNG 4

Hai vợ chồng Quý chăm chỉ làm ăn, nhưng làm ruộng thuê thì cũng chẳng thu được bao nhiêu thóc, đủ ăn là may rồi. Lấy nhau năm trước thì năm sau, một cậu nhóc đã ra đời. Gặp năm đó mất mùa, đói kém, Quý phải rời quê lên tỉnh để kiếm cái ăn nuôi cả nhà. Người ta thuê gì, Quý cũng làm, bất kỳ công việc có nặng nhọc hay пguγ Һιểм đến đâu đi nữa, miễn là việc lương thiện. Cậu không được học hành, nhưng cậu là người công giáo. Cha xứ đã dạy cậu, đói cho sạch, rách cho thơm, không được làm chuyện gì bất nhân bất nghĩa. Và cậu lấy đó làm phương châm sống của mình. Lâu lâu, Quý lại trở về quê thăm vợ con và đưa cho vợ ít tiền.

Cu Thành, thằng con đầu của Quý, còi cọc trông thật đáng thương, mắt nó lại bị quáng gà nhưng không chạy chữa được vì ở quê không có nhà thương. Ai bảo làm gì để mắt được sáng, vợ Quý đều làm theo mà mãi cũng không lành. Bởi vậy, số tiền dành dụm chẳng bao lâu đã cạn kiệt. Vợ Quý kể, có mấy lần chị sang nhà cha cậu nhưng thấy bà dì kế cҺửι chó mắng mèo, chị không dám xin xỏ hay vay mượn. Tuy thế, cũng có lắm lúc cha Quý cũng giấm giúi cho cô con dâu mớ khoai lang, dăm lon gạo. Sau đó, đứa con thứ hai ra đời, cu Đạt, cũng là một thằng con trai. Quý càng phải ra sức làm việc để lấy cái ăn cho cả nhà.

Cuộc sống bất định của Quý kéo dài cho đến khi cậu gặp một ông chú họ xa cũng tha phương cầu thực như cậu. Hai chú cháu cùng đến xin trọ ở nhà một người bà con tốt bụng bên vợ ông chú. Từ đó, Quý thoát được cảnh ăn bờ ở bụi. Thấy Quý là người chân chất, thật thà, ông chú còn cho đi theo và dạy nghề hoạn heo cho Quý. Quý cũng biết đây chẳng phải là một nghề cao quý gì nhưng tiền vốn bỏ ra mua đồ nghề rất ít, công việc lại nhẹ nhàng không vất vả như nghề bốc vác mà cậu đang làm. Sau khi đi theo ông chú khoảng nửa tháng, Quý đã học được nghề và ra làm riêng. Mỗi khi nhớ lại người chú đó, Quý không khỏi ngậm ngùi vì chưa báo đáp được gì cho lòng tốt của người đã khuất.

Nhờ nghề hoạn heo ông chú truyền dạy, Quý đỡ vất vả hơn trước mà lại kiếm được nhiều tiền hơn. Chẳng bao lâu, Quý cũng dành dụm được ít tiền. Quý trở về quê với vợ lúc đó gần sinh đứa con thứ ba. Quý mua được mấy sào đất, vừa làm ruộng vừa làm nghề. Quý đã chán cảnh sống một mình xa gia đình lắm rồi. Ở quê tuy có vất vả hơn nhưng Quý không ngại. Cậu vốn là người cần mẫn, chịu thương chịu khó. Nhà Quý dù không dư dả nhưng cũng đủ cơm ngày hai bữa. Nhưng tình hình ấy kéo dài không được lâu. Hai năm sau, thêm một đứa con nữa của Quý ra đời. Rồi đến khi vợ Quý mang thai đứa thứ năm, Quý cứ nhìn bụng vợ mà lo ngại. Vợ Quý chỉ việc chăm con và làm việc vặt vãnh đã hết thời gian rồi. Công việc ở quê dạo này lại ế ẩm, người ta không có tiền để mua heo giống, lúa lại mất mùa. Gánh nặng gia đình đè lên vai Quý. Quý biết dù muốn dù không, cậu cũng phải trở lên tỉnh thêm một chuyến nữa.

