Ông và cháu 14

TÌNH ÔNG CHÁU

CHƯƠNG CUỐI

Đã ba mươi ba năm trôi qua kể từ ngày ông Quý quα ᵭờι nhưng hình ảnh ông chưa bao giờ phai nhạt trong lòng bà Thanh An. Gương mặt, giọng nói, dáng đi, cách ngồi ăn uống…, tất cả, bà Thanh An vẫn nhớ như in. Với những người khác, ông Quý là người thế nào không biết nhưng với bà Thanh An, ông là người ông tuyệt vời nhất mà bà may mắn được làm cháu. Ông ngoại bà Thanh An mất khi má bà mới sáu tuổi.

Ba bà Thanh An mất khi bà mới tròn tuổi, bà chỉ biết mặt ba qua tấm ảnh tгêภ bàn thờ. Bà Thanh An không biết đến tình cảm của người cha. Nhưng bà Thanh An đã có ông nội Quý, ông Quý vừa là người cha mà bà hằng mơ ước, vừa là ông nội, ông ngoại, luôn yêu thương, đồng hành bên bà. Công ơn dưỡng dục của ông còn cao hơn trời biển, bà Thanh An luôn khắc ghi trong lòng.

Nhớ những ngày còn bé, Thanh An đã không ít lần xấu hổ về nghề nghiệp của ông nội mình. Dẫu rằng ở tгêภ lớp học, cô giáo vẫn dạy nghề nào cũng quý, miễn là có ích cho xã hội, nhưng Thanh An đã từng ước giá như ông nội đừng làm nghề hoạn heo thì hơn. Khi bạn bè nói cho nhau nghe về nghề nghiệp của ba má chúng, Thanh An thường tìm cách lẩn tránh không nói về nghề nghiệp của ông nội mình. Thanh An không mong ông nội mình là giáo sư, doanh nhân hay là người có vai vế trong xã hội.

Thanh An chỉ mong ông nội làm một nghề nghiệp bình thường như thợ cắt tóc, ông bảo vệ hoặc người nông dân như thời trẻ ông Quý đã từng làm. Bởi thế, khi đi ngoài đường mà gặp ông Quý với những dụng cụ hoạn heo, nghe tiếng ông Quý rao “hoạn heo, ai hoạn heo không”, Thanh An chỉ muốn trốn đi đường khác. Cho đến một hôm, Thanh An còn nhớ lúc đó Thanh An đã mười bốn tuổi, Thanh An gặp và kết bạn với Ngọc Loan trong lớp bồi dưỡng văn.

Ngọc Loan không hề ngần ngại kể cho Thanh An biết ba bạn ấy làm nghề đạp xích lô, mẹ bạn thì làm nghề thu dọn rác ở chợ, những nghề mà lúc đó nhều người còn coi thường. Nhưng Ngọc Loan lại rất ʇ⚡︎ự hào về ba má mình, nhờ công việc đó mà ba má Loan mới có thể nuôi dạy anh em Ngọc Loan thành người. Thanh An chợt thấy xấu hổ với Ngọc Loan về những suy nghĩ nông cạn của mình.

Lần đầu tiên, Thanh An đã kể cho bạn nghe nghề hoạn heo của ông nội mình không chút ngượng ngùng. Thanh An kể cho Loan nghe các công đoạn làm việc của ông nội một cách chi tiết, Ngọc Loan đã thích thú cho rằng nghề của ông nội bạn thật thú vị.

Bây giờ nghĩ lại về thời thơ trẻ đó, bà Thanh An thấy lòng ân hận không nguôi. Bà cảm thấy hổ thẹn, nhưng là nỗi hổ thẹn về bản thân mình. Tiếc rằng, khi bà đã có được cái nhìn chính chắn thì ông nội bà đã lìa bỏ cõi đời. Bà Thanh An đau đớn nhận ra rằng, bà không còn cơ hội để chuộc lỗi với ông nữa và điều ấy đã từng ám ảnh bà trong một thời gian dài. Bà Thanh An biết với tình yêu thương và lòng khoan dung mà ông nội bà đã từng dành cho bà, ông sẽ không trách và nếu bà có gây ra lỗi lầm gì thì ông nội cũng đã tha thứ lâu cho bà lâu rồi.

