Ly hôn – Chương 14

Phần mười bốn: Trải lòng

T/g: Võ Ngọc Trí

Na và Thủy kéo nhau tới nhà Ly, đòi trả anh cho chị. Sau khi nghe rõ sự việc, chị bảo: “Thế là có tiến triển rồi đấy, chỉ là hơi vội vàng thôi”. Thủy trách Na: “Có gì thì từ từ nói, chứ sao lại mắng té tát anh ấy như thế”. Chị bênh vực Na: “Na làm thế là đúng đấy. Chắc ông ấy học được bài học rồi”.

Thủy thắc mắc hỏi Ly: “Nghe cách chị nói chuyện thì thấy chị còn yêu anh ấy lắm. Vậy sao chị lại ly hôn?”. “Vì chị còn thương nên mới ly hôn đó chứ. Một quyết định không hề dễ dàng. Hàng xóm chê bai chị, nói chị là người chẳng ra gì, ông ấy tốt thế mà còn bỏ. Nhưng không sao, chị hiểu mình quyết định đúng là được.

Các em không biết thôi, chứ chị đã cố gắng và chịu đựng bao nhiêu năm nay rồi. Ông ấy lúc nào cũng ù lì, sống thụ động, không quyết định được việc gì cả. Chị phải gồng lên đi làm kiếm tiền lo cho con, còn ông ấy thì vẫn ngây thơ, trong sáng như một đứa trẻ.

Chị cần một người chồng, để chia sẻ khó khăn trong cuộc sống, chứ đâu cần một vật phẩm đẹp để trưng bày trong tủ kính.

Anh ấy làm xây dựng, bị tai nạn mấy lần rồi. Chị lấy ly hôn gây áp lực ép ông ấy bỏ xây dựng, vì nghề này thu nhập bấp bênh lại nguy hiểm, nhưng ông ấy không nghe, bảo tính ông ấy thích tự do, bay nhảy.

Chị sống như ly thân với ông ấy, cấm tiệt cái chuyện kia. Ông ấy chịu không nổi nhưng tự giải quyết, chứ không tòm tem bên ngoài.

Thật sự là chị rất thất vọng, và chán nản. Chị không thể nuôi ông ấy cả đời được. Chị đành phải ly hôn”.

Nghe chị trải lòng, Thủy rất đồng cảm. Thủy hỏi: “Ngoài lý do chị vừa kể ra, còn lý do nào khác không chị?”. “Có chứ. Chị bị tim mạch, huyết áp thấp, rối loạn tiền đình. Chị sợ mình lỡ bị đột quỵ, thì ông ấy không lo được cho con. Phải đẩy ông ấy ra xã hội, bươn chải, may ra còn khôn khéo lanh lợi lên được”. Na nói với giọng thán phục: “Chị giỏi thật đấy, làm được việc mà rất ít người dám làm”. “Đường cùng thôi em à, ly hôn thì chả ai muốn, nhất là với phụ nữ mình. Cũng may có hai em luôn hỗ trợ ông ấy”.

Na và Thủy đứng dậy ra về, Ly dặn: “Chuyện vừa rồi để tự ông ấy xử lý nhé, như thế ông ấy mới có trách nhiệm với việc mình làm. Chị xin lỗi vì đã lôi hai em vào chuyện này, chị mắc nợ hai em rồi”. “Nợ nần gì đâu chị, bọn em tự nguyện mà. Chị nhớ giữ sức khỏe để còn lo cháu, bọn em về đây”…

(Còn tiếp…)

Ảnh st

Bài viết khác

Câu chuyện ngắn đáng suy ngẫm: Dẫn đường cho một chú kiến và bài học của vị tỉ phú

Một vị tγ̉ ρhú quαnh nᾰm bα̣̂n rộn đα̃ quγết tα̂m dὰnh rα một ngὰγ rα̉nh rỗi để về quê hương thᾰm người thα̂n. Trên con đường lὰng, ông tình cờ bᾰ́t gᾰ̣ρ một cα̣̂u bé đαng ngồi bệt giữα đường, tαγ cα̂̀m một cọng cỏ miệt mὰi vẽ gì đó dưới đα̂́t…     […]

Lá thư gửi lạc – Câu chuyện thật dễ tҺươпg và nhiều ý nghĩα nhân văn

Chiều hôm ấy, hơn một tuần tɾước lễ Giáng Sinh, Ьà Ann Ьước ɾα sân sαu ngôi nhà củα hαi ông Ьà ᵭể thăm vườn tược mùα ᵭông thì ρhát hiện một vị khách không mời mà ᵭến. Một chiếc Ьong Ьóng màu ᵭỏ tươi Ьαy là là tɾong vườn nhà. Bà ᵭuổi theo cho […]

Ba tôi những ngày tháng cuối đời chỉ ú ớ gọi tên một người đàn bà, không phải là mẹ tôi

* Ba tôi những ngày tháng cuối đời chỉ ú ớ gọi tên một người đàn bà, không phải là mẹ tôi. Mẹ không oán giận gì ba, chỉ trách móc duyên phận trớ trêu không cho ba gặp lại người ấy lần cuối cùng. ******* Mẹ tôi 32 tuổi mới cưới chồng, cái tuổi […]