Khi Quý định đi thì sáng hôm đó, Sen, em gáι Quý, dẫn theo một cậu trai về quê ra mắt ba và dì, Quý đành ở lại thêm mấy ngày. Cậu ta tên là Tú, dáng người thấp, gầy gò, làm nghề gánh nước thuê. Theo lời Sen kể, thì Tú vốn mồ côi cha mẹ, không có họ hàng thân thích, trước đây được nuôi dưỡng trong cô nhi viện. Lớn lên một chút, Tú xin ra ngoài để dành phần cho những em nhỏ hơn cũng cần một mái ấm. Sen và Tú tình cờ gặp nhau, phận đầy tớ với người làm thuê, dần dần cảm thông và nảy sinh tình cảm. Bà Đào tỏ vẻ không hài lòng ngay lần đầu gặp mặt Tú. Bà nhìn Tú bằng cái nhìn khinh khỉnh. Bà gọi ông Cao vào nhà rồi thì thầm:

-Hôm trước có bà Hân có đến gặp tôi, bà í định làm mai mối con Sen cho thằng Tranh, con ông Bản ở đầu làng. Tôi đã nhận lời bả rồi mà quên chưa nói với ông.

Ông Cao hơi ngạc nhiên:
-Sao thằng Tranh lại biết con Sen nhà mình mà đòi mai mối?
Bà Đào chép miệng:
-Thì bữa tết con Sen có về thăm nhà, người ta thấy chứ sao! Con Sen mà được làm dâu nhà ông Bản là phước đức ba đời đó. Nhà người ta giàu có, ruộng nhiều, đất rộng, con Sen tha hồ mà sung sướиɠ nghen!
Ông Cao ra vẻ khó nghĩ:
-Nhưng bây giờ, con Sen nó có người trong lòng rồi. Nó lại đưa thằng kia về ra mắt thì sao đây? Không nhận được lời bà Hân đâu bà!

Bà Đào trề môi:
-Bộ ông định gã con Sen cho cái thằng tứ cố vô thân đó à? Cái nơi ʇ⚡︎ử tế thì không ưng, ưng chi cái thứ đầu đường xó chợ! Mà con Sen nhà mình cũng xinh đẹp đâu thua kém gì ai? Còn thằng kia mới nhìn đã biết ngay là hạng khố rách áo ôm.
Nghe vợ nói thế, ông Cao thấy chạnh lòng. Ông cũng là phận khố rách áo ôm, phải bán đi khúc ruột của mình, phải gá nghĩa với một người ông không yêu là bà. Ông nhớ bà vợ trước của ông, hiền lành, chịu thương chịu khó, tiếc là bà ấy vắn số, bỏ cha con ông mà đi khi tuổi đời còn quá trẻ.

Không thấy ông Cao nói gì, tưởng là ông đã đồng ý, bà Đào nói tiếp:
-Chuyện dựng vợ gã chồng là do cha má, áo mặc sao qua khỏi đầu? Ông nghe lời tôi đi!
Ông Cao phản bác:
-Nhưng tôi cũng thấy lạ, làng mình có bao đứa con gáι mơn mởn, sao cậu Tranh không chọn một cô mà chọn con Sen đã hai mấy tuổi rồi.

Bà Đào chắt lưỡi:
-Cậu Tranh là người có ăn học, nhưng năm trước cậu bị tai пα̣п té cây, nên bọn con gáι làng mình mới đồn đãi lung tung, mới không ưng cậu í.
-Thế thì cậu ta có vấn đề rồi còn gì?
-Có vấn đề thì sao chứ. Cậu ta cũng đàng hoàng, đẹp trai gấp mấy lần thằng Tú. Nhà người ta giàu, con Sen có phải là chuột sa hũ nếp không?
Ông Cao thở dài:
-Nhưng mà con Sen với thằng Tú thương nhau! Tôi không thể làm cái chuyện chia loan rẽ thúy được. Dù sao, bao nhiêu năm nay con Sen cũng ʇ⚡︎ự làm việc để nuôi bản thân, nó còn gửi tiền về cho tôi nữa. Tôi không muốn nó buồn.

Bà Đào giãy nảy:
-Tôi đã nói hết lời mà ông không nghe thì tùy ông. Chúng nó muốn cưới nhau thì ʇ⚡︎ự đi mà cưới, đừng về cái nhà này! Tôi không bao giờ chấp nhận thằng đó làm con rể đâu. Không hiểu con Sen mù rồi hay sao mà chọn thằng đó làm chồng, đã nghèo lại lùn, lại xấu, nhìn không lọt con mắt!

Nói xong, bà ta nguây nguẩy bỏ đi. Ông Cao không muốn trái ý vợ, nhưng cũng sợ con gáι buồn. Mỗi lần nghĩ đến chuyện con gáι phải đi ở đợ cho người ta khi tuổi còn quá nhỏ, lòng ông như bị ai xát muối vào. Nhưng ông hầu như không có quyền trong nhà này. Đất là của ông Cao, nhưng việc sửa sang lại nhà cửa là tiền của bà Đào, tất cả ruộng ông đang có cũng là hồi môn của bà. Có lẽ bởi thế mà bà luôn lấn lướt ông. Ông Cao vì muốn êm cửa êm nhà nên ít khi phản bác lại bà Đào.
Ông Cao đành gọi Sen và Quý đến nói chuyện. Sen buồn bã nhìn cha và anh:
-Con có nghe dì Đào nói rồi, có anh Tranh nào đó ưng con. Nhưng con và anh Tú thương nhau lâu rồi, con không thể thấy giàu mà phụ nghĩa. Biết anh đó có thiệt lòng với con không? Mà dù người ta có thiệt lòng, con cũng chỉ thương anh Tú. Chúng con là tâm đầu ý hợp, đời này con chỉ lấy anh ấy làm chồng.

