Một thế hệ sắp và dần biến mất

MỘT THẾ HỆ SẮP VÀ ĐÃ DẦN DẦN BIẾN MẤT!

“Một hôm, cậu con trai hỏi bố của mình:

“Bố ơi, con không hiểu ngày xưa bố và mọi người sống như thế nào khi không có Internet. không có máy tính, không có tivi, không có điều hòa, không có điện thoại di động? “

Người bố trả lời:

“Thì cũng giống như thế hệ ngày nay thôi con: sống mà không biết đến xã hội bên ngoài, không có lòng trắc ẩn, không có danh dự, không có sự tôn trọng, không biết xấu hổ, không khiêm tốn và không thích đọc sách…”.

“Thế hệ bố, và thế hệ trước, sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1945-1985 thật là may mắn, khi:

– Ai cũng không ngại đi học một mình từ sau ngày đầu tiên đến trường.

– Sau giờ học, ai cũng được chơi đến tận tối mịt.

– Không ai ôm tivi, điện thoại, iPad từ giờ này qua giờ khác. Và ai cũng có những người bạn thực sự chứ không phải với những người bạn từ Internet.

– Nếu như khát, bọn bố uống luôn nước ở bất cứ đâu được cho là sạch, chứ không phải nước đóng chai.

– Bọn bố ít bị ốm, dù rằng hay ăn chung uống chung, như 4 đứa cùng uống chung 1 gáo nước. Nếu có ốm thì ông bà chữa bệnh cho bằng các loại thuốc rẻ tiền từ thầy lang hoặc trong nước sản xuất, hay là bằng các bài thuốc dân gian.

– Bọn bố không bị béo phì, dù rằng ngày nào cũng chén căng cơm, rau và bất cứ thứ gì có thể ăn được…

– Bọn bố chơi bằng các đồ chơi tự làm lấy như đất sét, lá cây, que củi thậm chí là mảnh vỏ chai… và chia sẻ đồ chơi, sách truyện với nhau.

– Ngày xưa, các gia đình hầu hết là không giàu có. Nhưng các ông bố bà mẹ đã tặng cho con cái tình yêu của mình, dạy cho con biết trân trọng những giá trị tinh thần chứ không phải là vật chất, dạy cho con biết thế nào là giá trị thực sự của con người : Sự trung thực, Lòng trung thành, Sự tôn trọng và Tình yêu lao động.

– Ngày xưa bọn bố đã có thể tự chăm sóc bản thân mình từ bé, không ỷ lại ông bà hay người lớn, 10 tuổi đã biết làm hết những công việc trong nhà để đỡ đần ông bà và những người lớn, thậm chí nấu cơm, giặt đồ, chăn trâu, cắt cỏ, lấy rau ngoài đồng về cho lợn ăn…

– Ngày xưa, bọn bố chưa bao giờ có điện thoại di động, đầu DVD, trò chơi điện tử Play Station, máy tính, không biết thế nào là Internet, chat…

Nhưng bọn bố có những người bạn thực sự, là khi:

– Thường đến chơi nhà nhau mà chả cần phải có lời mời, đến nhà ai gặp gì ăn nấy.

– Ký ức của thế hệ ngày đó chỉ là những tấm ảnh đen trắng, nhưng đầy ánh sáng và rực rỡ, ai cũng trân trọng lật mở cuốn album gia đình với sự thích thú, tôn kính, trong cuốn album đó luôn lưu giữ chân dung của ông bà cụ kỵ các con…

– Thế hệ bố không bao giờ ném sách vào thùng rác, mà đứng chôn chân trong hàng để mua sách, rồi sau đó đọc chúng suốt ngày đêm.

– Bọn bố không bao giờ đưa cuộc sống riêng tư của thiên hạ ra để đàm tiếu, cũng như biết giữ bí mật cuộc sống của gia đình mình, không phải như những gì bây giờ đang xảy trên Facebook và Instagram….

– Thế hệ bố, có lẽ, là thế hệ cuối cùng mà con cái biết nghe lời cha mẹ.

– Thế hệ bố, có lẽ, là thế hệ đầu tiên biết lắng nghe con cái.

– Thế hệ bố là như thế đó, là “phiên bản giới hạn”, vậy nên các con hãy biết tận hưởng những ngày bên bố mẹ, hãy biết học hỏi và trân quý… Hãy tranh thủ thời gian quý giá thay vì smart phone, ipad, máy tính… để có thời gian chất lượng bên cha mẹ…Trước khi thế hệ này biến mất, nhé con.

YÊU CÁC CON VÔ ĐIỀU KIỆN

Bài viết khác

Sự khoαn dung – Câu chuyện đầy ý nghĩα nhân văn sâu sắc và mαng tính giáo dục cαo

Vào buổi tối, trong một nhà hàng thức ăn nhαnh nhỏ, có bα thực khách: một ông già, một chàng trαi trẻ và tôi…     Có lẽ vì không có nhiều thực khách, ánh sáng trong nhà hàng không được bật hoàn toàn, nên trông hơi mờ. Tôi ngồi một góc cạnh cửα sổ […]

Hαi người đàn bà – Câu chuyện xúc ᵭộng đến nghẹn lòng đầy ý nghĩα sâu sắc

Mợ bảo cuối tuần này giỗ cậu, con thu xếρ về thắρ cho cậu nén hương nhé… Gọi là cậu mợ nhưng thực ɾα lại là αnh tɾαi và chị dâu củα đẻ tôi. Đẻ kể lại ɾằng ngày tôi chào đời, cậu tɾồng bên hông nhà một cây mít nα, cậu bảo bà ngoại […]

Gặρ nhαu trên đời này có ρhải là những mối nhân duyên từ kiếρ trước – Cảm động câu chuyện về Anh Xích lô

Nhà bα mẹ tôi ở gần chợ lớn Qui Nhơn cũ, tôi buôn bán ở chợ nên đi bộ rα chợ rất gần. Năm1998 tôi không còn ở nhà bα mẹ mình nữα, mà chuyển đến ở khu mới ở đầm Đống đα xα khu chợ mà tôi buôn bán mỗi ngày. Từ trước đó […]