Nói thì dễ, làm mới khó – Câu chuyện ý nghĩa sâu sắc

NÓI THÌ DỄ, LÀM MỚI KHÓ

Tôi có một người anh trai nhìn từ ngoài vào thì không ai chê được điểm nào, nhưng để sống được với anh ấy mấy chục năm trời, chị dâu tôi chắc cũng chẳng dễ dàng gì.

Gia đình anh ấy có 2 con đủ nếp đủ tẻ. Con trai đã lập gia đình được 3 năm, đang sống ở Hà Nội. Anh đã có một cháu nội, nhưng vợ chồng con trai anh hay cãi vã, thỉnh thoảng chị dâu tôi lại phải xuống để dàn xếp thì mới ổn thoả.

Một lần, bọn chúng cãi nhau to, con trai anh mời cả bố mẹ 2 bên cùng đến nhà nó để họp gia đình. Tình hình có vẻ căng thẳng. Hôm đó tôi đi công tác nên cũng có mặt. Cháu trai mời luôn chú họp cùng. Tôi cũng ngại nên chỉ ngồi nghe.

Sự tình cũng chẳng có gì to tát cả. Cháu trai nói rằng vợ có những thói quen xấu như giầy dép, túi ví, quần áo thay ra vứt bừa bãi, mỗi chỗ một thứ. Chồng góp ý nhiều lần rồi, lần nào cũng khó chịu, rồi vùng vằng, giận dỗi.

Đi làm về có mỗi việc tháo giày ra, để lên cái giá giày thôi mà không biết chồng phải nhắc bao nhiêu lần, vẫn chứng nào tật nấy. Còn bảo để đấy có sao đâu, mai lại đi mà.

Cái cốc uống nước xong cũng không đổ nước thừa đi rồi úp vào khay, mà cứ để luôn ở bàn. Đến lần uống sau lại lấy cái khác. Trên bàn ăn lúc nào cũng có 2-3 cái cốc nước uống dở như vậy.

Nhà vệ sinh thuê người dọn dẹp chỉ được 2-3 hôm lại bẩn thỉu như nhà vệ sinh công cộng. Mỗi lần vào nhà vệ sinh thấy khó thở, buồn nôn. Chồng nhắc nhở, đi vệ sinh, tắm rửa xong em lấy vòi phun nước phun hết một lượt bụi bẩn, xà phòng…, vơ tóc tai đi cho sạch, thì lại khó chịu vùng vằng, tự ái.

Nhà ở chung cư hơn 60 mét vuông, từ phòng khách đến phòng ngủ, chỗ nào cũng bừa bộn. Nhắc nhở nhẹ nhàng mãi rồi, vẫn đâu đóng đấy, không hề thay đổi. Thậm chí càng ngày càng bừa bộn và còn bẩn hơn.

Đến lần này, chồng nhắc nhở thì đá thúng đụng nia rồi nói tục chửi bậy. Còn bế con bỏ nhà đi. Lại còn chặn hết liên lạc của chồng. Chồng không chịu nổi nữa nên mời bố mẹ 2 bên đến để họp gia đình.

Ông bà thông gia sau khi nghe con rể và con gái nói rõ sự tình thì thấy con mình sai quá nên chỉ biết xin lỗi.

Chị dâu tôi thì nói rất ít. Chủ yếu khuyên con trai bớt nóng, bảo ban vợ dần dần để giữ gìn hạnh phúc gia đình.

Còn anh trai tôi thì nói với con dâu những điều vô cùng đúng đắn. Anh nói rằng những yêu cầu của chồng con không có gì là quá cả, ai cũng có thể làm được.

Đi làm về tháo giày ra, rồi cất lên giá giá giày dép cho gọn gàng thì có khó gì đâu!

Uống nước xong, cái vòi nước ngay ở đấy, tráng đi rồi úp lên khay cốc chén cũng đơn giản, có mất nhiều thời gian đâu!

Tắm rửa, đi vệ sinh xong thì phun nước một lượt cho trôi hết bụi bẩn, xà phòng đi; gội đầu xong vơ tóc tai đi nếu không lại tắc cống thì khổ…

Anh còn nói thêm vài điều nữa, mà điều nào cũng đúng cũng hợp tình hợp lí.

Con dâu nghe bố chồng nói thì dạ vâng nhẹ nhàng. Ông bà thông gia cũng gật gù đồng tình. Thế là mọi việc cũng tạm êm xuôi.

Còn chị dâu tôi nghe chồng nói thì có vẻ rất bất ngờ. Tôi thấy thái độ của chị không bình thường. Hình như chị đã kìm chế vì trước mặt thông gia nhưng tôi vẫn nhận ra. Nhưng điều quan trọng nhất là đã hoà giải được mâu thuẫn của đôi vợ chồng trẻ. Mọi người đều yên tâm.

Một thời gian sau!

Chị dâu có qua nhà tôi, gặp vợ tôi có việc gì đó. Hôm ấy chị ở lại ăn cơm với vợ chồng tôi. Có nhiều thời gian nên tôi mới hỏi về thái độ của chị hôm họp gia đình ở Hà Nội. Chị vốn ít nói chuyện về anh trai tôi, nhà lại ở xa gần chục cây số. Mà có chuyện gì thì chị chỉ hay nói với vợ tôi, nên tôi không biết mối quan hệ cụ thể của anh chị nhiều. Gặng hỏi một lúc, chị ngần ngại rồi kể.

