Ông và cháu 3

Tác giả: Phạm Thị Xuân

PHẦN III

Tối hôm đó, ông Quý không ngủ được. Ông đưa tay sang bên cạnh và chợt nhớ ra con bé cháu đã thôi không ngủ với ông từ mấy năm nay rồi. Nằm vắt tay lên trán, ông suy nghĩ miên man. Những dòng ký ức đưa ông về lại một làng ven biển toàn cát là cát. Ở đây, đa số người dân đều rất nghèo, sống chủ yếu bằng nghề chài lưới và làm ruộng, mà ruộng làm tгêภ đất cát nên chỉ có khoai là nhiều, còn lúa thì không được bao nhiêu. Ông Quý xuất thân từ một trong số những gia đình nông dân nghèo rớt mồng tơi, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Tuổi thơ ông cơ cực, đói nghèo. Cha ông tên là Cao, cha mẹ ông đặt tên ông là Quý, với ước mong sau này con trai họ có cuộc sống phú quý giàu sang.

Năm Quý sáu tuổi, mẹ cậu mất vì sau khi sinh em Nhài, ɱ.á.-ύ cứ chảy không ngừng, không đưa đi nhà thương kịp. Dưới Quý còn có một em gáι, là Sen. Nhớ những ngày đầu khi mẹ mới mất, cha bận đi làm, Quý phải bồng con bé Nhài còn đỏ hỏn đi xin bú nhờ ở mấy nhà có mẹ đang cho con bú, có người cho, có người thì đuổi, gian nan vô cùng. Con bé thường xuyên phải uống nước cơm thay sữa. Thế mà nó vẫn lớn lên khỏe mạnh. Mới bốn tháng, Nhài đã biết lạ quen. Khi Quý nói chuyện với Nhài, dường như nó cũng biết bắt chước làm theo, nó chau mày và cười với Quý, trông rất đáng yêu.

Một hôm, có một bà dáng đẫy đà sang trọng đến nhà Quý. Hỏi ra mới biết là bà Hồng, vợ ông phó lý làng bên. Bà Hồng cứ nhìn bé Nhài chăm chú, gật gù ra vẻ hài lòng lắm. Khi ông Cao về, bà ta chậm rãi nói:

-Hôm nay, tôi qua nhà chú là có chút việc!

Ông Cao nhận ra người đàn bà. Ông hơi ngạc nhiên:
-Thưa bà, là việc gì ạ?
Bà Hồng vô đề ngay:
-Tôi thấy con bé nhỏ nhà anh, tôi quý lắm!
-Dạ, cám ơn bà đã thương! Con bé mới được bốn tháng thôi bà ạ!

Bà Hồng nhìn đứa bé rồi nhìn sang người cha:
-Nghe nói mẹ nó vừa sinh là đã mất phải không?
Ông Cao tròn mắt nhìn người đàn bà:
-Ủa, sao bà biết vậy?
Bà Hồng trả lời bằng một câu hỏi khác:
-Chắc chú nuôi nó cực nhọc lắm phải không?

Cha Quý vẫn chưa hiểu ý định của người đàn bà:
-Dạ, cũng cực nhọc lắm bà ạ. Tôi thì phải đi làm, để nó ở nhà với thằng Quý. Thằng nhỏ mới sáu tuổi mà phải chăm em, bà ạ!
Người đàn bà im lặng như toan tính điều gì đó rồi nói với ông Cao:
-Thôi, thì tôi cũng nói thật như thế này. Con gáι tôi lấy chồng cũng được bốn, năm năm rồi mà chưa có con. Bữa trước nó đi coi thầy, thầy phán về nuôi một đứa con nuôi thì năm sau sẽ sinh được quý ʇ⚡︎ử, mà phải nuôi cho được một bé gáι chưa đầy tuổi.
Ông Cao lờ mờ đoán được ý định của người đàn bà:
-Ý bà là…

Bà Hồng nói thẳng:
-Là để chúng tôi nuôi con bé cho!
Nãy giờ Quý ngồi bên nghe hai người nói chuyện. Đến đây thì cậu không nhịn được nữa. Cậu nhìn thẳng vào mặt người đàn bà, hét lên:
-Bà là ai mà đòi nuôi em tôi? Bà đi đi! Tôi không cho em tôi đâu!
Rồi Quý bế em Nhài chạy ra đằng sau bếp, cứ như bà kia sẽ đưa em đi ngay ra khỏi nhà cậu.
Bà Hồng nhìn theo Quý, chép miệng:
-Tôi đúng là cần một đứa con nuôi cho con tôi. Nhưng thấy gia cảnh nhà chú, tôi cũng thương. Người ta cũng chỉ cho tôi vài chỗ rồi, nhưng con bé này là tôi thích nhất.

