Mong manh kiếp người 3
Nguyễn Minh Minh
Sen ôm mặt khóc một hồi. Nỗi oan ức này bao giờ mới rửa được đây.
Đầu cô ong ong lời cay nghiệt của mẹ mình; con gáι hủ hóa với cha đẻ. Cô như nhìn thấy ánh mắt dè bỉu, khinh miệt của dân làng khi cô đi qua.
Cô xuống nhà con Hằng, bạn thân của mình mà khóc. Mặc cho bạn gặng hỏi nhất định cô không hé răng lý do tại sao lại khóc đến sưng bộng cả mắt lên thế. Cô bảo bạn: mày cho tao ngủ lại nhà mày đêm nay nhé.
Hằng ôm bạn vỗ về. Ừ.ở đây đi. Chồng tao có nhà đâu. Có gì uất ức thì kể ra cho nhẹ lòng đi. Rồi tìm cách giải quyết. Chứ cứ ôm trong lòng thế u uất mà ૮.ɦ.ế.ƭ à.
Nhưng cô chỉ lắc đầu không nói. Nửa đêm trằn trọc không ngủ được, Sen chào bạn rồi về nhà. Bố mẹ cô đã ngủ từ lâu. Cô len lén vào phòng nhặt nhạnh vài bộ quần áo, viết mấy dòng nguệch ngoạc để lại rồi khe khẽ lách cửa đi ra. Cô nhằm nhà mụ Diễm mà đi.
Ngay lập tức mụ Diễm chở cô tгêภ chiếc xe cup xanh lá già rời quê trong đêm. Mụ chở Sen lên Hà nội, vào một Ьệпh viện lớn nhờ bác sĩ quen bóc lớp chàm tгêภ mặt Sen. Hơn một tuần sau, vết thương ăn da non. Mụ dẫn Sen ra bờ hồ, chụp cho Sen mấy kiểu ảnh, mua cho cô dăm bộ quần áo rồi bắt xe khách ra Quảng ninh. Từ đây hai người lại lên một chiếc xe máy luồn lách qua rừng tới biên giới. Trong những ngày nằm dưỡng thương, Sen cũng có đôi lúc hối hận vì bỏ nhà ra đi thì rồi đây thày u cô sẽ sống như nào? Ai chăm sóc. U cô thì còn ʇ⚡︎ự lo cho mình chứ thầy cô Ьệпh tật thế biết sống ૮.ɦ.ế.ƭ ta sao.
Như mụ Diễm như đọc được suy nghĩ của Sen. Mụ bảo với Sen: cô đã tìm cho cháu một người chồng trẻ khỏe, ở gần biên giới. Sau này nếu cháu sinh cho họ một đứa con thì họ sẽ cho về thăm quê. Giống như con Mì cháu gáι cô đây này.
Rồi mụ kể về cuộc sống đầy đủ, nhàn nhã của con gáι mình, cháu gáι mình khi lấy chồng TQ. Mụ bảo: ở bên ấy người ta cấm đẻ hai con, nên nhà nào cũng chọn đẻ con trai. Vậy nên tỉ lệ trai gáι chênh lệch. Trai nhiều, gáι ít. Con gáι có giá lắm. Muốn cưới được vợ. Nhà trai phải có ít nhất sính lễ hàng chục ngàn tệ. Rồi gà lợn, trâu bò phải vài con. Mà cũng không có vợ để lấy.Nên họ sẵn sàng bỏ ra từ năm đến mười ngàn tệ mua một cô gáι Việt về làm vợ. Cô sẽ mang số tiền sính lễ này về cho mẹ cháu. Cô chỉ lấy tiền công và tiền phẫu thuật cho cháu thôi.
Sen suy đi tính lại thấy lời mụ nói quả thật là hợp lý hợp tình. Với số tiền mà mụ hứa mang về cho bố mẹ cô tương đương là một cây vàng thì bố mẹ cô cũng có chút vốn dưỡng già. Coi như đó là tiền báo hiếu của cô với cha mẹ.Thế chả hơn cô ở nhà chịu đựng ráy rỉa, mạt xát của mẹ suốt ngày. Mà làm nông nghiệp thì đến mảy vàng như nào cũng khó chứ nói gì đến một chỉ vàng.
Nhờ chồng mụ là cάп bộ hải quan của TQ nên mụ đường hoàng dẫn cô sang nước bạn rồi lên một chiếc xe con chở đến nhà đứa cháu của mụ. Cô gáι ấy kém Sen năm tuổi, được cô ruột đưa sang rồi gả chồng cho đã hai năm. Họ có một đứa con trai, dạo tết năm ngoái,hai vợ chồng đã dắt nhau về quê tổ chức cưới hỏi khá rầm rộ. Nhà cô cháu này khá giàu có. Vườn đồi bạt ngàn. Và anh chồng khá điển trai.
Ở nhà cháu gáι chơi một ngày thì Chồng sắp cưới của Sen tới. Trước mặt Sen. Anh ta đưa cho mụ Diễm một cọc tiền khá lớn. Lúc đó Sen chả biết là bao nhiêu. Nhưng sau này khi thông thạo tiếng QĐ thì Sen biết số tiền đó tương đương năm cây vàng. Cô ngẩn người khi nghĩ đến số tiền mụ Diễm hứa mang về cho bố mẹ mình chỉ là một phần năm số tiền mụ nhận được.
Nhưng Sen còn uất hận hơn khi sau này khi cô được về thăm nhà, ấy là mụ Diễm đã nuốt trọn số tiền ấy. Mụ ta chỉ mang về cho thày u Sen vài bộ quần áo và mấy bức ảnh chụp Sen ở bờ hồ, mấy bức ảnh chụp Sen với chồng khi đang vái tổ nhận dâu.
Mụ bảo nhà chồng Sen còn nghèo. Sau này khấm khá rồi Sen sẽ về báo đáp sau.