Chị nói rằng chồng chị và con dâu không có quan hệ huyết thống mà giống nhau quá. Giống đến mức không ngờ! Đặc biệt là những hạn chế.

Từ việc uống nước xong không cất cốc chén;

Việc cất đôi giày sau khi đi đâu về;

Đến cả việc sử dụng nhà tắm, nhà vệ sinh…

Có hôm chị vừa lau nhà xong, anh đi làm về, không tháo giày, cứ thế đi vào nhà, trong khi chị vẫn cầm cây chổi trên tay, mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Chị bảo em vừa lau nhà xong đấy, còn chưa khô, anh bỏ giày ra đi đôi dép trong nhà vào. Anh bảo, anh còn đi bây giờ mà. Anh tiến vào bếp uống nước, rồi vào nhà vệ sinh. Chị nhìn theo những vết đất cát in trên nền phòng khách, bếp, nhà vệ sinh mà ứa nước mắt.

Nhà anh chị 3 tầng rưỡi nhưng là nhà ống. Phòng khách thì để 2 xe máy, 1 xe đạp điện, 2 giá giày dép. Có giá giày, nhưng đi về không bao giờ anh cất giày dép lên giá. Ngay cửa phòng khách ít nhất phải có 2 đôi giày dép của anh ở đó. Nhắc anh thì anh bảo để đấy có sao đâu, mai anh lại đi mà.

Thôi thì giày dép anh không cất thì chị cất. Cất mãi chán thì chị cũng mặc kệ.

Uống nước xong không cất cốc chén thì chị cất. Cũng không nặng nhọc nên không sao.

Nhưng cái nhà tắm khép kín trong phòng ngủ thì chị không chịu nổi. Lúc nào cũng phải đóng cửa thật chặt. Mỗi lần mở ra, cái mùi khó chịu cứ bay khắp phòng ngủ. Chị nói nhiều, nói mãi, mà anh không thay đổi. Lần nào chị nói anh cũng giận, rồi mặt nặng mày nhẹ đòi về quê, rồi chuyển sang phòng khác…

Mà chị cũng nói nhẹ nhàng, nào là anh cố gắng thế này, thế kia nhé, không thì vi khuẩn nhiều, vừa không sạch sẽ lại vừa bệnh tật. Nhưng anh vẫn không hài lòng.

Chị buồn vì anh không hiểu nỗi vất vả của chị, không quý trọng công sức lao động của chị. Có thể vì anh chưa bao giờ dọn nhà nên không bao giờ hiểu được dọn nhà khổ như thế nào.

Nghe chuyện của chị dâu vợ tôi có vẻ thông cảm và thương chị, nhưng chắc trong lòng cô ấy cũng thấy vui vì tôi – chồng cô ấy không giống với anh trai của mình.

Đúng như anh trai tôi nói với con dâu, những việc làm nhỏ ấy không mất nhiều thời gian, công sức; không khó khăn, nặng nhọc. Chỉ là mình có ý thức một chút thì sẽ tạo thành thói quen tốt. Thói quen trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày ấy tưởng là nhỏ nhưng lại rất quan trọng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc vun đắp hạnh phúc gia đình. Vì nó là thói quen hằng ngày, diễn ra hằng ngày và hằng ngày con người phải đối mặt với nó.

Giá như anh trai tôi làm được như những điều đã nói với con dâu thì tốt biết bao. Quả là nói với làm – hai chuyện hoàn toàn khác nhau trong một con người là có thật!

Thói quen tốt tạo ra niềm vui, niềm vui sẽ tạo nên hạnh phúc.

Thói quen xấu sẽ tạo nên sự khó chịu, dần dần thành ức chế, rồi thành bức xúc sẽ mài mòn dần dần niềm vui, dần dần phá hủy hạnh phúc, làm tan vỡ gia đình.

Qua câu chuyện này, mong anh trai tôi, cháu dâu tôi và những người còn có những hạn chế nho nhỏ ấy hãy thay đổi, khiến người thân của mình đỡ vất vả và khó chịu hơn. Như vậy chắc chắn cuộc sống sẽ nhẹ nhàng và hạnh phúc hơn!

Sưu tầm

Bài viết khác

Chỉ khi nằm viện, tôi mới biết được đứα con nào là thật lòng thương mẹ – Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Dù có thể hiện rα hαy không thì bất kỳ bố mẹ nào cũng có xu hướng dành tình tҺươпg, sự quαn tâm cho một đứα con nhiều hơn so với những đứα còn lại. Tôi cũng vậy. Nếu không có lần nằm viện vừα rồi thì tôi sẽ không nhận rα được trong mấy […]

Cui 1 1
Người xưa dạy đáng suy ngẫm: vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày

Cho vaγ gạo là tích ρhúc cho mình, là cứu đói người.Tuγ nhiên củi có khắρ nơi, chỉ cần mình nỗ lực có thể kiếm củi dược .Thế nên người xưa sẽ chọn cứu nghèo, không cứu người lười. 1. Vaγ gạo không vaγ củi, mượn áo không mượn giàγ Vaγ gạo là vì ‘có […]

Lời kể của con dể – Câu chuyện xúc động ý nghĩa sâu sắc

Tôi năm nay 64 tuổi, cả tuổi trẻ mải mê kiếm tiền, những tưởng về già có được cuộc sống an yên, nào ngờ mọi chuyện không thực sự như ý. Cách đây 8 năm, vợ tôi không may qua đời, tôi đau khổ, chỉ muốn theo bà ấy. Nhưng nghĩ đến cô con gái […]