Ông Cao nghẹn ngào:
-Nhưng mẹ nó vừa mất…
Người đàn bà cao giọng:
-Thì bởi vậy, mẹ nó đã mất rồi. Chú phải nuôi nấng đàng hoàng cho người khuất mặt an lòng. Thằng bé nhỏ như vậy làm sao mà trông nom em nó. Đây là lúc bình thường, còn lúc trái gió trở trời thì sao. Chú chưa chắc đã chăm sóc được, huống hồ thằng bé!
Sự việc đến quá bất ngờ, ông Cao còn chưa biết phải tính sao thì bà ta nói tiếp:
-Chú suy nghĩ đi cho kỹ đi, con bé ở với chú sướиɠ hay ở với tôi sướиɠ? Điều kiện nhà tôi thế nào chắc chú đã biết rõ. Tôi cũng không để chú thiệt đâu, tôi sẽ bảo người làm đưa qua cho chú ba tạ lúa.

Giọng ông Cao pha đầy nước mắt:
-Tôi bán con tôi à?
Người đàn bà dịu giong:
-Ai nói là chú bán con chú nào! Tôi chỉ nuôi giúp con bé cho chú rảnh tay đi làm mà nuôi hai đứa kia. Tôi chỉ muốn giúp cha con chú một chút lúc khó khăn. Tôi hứa với chú chúng tôi sẽ yêu thương nó như con cháu trong nhà. Nói dại, nếu con tôi không có con, có phải nó thành tiểu thư nhà giàu không? Khối người muốn mà không được, chú còn ρhâп vân cái nỗi gì? Mà dù sau này con tôi có sinh được con, chúng tôi cũng sẽ không bạc đãi nó đâu, chú yên tâm đi!

Ông Cao không đành lòng bán đứa con mà mẹ đã hy sinh cả ๓.ạ.ภ .ﻮ sống để sinh ra nó. Nhưng lời người đàn bà nghe ra cũng có lý. Ông nghèo quá, không thể nuôi nổi ba đứa con hoặc nếu có nuôi được thì chúng cũng phải sống trong cảnh đói nghèo, thua kém con người ta.
Thấy ông Cao thở dài không nói gì, người đàn bà nói thêm:
-Thế nhé! Nhưng tôi cũng nói trước, sau khi tôi xem được ngày tốt đến rước cháu đi thì chú không được thăm nom liên lạc gì nghe không?

Ông Cao van nài:
-Mỗi tháng, tôi xin bà cho tôi gặp cháu, à không, nhìn cháu một lần, nhìn từ xa cũng được, bà ơi!
Bà Hồng nhìn ông Cao với ánh mắt thương hại. Sau một lúc suy nghĩ, bà gật đầu:
-Thôi được, nhưng chỉ nhìn từ xa thôi đó. Chú cũng nên buông đi, để nó biết nó không phải là cháu tôi, lớn lên nó sẽ nghĩ thế nào chứ? Là tôi nghĩ cho cha con chú, tôi mới nói vậy.

Người đàn bà vừa đi khỏi, ông Cao đã khuỵu xuống, nghẹn ngào nói trong nước mắt:
-Tôi bán con tôi rồi! Con ơi, cha xin lỗi con! Mẹ nó ơi, xin tha lỗi cho tôi! Sao mẹ nó ra đi để tôi phải ở trong hoàn cảnh này? Nếu mẹ nó còn sống thì đâu đến nỗi.
Mấy ngày sau, người ta đến đưa em Nhài đi sau khi trút bỏ bộ quần áo rách rưới của nó và mặc cho nó bộ quần áo màu hồng có thêu hoa thật đẹp. Nhài chưa biết gì, chỉ đưa đôi mắt thơ ngây nhìn mọi người. Quý chạy theo em Nhài nhưng ông Cao đã giữ nó lại. Quý đã khóc hết không biết bao nhiêu nước mắt. Con bé Sen thấy anh khóc cũng khóc theo sướt mướt.

Lúc đầu, người đàn bà giữ đúng lời hứa là hàng tháng cho ông Cao được nhìn Nhài từ xa. Con bé được ăn uống đầy đủ lớn nhanh và tròn trĩnh rất đáng yêu. Nhưng khoảng nửa năm sau, gia đình ấy đã dọn đi nơi khác, ông Cao có đến hỏi thăm địa chỉ nhưng người ta không trả lời. Vậy là từ đó gia đình Quý không còn tin tức gì của Nhài nữa. Điều đó luôn canh cάпh trong lòng Quý, Quý luôm cảm thấy có lỗi với em Nhài.

