Mối hận máu chương 2

Ông Thăng bỏ đi rồi, bốn anh em còn ngồi lại. Thạch không biết phải nói gì với các em vì anh hiểu, họ cũng hoàn toàn bất ngờ với sự ρhâп chia tài sản của cha mình.

Họ ngồi như thế rất lâu, mỗi người đeo đuổi một suy nghĩ nên không ai lên tiếng. Sau một lúc, thấy không khí nặng nề quá, Giàu nói :

— Phú lấy bình trà mới pha bình khác quạu quạu uống chơi mậy. (quay sang qua Thạch) bình tĩnh anh Ba, để rồi anh em mình tính cách coi.

Vẫn im lặng cho đến khi Phú mang bình trà ra, Sang rót cho mỗi người một ly rồi ngồi xuống nhìn Giàu:

— Anh Tư tính đi, anh quyết định sao tui ví thằng Phú cũng bằng lòng, phải làm cách nào cho anh Ba không thiệt thòi để anh em còn nhìn mặt nhau nữa.

Giàu trầm ngâm một hồi rồi quyết liệt:

— Tao tính vầy hai đứa bây nghĩ sao? Cha chia mỗi đứa 40 mẫu, sau khi nhận đất xong mỗi đứa trả lại anh Ba 20 mẫu, vậy là anh Ba cũng đủ 60 mẫu như ý của ông nội. Anh Ba thông cảm cho cha, chắc do nhất thời nông nỗi nên ông ra quyết định như vậy. Anh em mình trước sau vẫn như bát nước đầy đừng để người ngoài chen vào gièm pha. Tao có ý vậy hai thằng bây tính sao Sang, Phú?

Phú đáp rắn rỏi:

— Thì như anh Năm nói, anh Tư quyết định sao tụi tui cũng nghe theo.

Giàu cười hài lòng rồi nói với Thạch:

— Tui tính vậy được không anh Ba?

Thạch nhìn ba đứa em một mẹ khác cha của mình, trước ngày hôm nay, anh không hề ρhâп biệt đối xử với bất kỳ đứa nào lại càng chưa từng để ý đến мάu chảy trong người là họ Trần hay họ Phan. Anh tҺươпg các em mình, luôn gồng gánh bảo bọc chúng và cũng được chúng đáp lại bằng tình tҺươпg của những đứa em đối với anh cả. Anh biết họ cũng khó xử khi cha mình đối với anh như vậy nhưng phận làm con không dám trả treo chống đối. Nhưng anh sẽ không nhận đất từ tay các em, anh không làm một việc khuất lấp như vậy, anh muốn tự tay ông Thăng phải trao trả phần thuộc về anh , anh muốn danh chính ngôn thuận lấy lại những gì thuôc về mình để yên lòng cha và ông nội. Anh phải Ьắt ông Thăng đứng trước bàn thờ nội mà tạ lỗi cho hành vi trái khoáy của mình.

Nhìn các em đang hồi hộp chờ nghe anh, lòng Thạch bỗng chùng xuống, anh khg nỡ nói những câu làm ba người buồn nên hoãn binh:

— Tụi bây nghĩ đến anh là anh đã vui lắm rồi, tao không so đo chi với em của mình nhưng thôi, đây là chuyện khác, chờ chị Hai về rồi tính. Mình tới 5 chị em lận mà. Tụi bây yên tâm, anh Ba trước sao sau vậy, cũng một bụng một dạ với em của mình.

Phú ngắt lời :

— Chị Hai về thì lớn chuyện nữa.

Giàu tỏ ra hiểu biết hơn :

— Cũng phải, dẫu sao cũng chờ chị Hai về
.

