Những “ký ức vụn” và hình ảnh quý về nền giáo dục miền Nam trước 1975

Những "ký ức vụn" và hình ảnh quý về nền giáo dục miền Nam trước 1975 _ Xưa

Thế hệ những người sinh vào thập niên 1940 tại miền Nam nay còn không ít, cũng không nhiều. Số người không còn phần vì tuổi tác, bệnh tật, phần vì đã trải qua nhiều thăng trầm dâu bể của những năm trước và sau 1975: chiến trận, tù đày, những cuộc vượt biển…, số người còn trụ lại kẻ thì sống tha hương trên xứ người, người ở lại Việt Nam thì phần đông cũng lang thang bên lề cuộc sống, tuổi tác chất chồng, sống bằng ký ức hơn là những dự phóng tương lai.

тrong тay ĸнông còn вao nнιêυ тư lιệυ cнínн тнức về мộт тнờι ĸỳ gιáo dục đã тrảι qυa năм ѕáυ мươι năм, cнỉ còn мộт мở ĸý ức ѕóт lạι тrong đầυ, нy vọng rằng nнững вạn đọc là cнứng nнân của тнờι ĸỳ này ѕẵn lòng вổ ĸнυyếт, đínн cнínн cнo nнững ѕaι ѕóт của мộт вộ nнớ đã тrảι qυa nнιềυ тнử тнácн của тнờι gιan và тнờι cυộc. вởι vậy мà мấy вàι vιếт này có тên là “ĸý ức vụn”, ĸнông мang ý ngнĩa мộт вιên ĸнảo, мà cнỉ nнằм gιúp ngườι đọc có cнúт ý nιệм тổng qυáт về мộт nền нọc đã мaι мộт тừ нơn nửa тнế ĸỷ đã qυa.

Học viện Quốc gia Hành chánh được xây mới năm 1962

I. CHUYỆN HỌC

Sơ lược việc học trước thời Đệ Nhất Cộng Hoà

Những năm trước năm 1954, không thấy có chương trình giáo dục mầm non dành cho lứa tuổi dưới 6. Thường một đứa bé đến 6 tuổi, thậm chí 7-8 tuổi hay hơn nữa, mới được cha mẹ cho đi học lớp đầu đời là lớp năm, bậc tiểu học. Trước thời Đệ nhất Cộng hòa, hệ thống giáo dục tại Việt Nam cũng có ba bậc học chính là Tiểu học, Trung học và Đại học, song ở hai bậc học đầu, mỗi bậc lại chia thành hai cấp. Ở bậc Tiểu học, lớp khởi đầu là lớp Năm hay lớp Đồng ấu (Cours Enfantin), kế đến là lớp Tư hay lớp Dự bị (Cours Préparatoire), lớp Ba hay lớp Sơ đẳng (Cours Elémentaire). Cả ba lớp này thuộc cấp Sơ học, học xong, học sinh thi lấy bằng Sơ học Yếu lược (Primaire Elémentaire).

Sau cấp Sơ học là cấp Tiểu học gồm ba lớp: lớp Nhì một năm (Cours Moyen de lère Année), lớp Nhì hai năm (Cours Moyen de 2è Année), và lớp Nhất (Cours Supérieur). Xong lớp Nhất, học sinh thi lấy bằng Tiểu học (Certificat D’Etude Primaire Complémentaire Indochinois, viết tắt là C.E.P.C.I), ai thi đỗ mới được học lên bậc Trung học. Thời đó, có bằng CEPCI đã đủ tự hào với làng trên xóm dưới rồi, “trâm” tiếng Tây với Tây đủ để trẻ em trong làng khiếp sợ. Thời kỳ trước Đệ nhất Cộng hòa, học sinh đỗ Tiểu học xong không vào ngay lớp Đệ nhất niên mà còn phải trải qua một lớp trung gian là lớp Tiếp liên (Cours Certifié), hết năm này mới vào lớp Đệ nhất niên của bậc Trung học. Thời Pháp thuộc, bậc học này cũng chia làm hai cấp: Cao đẳng Tiểu học và Trung học. Bốn năm Cao đẳng Tiểu học gồm các lớp. Đệ nhất niên, Đệ nhị niên, Đệ tam niên và Đệ tứ niên. Học xong bậc này, học sinh thi lấy bằng Thành Chung (Diplôme d’Étude Primaire Supérieur Franco-Indigène), người Việt bình dân lúc bấy giờ vẫn quen gọi là “bằng Đít-lôm”.

Sau bằng Thành chung, học sinh học lên bậc Tú tài. Kể từ cuối thập niên 1920, chương trình thi bậc Tú tài đã được Nha Học chính Đông Pháp quy định, gồm hai kỳ thi cách nhau một năm, kỳ thi lấy bằng Tú tài I hay Tú tài bán phần (Baccalauréat Première Partie) và kỳ thi Tú tài II hay Tú tài toàn phần (Baccalauréat Deuxième Partie, gọi tắt là BAC). Người dự thi Tú tài toàn phần bắt buộc phải có bằng Tú tài bán phần.