Mấy năm sau, ông Cao lấy vợ khác. Vợ sau của ông Cao là con gáι của một người khá giả, lúc đó đã gần ba mươi, cũng được xem là gáι quá lứa lỡ thì thời bấy giờ. Ông Cao không còn lựa chọn nào hơn. Ông cũng đã quá mệt mỏi với cảnh gà trống nuôi con. Ông muốn tìm một người bầu bạn, đỡ đần ông chăm sóc con cái để ông yên tâm làm việc. Nhưng thật ra, tình cảm mẹ ghẻ con chồng không phải là ấm áp như ông Cao nghĩ như lúc đầu. Sau khi cưới vợ, ông Cao đã đỡ bần hàn, có cơm ăn nhưng hai anh em Quý thì vẫn không thoát cảnh khổ cực. Mẹ kế hầu như hai năm sinh một đứa, bà chỉ chăm chút cho con ruột, hơi đâu mà lo cho con chồng. Mới chín tuổi, em gáι Quý đã phải đi ở đợ cho nhà người ta tгêภ thành phố, còn Quý thì phải làm việc quần quật ngoài đồng như một con trâu. Ấy vậy mà nhiều khi cơm không đủ no, áo không đủ mặc, trời lạnh phải trải rơm nằm chứ làm gì mà có chăn mà đắp. Nhiều khi nhìn những đứa em cùng cha khác mẹ, Quý không khỏi chạnh lòng, nhưng cậu không khóc, nước mắt đã chảy ngược vào trong tιм cậu.

Mười tám tuổi, Quý đã trở thành một chàng trai khỏe mạnh, đẹp trai. Cậu cũng có để ý một cô gáι ở làng bên, cũng chuyện trò bông lơn với nhau khi gặp mặt. Nhưng cha cậu đã nhắm sẵn một cô cùng xóm và nhờ người mai mối. Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy, Quý không phản đối quyết định của cha. Hơn nữa, Quý biết cô ấy là một thiếu nữ khá đẹp người, lại hiền lành lễ phép. Thời đó, ở quê Quý, muốn cưới vợ phải đi ở rể vài năm, nhưng Quý được đặc cách, mới hơn nửa năm đã cưới được vợ. Vợ Quý hơn ông hai tuổi nhưng không sao, cha ông bảo “nhất gáι hơn hai, nhì trai hơn một”. Nhà vợ Quý không giàu có nhưng cũng có chút của ăn của để, lại chỉ có hai cô con gáι nên sau khi cưới, hai vợ chồng Quý cũng có chút của hồi môn. Cậu cũng định bán bớt một số nữ trang để làm vốn mở cho cô vợ một quán bán hàng xén. Nhưng mới cưới được một tháng thì mẹ kế bảo ra ở riêng, chỉ cho chục lon gạo với một rổ khoai lang. Quý đành phải dành tiền ấy để làm một căn nhà tranh nho nhỏ tгêภ mảnh đất mà cha mẹ vợ đã cho. Còn một ít thì để dành phòng khi trái gió trở trời.

(Còn tiếp)

P.T.X
Ảnh : TG

Bài viết khác

Cái tâm của con người, một câu chuyện có thật mà tôi đã nghe được từ giám đốc của tôi

Buổi trưa, tại sân ga của một thành phố lớn, một người phụ nữ tầm ngoài 30 tuổi đang mướt mồ hôi để vác lên vai túi hành lý lỉnh kỉnh của mình. Trên khuôn mặt của người phụ nữ ấy hằn lên sự vất vả, cực nhọc của một người lao động .Chị đang […]

Lựα chọn để tɾở thành chính mình – Câu chuyện chân thực nhân văn sâu sắc

-1- Có lẽ tôi chưα bαo giờ suy nghĩ về sự lựα chọn. Tôi đã sống, đã nhận lấy về mình ɾất nhiều điều, nhiều cái, nhiều thứ mà mình chẳng thích tí nào. Từ lâu, một cách vô thức, tôi lờ mờ nhận ɾα ɾằng với thân ρhận mình đαng mαng và thời thế […]

Cái mặt nạ xe – Câu chuyện tuy ngắn nhưng đầy tính nhân văn và ấm áp tình người

Năm 1991 tui từ Châu Âu về lại VN lần đầu tiên, ở 7 tháng liền để lo việc cho công ty và sẵn thăm nhà luôn, tui có mua 1 cái xe Honda Astré dùng để đi công việc và đi chơi…   Hình minh hoạ. Một hôm nọ tui chở cô bạn gáι […]