Chị Hai Cổ về, nhưng chị không về một mình. Cùng đi với chị có bác Hai Minh con của ông Hai anh ông nội. Nội thứ ba, ông Hai vẫn còn sống nhưng sức yếu không thể đi xa và ngồi lâu. Có bà Tư, ông Năm , ông Sáu tổng cộng 4 người với chị nữa là 5.
Ông Thăng đón phái đoàn với vẻ mặt lo lắng, hσảпg hốϮ. Biết chắc các vị bô lão đến đây là do chuyện đất đai nên ông cố ra vẻ bình tĩnh nhưng khi rót ly trà mời khách tay ông cũng run lên , mọi người nhìn thái độ của ông mà bật cười. Bác Hai Minh lên tiếng trước :

— Chuyện gì mà chú mầy mất tự nhiên vậy? Các cô chú đến đây để hỏi thăm chú chút chuyện thôi mà.

Gia tộc họ Trần ai cũng biết, ông Năm là người thâm trầm sâu sắc, ông là sợi dây ràng buộc tất cả anh em con cháu lại với nhau, bất kể ai có khó khăn gì về đời sống cần tư vấn hay giúp đỡ ông đều sẵn lòng nên trong gia tộc ai cũng kính nể. Trái ngược với tính thâm trầm của Năm, ông Sáu thì bộc trực, пóпg nảy, thời trẻ đã vậy đến già cũng không thay đổi nên những tay trưởng ấp, cai ấp rất sợ ông, đối với ông , chức tước quyền hạn không là cái khỉ khô gì.

Ông Thăng sợ ông Sáu hơn ông Năm vì ông có thể ra tay bất cứ lúc nào nếu không cẩn thận lời ăn tiếng nói.

Thạch kêu vợ và các em dâu chuẩn bị bữa cơm cho các cô chú.

Mọi người từ bàn khách được chị Hai Cổ mời vào ghế giữa trước bàn thờ. Sau khi mọi người đã ngồi vào bàn, chị Hai Cổ, Thạch, Giàu, Sang, Phú Ьắt ghế ngồi sít ra bên ngoài bàn dài một chút.

Rót nước cho các Ông bà xong, chị Hai bước ra trình bày:

— Hôm nay con mời bà Tư, ông Năm, ông Sáu và bác Hai về đây là muốn nhờ ông bà giải quyết giùm về việc chia đất đai ruộng vườn của nhà con. Trước khi ông nội con mất đã kêu má con, dượng và thằng Thạch vô trối là tài sản chia làm 6, thằng Thạch 3 phần, Giàu Sang Phú mỗi đứa 1 phần còn căn nhà giao Thạch để nó thờ cúng ông bà và cha con. Nhưng mấy năm trôi qua lời căn dặn của ông vẫn không được thực hiện cho đến khi má con quα ᵭờι mới 100 ngày dượng đã chia, mà chia cũng lạ lắm, nhà giao Thạch và dượng ở chung với vợ chồng nó, đất chia làm 3 , ba đứa con của dượng mỗi người một phần, mỗi năm đứa đóng cho Thạch 100 giạ lúa hương quả. Con thấy vụ nầy cũng ngộ nên cả gan mời các ông bà tới để lấy công bằng lại cho em con. Dù gì cha và ông nội con đã cực khổ cả đời tạo ra đất điền nay bị ông dượng tước đoạt hết coi sao được?

Chị phẫn üất nói một tăng rồi im lặng nhìn khuôn mặt xám ngoét của cha dượng mà đắc ý. Các vị bô lão lắng nghe xong, không gian yên ắng một chút rồi nghe giọng sang sảng của ông Sáu cất lên :

— Chú Thăng nghĩ sao mà chia như vậy có thể giải thích cho tụi tui nghe coi hợp lý hôn ?

Đã biết chắc là phải có một cuộc đối chất không thể đừng được nên ông Thăng hoàn toàn lấy lại được bình tĩnh và can đảm. Ông đứng dậy dõng dạc nói :

— Thật làm phiền các cô chú đã đi một chuyến. Hôm nay tui cũng xin nói rõ quan điểm của mình. Trước tiên, đây là chuyện nhà của tui , tui nghĩ cô chú có thể quan tâm nhưng không có quyền can thiệp

Ông Sáu lập tức có phản ứng nhưng ông Năm kịp thời kéo tay lại :

— Để nó nói hết.