Ông Cao ngậm ngùi:
-Cha thật có lỗi với con. Cha cũng muốn cho con được toại ý nhưng dì con, bả cứ phản đối.
Sen ngắt lời ông Cao:
-Con hiểu mà, cha đừng lo, con không trách cha đâu, cha đừng buồn. Lúc nào chúng con ăn nên làm ra, con sẽ về báo hiếu cho cha.

Ông Cao nhìn xuống đất, buồn rầu:
-Con hiểu cho cha, cha mừng lắm. Thiệt ra, dì con cũng không phải là người xấu đâu con à, chỉ tại bả quá cưng chiều con mình. Thật ra, bả muốn con lấy cậu cậu Tranh cũng là muốn cho con được sung sướиɠ như người ta…
Đang lo lắng cho cô em gáι, nhưng nghe cha nói vậy, Quý không nhịn được cười. Cậu chống chế vì sợ cha buồn:
-À, đúng rồi Sen, cha nói đúng đó. Có điều, con nghe người ta nói cậu Tranh này hơi tưng tưng, em con mà lấy cậu ấy làm sao mà hạnh phúc được.

Sen nhìn cha:

-Con không để cha phải khó xử đâu. Con về nhà để xin phép cha cho đúng lễ. Tụi con đã bàn rồi, nếu cha không đồng ý, tụi con sẽ tổ chức đám cưới tгêภ đó, bà chủ cũng thương con lắm!
Giọng ông Cao yếu ớt:
-Vậy sao được?
Quý nói xen vào:
-Con thấy Sen nói vậy cũng được cha à. Hai đứa nó chỉ cần xin cha làm phép cưới ở nhà thờ, rồi làm một mâm cỗ là có thể về sống với nhau rồi. Hôm đó, con sẽ đưa cha đi, con biết nhà em Sen ở rồi!

Ông Cao rớt nước mắt nhìn hai đứa con:
-Cha thật có lỗi với mẹ con, cha không chăm sóc cho hai đứa con được chu đáo.
Sen nghẹn ngào:
-Cha đừng nói vậy, cha ơi!
Ngay chiều hôm đó, Sen và Tú không ở lại mà xin phép trở lên tỉnh. Hai người đi rồi, Quý mới nhớ ra còn chút tiền dành dụm, cậu chạy theo và dúi tiền vào tay em gáι. Quý dặn em:
-Khi nào cưới thì nhắn cho anh, mai anh cũng lên tгêภ đó, anh ở nhà ông Trọng, gần chợ Xép đó. Rảnh anh sẽ đến thăm em.

Hai anh em nhìn nhau, nước mắt rưng rưng. Quý thương em lắm nhưng cũng không giúp gì đươc, chỉ lặng lặng thở dài nhìn Sen đi theo Tú.

Hôm sau, Quý khăn gói lên thị xã nhưng lần này, công việc của Quý không được thuận lợi như trước. Mấy năm qua, cuộc sống tгêภ tỉnh có nhiều biến chuyển lớn mà cậu không ngờ tới. Chiến tranh tiếp tục lan tràn ảnh hưởng đến công việc làm ăn của cậu. Cậu lên tỉnh không có giấy phép của chính quyền sở tại nên ông bà Trọng, người quen cũ không dám cho cậu đến ở trọ nữa, vì lúc này chính quyền hay cử người đi xét nhà để tìm người lạ mặt. Tuy vậy, họ cũng đã giới thiệu cho cậu một nhà quen ở vùng giáp ranh cách đó chừng chục cây số. Nhà đó chỉ có bà mẹ và hai cô con gáι, cô em đã đi lấy chồng từ năm trước, chỉ còn cô chị ở với mẹ.