Nhưng bà Thanh An thì không thể ʇ⚡︎ự tha thứ cho mình được. Bà Thanh An còn nhớ mãi lời ông nội dặn dò ngày bà cầm tấm bằng tốt nghiệp bác sỹ về khoe với ông nội “Cố gắng mà sống cho tốt, như vậy là cháu đã trả hiếu cho nội rồi”. Lúc nào cũng vậy, kể cả khi đau ốm, ông chỉ nghĩ đến cháu mà không hề dành riêng một chút gì cho bản thân mình.

Lời hứa ngày xưa với ông nội là tìm lại cô em họ, bà Thanh An đã không thực hiện được. Mong rằng em ấy, ở một nơi nào đó quanh đây, đang sống thật tốt bên gia đình. Hy vọng là ở tгêภ thiên đường, bây giờ ông nội đã hoàn toàn thanh thản, không còn khắc khoải nỗi lo cho con cháu nữa.

Có thể bà Thanh An không phải là một phụ nữ thành đạt nhưng bà hài lòng với cuộc sống của mình. Bà Thanh An có một gia đình đầm ấm và hạnh phúc, một công việc ổn định và phù hợp. Bà có một người chồng rất mực yêu thương vợ con, con cái bà được học hành đàng hoàng, các cháu bà hiền ngoan, đúng như điều mà ông nội Quý mong ước. Chỉ tiếc rằng, bây giờ ông nội không còn sống tгêภ cõi đời này.

Nhớ về ông, thỉnh thoảng, bà Thanh An lại kể cho các con, và sau này là các cháu, nghe chuyện về ông cố ngoại chúng với thái độ trân trọng, ʇ⚡︎ự hào bởi chính ông là người đầu tiên đã cho bà Thanh An biết thế nào là một tình thương đích thực, một tình thương chỉ có trao tặng, ban phát mà không hề đòi hỏi đền bù, đáp trả./.

Phạm Thị Xuân

Xin cảm ơn mọi người đã theo dòi. Xin chào và hẹn gặp lại

Bài viết khác

Người ᵭàn Ьà thứ hαi, tình cảm là ᵭể chiα sẻ không ρhải ᵭể lợi dụng – Ngẫm ᵭời

Thím Hân xóm Ьên góα Ьụα ᵭã mấy năm, sống Ϯử tế, ᵭược Ьà con lối xóm mến yêu. Nhìn cung cách thím, một gã ᵭàn ông dù chỉ là ngẫu hứng có ý ᵭịnh tɾêu chọc, giễu cợt cũng ρhải từ Ьỏ ngαy lậρ tức. Từ khi chồng mất, thím luôn nhìn người ᵭàn […]

Cách dạy con kỳ lạ – Câu chuyện ý nghĩα sâu sắc cho mỗi giα đình

Cα̣̂u bé vì quά thích cuốn sάch tɾong hiệu sάch nên đα̃ lα̂́y tɾộm vὰ bị ông chủ bᾰ́t giữ. Vα̣̂y mὰ bố cα̣̂u tới lα̣i có một cάch xử sự khiến αi chứng kiến cũng thα̂́y bα̂́t ngờ! Một hôm, một cα̣̂u học sinh 14 tuổi đαng tɾên đường tɾở về nhὰ sαu giờ […]

Ít quαn tâm cho bớt ρhiền – Câu chuyện ý nghĩα sâu sắc trong thời hiện đại cho các bậc làm chα mẹ

Tôi là một người mẹ 57 tuổi đã nghỉ hưu, còn con trαi tôi năm nαy 31 tuổi. Khi tôi Ьắt đầu về hưu cũng là lúc con trαi lậρ giα đình . Đối với vợ chồng tôi, nó luôn là viên ngọc quý được chúng tôi nâng niu chăm bẵm; bởi vậy khi con […]