Ông Thăng tiếp tục:

— Tui ở trong nhà nầy làm trâu ngựa cũng 26 năm rồi, làm lá bùa che chắn cho giọt мάu họ Trần của các người, lo hết việc ruộng đồng bao nhiêu năm nay không có công cũng có lao, bây giờ lớn tuổi tui cũng không có giữ gì lại cho riêng mình, ruộng đất nhà cửa cũng cho anh em tụi nó sở hữu. Về phần thằng Thạch , tui thấy nó cũng cực khổ bao năm nay lo cho gia đình nên tui quyết định không giao đất cho nó để nó ngồi không mỗi năm lúa cũng đầy bồ mà sống thoải mái. Tui tính như vậy có gì sai sao?

Ông Sáu cười mỉm, khinh miệt :

— Mầy tính như vậy hay quá. Còn di ngôn của anh tao mầy bỏ ở đâu ?

— Di ngôn gì chứ? Tui chưa từng nghe.

Thạch tức no, không thể nhịn được anh nói leo vào :

— Ông nói láo. Chính tui cũng có mặt lúc đó , ông nội nói gì ông cũng dạ giờ trở mặt là sao?

Ông Thăng quay sang chất vấn Thạch :

— Nếu có di ngôn sao sau đó má mầy không thực hiện liền? Khi còn sống má mầy cũng đồng ý tao chia như vậy là vì bả tҺươпg mầy sợ mầy tay lấm chân bùn đó biết không?

Nghe giọng điệu của Thăng, ông Năm khoát tay từ tốn nói :

— Nói như vậy là mầy có chia cho thằng Thạch được căn nhà nầy ?

— Đúng ! Là để nó toàn quyền sỡ hữu sau nầy giỗ quải họ Trần.

Ông Năm vẫn chậm rãi không lộ vẻ gì :

— À, ra vậy. Rồi sau nầy nó con đàn cháu đống cũng cùng nhau tá túc trong căn nhà nầy chứ đất đâu nữa mà ra riêng?

Ông Thăng khựng lại rồi vẫn trả lời suông sẻ :

— Chú lo gì, chừng nữa chẳng lẽ các chú nó bỏ cháu nó sao?

— À, thì cho là chú không bỏ cháu . Còn mầy? Mầy vẫn ở đây cho vợ chồng nó dâng cơm hầu nước mầy hả?

— Nếu vợ chồng nó không thích thì tui dọn đi.

— Nhỡ vài năm sau con mầy không đóng lúa cho thằng Thạch thì nó sống làm sao?

— Việc nầy chú không cần lo, tui bảo đảm. Con tui, tui biết dạy.

Ông Sáu không kiềm nỗi giận dữ, ᵭậρ tay cái ầm xuống bàn :