𝙲𝚑ươ𝚗𝚐 𝚝𝚛ì𝚗𝚑 𝚃𝚒ể𝚞 𝚑ọ𝚌 𝚝𝚑ờ𝚒 Đệ 𝚗𝚑ấ𝚝 𝙲ộ𝚗𝚐 𝚑ò𝚊 𝚔𝚑ô𝚗𝚐 𝚌ò𝚗 𝚔é𝚘 𝚍à𝚒 𝚜á𝚞 𝚗ă𝚖 𝚗𝚑ư 𝚝𝚛ướ𝚌 đó, 𝚟ẫ𝚗 𝚕à 𝚌á𝚌 𝚕ớ𝚙 𝙽ă𝚖, 𝚃ư, 𝙱𝚊, 𝙽𝚑ì, 𝙽𝚑ấ𝚝, 𝚜𝚘𝚗𝚐 𝚔𝚑ô𝚗𝚐 𝚌ò𝚗 𝚔ỳ 𝚝𝚑𝚒 𝚂ơ 𝚑ọ𝚌 𝚈ế𝚞 𝚕ượ𝚌 𝚟à 𝚔𝚑ô𝚗𝚐 𝚌ò𝚗 𝚑ì𝚗𝚑 𝚝𝚑ứ𝚌 𝚕ớ𝚙 𝙽𝚑ì 𝚖ộ𝚝 𝚗ă𝚖 𝚟à 𝚕ớ𝚙 𝙽𝚑ì 𝚑𝚊𝚒 𝚗ă𝚖 𝚗ữ𝚊. 𝚂𝚊𝚞 𝚔𝚑𝚒 𝚑ọ𝚌 𝚡𝚘𝚗𝚐 𝚌𝚑ươ𝚗𝚐 𝚝𝚛ì𝚗𝚑 𝚕ớ𝚙 𝚗𝚑ấ𝚝, 𝚑ọ𝚌 𝚜𝚒𝚗𝚑 𝚝𝚑𝚊𝚖 𝚍ự 𝚔ỳ 𝚝𝚑𝚒 𝚃𝚒ể𝚞 𝚑ọ𝚌.

Vào đầu thập niên 1950, khi vào lớp Tư, học sinh đã bắt đầu được dạy tiếng Pháp, chương trình thi các năm 1954-1955 còn có bài ám tả tiếng Pháp (sau này là chính tả, dictée française), song chỉ có tính nhiệm ý, không bắt buộc. Thời Đệ nhất Cộng hòa, các lớp từ Đệ nhất niên đến Đệ tứ niên được đổi tên lần lượt thành các lớp Đệ thất, Đệ lục, Đệ ngũ và Đệ tứ; bậc Cao đẳng Tiểu học được đổi thành bậc Trung học Đệ nhất cấp. Tại bậc học này, học sinh lớp Đệ thất được dạy sinh ngữ hai là Anh ngữ.

Như vậy, gần như không có một sự chọn lựa nào từ phía người học, do Pháp ngữ được học từ bậc Tiểu học và Anh ngữ được học từ bậc Trung học nên mặc nhiên trong học và thi, Pháp ngữ là sinh ngữ 1 (điểm thi có hệ số 3), Anh ngữ là sinh ngữ 2 (điểm thi có hệ số 2). Sau khi học xong lớp Đệ tứ, học sinh thi lấy bằng Trung học Đệ nhất cấp thay cho bằng Thành chung. Bậc Tú tài thời Đệ nhất Cộng hòa được gọi là Trung học Đệ nhị cấp, gồm ba lớp. Đệ tam, Đệ nhị và Đệ nhất.Bước vào lớp Đệ tam, học sinh chọn một trong 4 ban

• Ban A – Các môn học chủ yếu là Lý Hóa – Vạn vật (nay là Sinh vật), các môn khác là môn phụ• Ban B – Các môn học chủ yếu là Toán – Lý – Hóa• Ban C – Còn gọi là Ban Văn chương – Sinh ngữ, các môn học chủ yếu là Văn-Triết học (riêng cho lớp Đệ nhất); Sử Địa-Anh Pháp• Ban D – Còn gọi là ban Cổ ngữ, các môn học chủ yếu là Văn – Hán ngữ hay La tinh ngữ.Về trường học, thời Đệ nhất Cộng hòa, số trường tư chiếm tỉ số áp đảo.

Thường mỗi tỉnh có một trường trung học công lập chính nằm ở tỉnh lỵ, ví dụ ở Gia Định có trường Hồ Ngọc Cẩn, ở Định Tường có trưởng Nguyễn Đình Chiểu, ở Cần Thơ có trường Phan Thanh Giản, ở Bình Định-Qui Nhơn có trường Cường Để… Các trường này dạy đến hết bậc Trung học Đệ nhị cấp. Ở mỗi quận trong các tỉnh lớn, có một trường Tiểu học công lập và/hoặc trường Trung học Đệ nhất cấp.

Bài viết khác

Anh cám ơn em – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Hôm nay đi vào 1 quán cơm bình dân ở gần 1 bệnh viện , gọi 1 suất cơm với đầy đủ những gì được gọi là “sang nhất”. Ngồi xuống bàn ăn, nhìn đĩa cơm đầy ụ và nghĩ ăn sao cho hết. Một cậu bé cũng bưng 1 đĩa cơm xuống ngồi cùng, […]

Vị khách thứ 100 – Xúc động câu chuyện nhân văn sâu sắc đẫm tình người

Vào một buổi tɾưα mùα đông ɾét mướt, khi thời giαn cαo điểm buổi tɾưα vừα kết thúc tại một quán ăn đông đúc, ông chủ đαng định nghỉ tαy đọc tờ báo thì bỗng có khách bước vào. Đó là một cụ bà dắt theo một đứα tɾẻ. Hình minh hoạ   Cụ bà […]

Có vài tỷ tiết kiệm nhưng tôi vẫn mong muốn mình sớm rα đi – Câu chuyện buồn về chữ ” Hiếu “

“Tôi tên là Cαo, năm nαy đã 80 tuổi, tôi là một người quê, điều kiện giα đình không tốt như nhiều người khác. Dù vậy, tôi cũng chẳng bận tâm mấy, tôi quyết tâm làm việc, mong cải thiện cuộc sống củα mình. Chính vì vậy, dù làm việc gì tôi cũng luôn dành […]