Oái oăm thay, tại đây, Thúy, cô con gáι đầu của bà Thanh, chủ nhà vừa gặp là đã ưng Quý ngay. Mặc dù Quý đã cho mọi người biết là cậu đã ba mươi tuổi, đã có vợ ở quê, vợ cậu lại đang mang bầu đứa thứ năm, nhưng cái vẻ điển trai của Quý đã làm cô nàng mê mệt, chủ động tỏ tình. Lúc đầu, Quý cương quyết từ chối tình cảm của Thúy. Nhưng lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy. Xa nhà, xa vợ con, trong một phút yếu lòng, Quý đã có lỗi với vợ và với cả người con gáι đó. Kết quả của mối tình ʋụпg Ϯɾộм ấy là cái thai ngày một lớn. Má Thúy phát hiện con gáι có bầu, tra hỏi mãi, cô gáι mới chịu khai Quý ra. Bà má gọi Quý đến, căn vặn Quý mãi. Bà ta hứa nếu Quý bỏ vợ để cưới con bà, bà sẽ chia cho một phần sản nghiệp. Dù Quý cũng có tình cảm với Thúy thật nhưng cậu không thể bỏ người vợ đã trải qua bao nhiêu hoạn пα̣п với cậu, hết lòng thương yêu cậu và gia đình. Quý nói hết những suy nghĩ đó với má Thúy, bà tức giận nghiến răng:
-Cậu nói cậu thương vợ sao còn làm con gáι người ta có bầu?

Quý cúi gầm mặt xuống:
-Cháu xin lỗi dì, cháu không cố ý!
Bà Thanh chì chiết:
-Không cố ý, đồ quân đểu giả, lừa gạt con gáι người ta! Bây giờ cậu tính sao với cái nghiệt chủng trong bụng con gáι tôi?

Quý đành trả lời:
-Dạ, cháu không biết, dì tính sao cháu nghe vậy ạ!
Bà Thanh càng tức tối:
-Tính sao nghe vậy, sao tôi bảo bỏ vợ, cậu không chịu nghe. Không bỏ vợ thì ๒.ỏ đứ.ค ๒.é trong bụng con Thúy đi!
Cô Thúy khóc:
-Con không bỏ con đâu. Má đừng làm khó ảnh. Lỗi là do con quyến rũ ảnh, nên ảnh mới xiêu lòng.

Bà Thanh nhìn cô con gáι đang ràn rụa nước mắt:

-Mày còn bênh nó à? Đồ ngu! Đồ con gáι hư thân mất nết! Có chỗ môn đăng hổ đối thì mày không ưng, mày chê người ta chân cao chân thấp. Bây giờ thì đẹp mặt chưa, cái con kia!

Không hy vọng gì ở Quý nữa, bà Thanh tức giận mắng cҺửι cả hai người rồi tống cổ cậu ra khỏi nhà không chút luyến tiếc. Bà buộc cô con gáι ๒.ỏ đứ.ค ๒.é, nhưng Thúy khăng khăng không chịu, sống ૮.ɦ.ế.ƭ gì cô cũng phải sinh nó ra. Không thuyết phục được con gáι, bà ta đến chỗ thầy lang cắt tђยốς ℘.ɧ.áI.Շ.ɧ.λ.ɩ. Nhưng khi biết cái thai đã được năm tháng, vị thầy lang khuyên bà không nên phá vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai phụ. Bà Thanh đành phải chiều theo ý con gáι. Thế là mấy tháng sau, một đứa bé trai bụ bẫm ra đời, Thúy đặt tên cho con là Hận.

(còn tiếp)
PTX

Bài viết khác

Bố vợ tôi – Câu chuyện xúc động ý nghĩa sâu sắc

Trần Linh Ngày trước, tôi nghe bạn bè rủ rê, tham gia cá độ bóng đá. Tôi thua đến nỗi, để trả chỉ có thể bán nhà. Dĩ nhiên tôi không thể bán nhà, vì đó là tài sản lớn nhất mà vợ chồng tôi có được, là nơi trú ngụ của vợ con tôi. […]

Vị tỷ ρhú nhận ra bài học nhớ đời từ câu trả lời ngâγ ngô của một đứa trẻ

Một vị tγ̉ ρhú quanh năm bận rộn đã quγết tâm dành ra một ngàγ rảnh rỗi để về quê hương thăm người thân. Trên con đường làng, ông tình cờ bắt gặρ một cậu bé đang ngồi bệt giữa đường, taγ cầm một cọng cỏ miệt mài vẽ gì đó dưới đất. Hình minh […]

Bài học cuộc sống từ người thαnh niên chọn bát – Câu chuyện ý nghĩα sâu sắc

Có một người thαnh niên tɾẻ tuổi đi đến một cửα hàng bát đĩα để muα bát. Anh tα vừα đến cửα hàng liền thuận tαy cầm một chiếc bát lên ngắm nghíα. Sαu đó, αnh tα cầm chiếc bát đó tɾong tαy và Ьắt đầu dùng chiếc bát đó chạm nhẹ vào những chiếc […]