— Bảo đảm hả mậy? Bảo đảm như lời hứa trước khi anh tao mất không? Tao không hiểu sao trên đời có thứ lật lọng mà ngu như mầy, mầy có muốn chiếm hữu đất đai của người ta cũng phải khôn ngoan hơn một tý cho hợp lý để người ta không thể Ьắt bẻ mầy. Đất của họ Trần khi mầy vác mặt tới đây là đã có rồi. Công mầy đóng góp bao nhiêu năm ai cũng ghi nhận, nhưng không phải mầy làm không công, mầy làm cho vợ con mầy được sung túc , vinh thân phì gia cả gia đình thì các con mầy kể cả thằng Thạch lúc nào chúng cũng tҺươпg yêu kính trọng mầy. Mầy không cần lo tuổi già của mình mà các con cũng hiếu đạo. Nếu như mầy chia đều cho 4 đứa khả dĩ tụi tao cũng mắt nhắm mắt mở cho qua, đàng nầy mầy tham quá trời tham quên mất đạo lý làm người. Con trưởng đích tôn của người ta mà mầy không chia cho một miếng đất chọi chim. Khi anh tao mất , mầy lợi dụng con vợ không biểt chữ lập tức sang tên đất, lẽ ra lúc đó mầy phải sang tên theo di ngôn nhưng mầy không làm. Vậy miếng ruộng 120 mẫu của họ Trần giờ là của họ Phan mầy nghĩ anh em tao làm thinh được sao? Rồi sau nầy Thạch sinh con đẻ cái đất đâu mà chia cho nó cất nhà sinh sống ? Mầy nói chú không bỏ cháu tụi tao bỏ được sao? Rồi các con mầy mặc dù tao biết chúng nó cũng tҺươпg anh nó nhưng lỡ bị mầy xúi giục không đưa lúa nữa thì sao? Đã vậy , mầy còn ngang nhiên ở chung để vợ chồng nó phụng dưỡng, tao nghĩ mầy điên rồi.

Nói tóm lại, mầy tức tốc sang tên y theo di ngôn của ông nội tụi nó. May cho mầy là bên chồng con Cổ khá giả chứ không thôi cũng phải trích một phần cho nó nữa.

Ông Thăng nghe ông Sáu nói xong, cười khẩy:

— Tui đã nói với mấy chú rồi. Đây là chuyện nhà của tui không ai được xen vào. Tui đứng tên đất, chia như thế nào là quyền của tui. Ý kiến chú đóng góp tui ghi nhận để đó và xin cám ơn.

Ông Sáu tức không chịu nổi. Ông hùng hỗ vỗ bàn:

— Tao đố cha mầy dám? Đúng là quân mạc hạng. Chuyện nhà của mầy hả? Mầy chiếm dụng đất họ Trần về tay họ Phan mà kêu là chuyện nhà? Còn thằng nào ký sang tên đất cho mầy nó cũng gan trời. Nội nhựt ngày nay tao sẽ gặp nó để coi nó trả lời sao với tao.

Ông Năm cười cười:

— Đừng пóпg chú Sáu mầy, anh còn lá bài tẩy, nếu nó cố chấp mình đưa ra cũng không muộn.

Ông Thăng biến sắc nhìn ông năm chăm bẩm.
HẾT PHẦN II
Lê Nguyệt

Bài viết khác

Chúng ta đều là khách trọ trần gian, trên đời này mình chỉ mượn tạm thân xác để sống

Không có ngôi nhà nào là tài sản vĩnh viễn của một người, mà trải qua nhiều thời kỳ nó thuộc sở hữu của nhiều người. Như vậy không ai là ông chủ thật sự cả, tất cả chỉ là những khách trọ mà thôi. Trong chốn bụi trần, ta chỉ là những vị khách […]

Bà ơi ! Bà đαng ở cõi nào – Xúc động câu chuyện ý nghĩα nhân văn sâu sắc

Khoảng năm 1981-1982, đời sống giáo viên cực kỳ khó khăn. Tôi quyết định đi xe đạρ thồ để có tiền muα sữα cho con. Chiếc xe đạρ để đi dạy hàng ngày được bổ sung thêm cái giỏ ρhíα tɾước và cái yên nệm mút ρhíα sαu ρoóc-bα-gα cho khách ngồi… êm đít! Hình […]

Lương thiện – Câu chuyện ý nghĩa nhân văn sâu sắc

LƯƠNG THIỆN Ngày nọ, ông Walter phải đi công tác ở ngoại thành. Trong lúc ông đứng đợi ở ga tàu thì nhìn thấy một cậu bé đánh giày chừng hơn 10 tuổi. Cậu bé hỏi: “Ông có muốn đánh giày không?” Ông Walter cúi đầu nhìn đôi giày mới đánh xong, bèn lắc đầu. […]