Ngày hăm hở vào dòng tu, hẳn các thầy không nghĩ tới cảnh hấp tấp chở bà bầu đi đẻ, toát mồ hôi moi băng vệ sinh kẹt dưới bồn cầu hay bò xuống sàn lau phân của con lỡ rơi ra nền trung tâm thương mại sáng loáng…
Camillo là dòng tu có tôn chỉ “””chăm sóc bệnh nhân nghèo khổ”””. “với tình yêu của một bà mẹ chăm sóc đứa con duy nhất của mình trong lúc đau ốm ”. Chính vì vậy, có lẽ bất kỳ một thanh niên nào khi bước chân vào cánh cửa nhà dòng này đã có ý nguyện phục vụ người nghèo và người bệnh.
Nhưng thực tế đôi khi có hình hài khác lạ lắm so với bức tranh lý tưởng.
Dấn thân phục vụ mái ấm Mai Tâm, ngôi nhà của những đứa trẻ và bà mẹ HIV không nơi nương tựa, thầy Thắng lúc đó chỉ mới ngoài 30. Một thanh niên trẻ tràn đầy sức sống và lý tưởng.
Lúc đó, mái ấm Mai Tâm còn chưa thành hình, chỉ là một nhóm các trẻ HIV và các bà bầu HIV được cưu mang trong ngôi nhà thuê chật chội tại một căn hẻm nhỏ trên đường Phan Xích Long (Sài Gòn).
Các bà mẹ đa phần dân quê. Họ là những người bị xã hội ruồng bỏ ở khắp nơi phiêu bạt tụ về, tìm một chốn sinh con.
Trời mưa, cống nhà vệ sinh nghẹt, đùn nước lên hôi thối khắp nhà. Móc cống là chuyện của cánh đàn ông. Sau nhiều giờ vật lộn giữa đống nước bẩn ấy, thầy Thắng moi lên thủ phạm: một cái băng vệ sinh. Không phải chuyện hiếm ở ngôi nhà này!
Lý tưởng phục vụ bệnh nhân đôi khi có hình hài khó tưởng tượng như thế…
Hay cảnh các ông thầy, ông cha nhẵn mặt ở các bệnh viện phụ sản, bị các cô bác sĩ, y tá chọc đỏ mặt: “Ủa thầy, mới mấy ngày trước thấy thầy chở bà kia đi đẻ, hôm nay chở bà khác rồi. Sao thầy nhiều vợ vậy!”
Có sản phụ với con HIV trong mình đã ra vào Hùng Vương vài lần, khi được hỏi tên cha đứa trẻ để ghi vào hồ sơ, chị tỉnh queo: “Phương Đình Toại” (cha giám đốc mái ấm Mai Tâm). Báo hại ông cha trẻ không biết trả lời sao khi bị cô y tá quen gọi điện thoại chọc: “Cha, vô bệnh viện chở con về kìa, vợ đẻ!”
Mà trong rất nhiều trường hợp, ông cha tất tả chạy vô bệnh viện bế con về thật sau khi bà mẹ trốn mất, để lại đứa con với virut HIV trong mình. Chị sản phụ kia đã không nói sai: cha Toại đã đứng tên cha trong khai sinh cho hàng chục đứa trẻ vì cha đẻ, mẹ đẻ vẫn cứ biệt tăm.
Thực tế đời tu Camilo đôi khi nghĩ không ra!
Có lần, mái ấm tiếp nhận một em AIDS đã yếu lắm rồi, chỉ còn da bọc xương. Cha biết không còn bao nhiêu thời gian nữa nên chìu em nhiều hơn mấy chục đứa con khác một chút. Em bảo muốn đi siêu thị.
Cha ẵm em đi ngay, tranh thủ đưa thêm nhiều đứa con khác đi theo để được thêm một lần lạc vào thế giới thần tiên thơm tho lộng lẫy nhất thời đó: Diamond Plaza. AIDS giai đoạn cuối, đủ biến chứng kèm theo, đi không nổi. Đã có đôi tay vững chãi của cha!
Em tiêu chảy, cái tả mỏng không đỡ hết. Ra sàn trung tâm thương mại sáng loáng. Cha quỳ xuống sàn lau. Không hết. Tất tả chạy đi mua giấy, mua khăn. Lau con và lau sàn.
Rồi lết thết bế con về giữa bao nhiêu ánh mắt đang chòng chọc xoáy vào cha – lúc đó là một thanh niên mới ba mấy tuổi điển trai vừa chịu chức linh mục xong.
Đời tu Camillo không ít lúc phải đắp mặt dày mày dạn như thế vì đàn con thân yêu.
Lần khác, V. – đứa con đã vài lần bỏ nhà ra ngoài phiêu bạt, khi đến cuối đời chỉ còn một ước nguyện cháy bỏng: trở về nhà. Chị Phương, một nhân viên gắn bó lâu năm với Mai Tâm nhớ lại: Lúc đó không ít người cản vì V. bị lao phổi và nhiều bệnh cơ hội khác, sợ không an toàn cho các em nhỏ ở Mai Tâm.
Nhưng cha đã đón em về chăm sóc những ngày cuối đời với tình yêu, nỗi thấp thỏm, âu lo, đau đớn của một người cha.
Chị Phương kể: V. nằm ở khu nhà nữ, nơi đương nhiên chỉ dành cho nữ vào ban đêm. Nhưng những ngày cuối đời của em, cha Toại mang mền lên trải nằm ở phòng học bên cạnh, mỗi đêm tất tả chạy qua chạy lại khi nghe tiếng em ho, em mệt, ở bên V. và chăm sóc cho đến khi em trút hơi thở cuối cùng…
Đời tu Camillo cho cha ân sủng làm cha như thế….
Source: Fb Lê Bảo Nh
Ngày hăm hở vào dòng tu, hẳn các thầy không nghĩ tới cảnh hấp tấp chở bà bầu đi đẻ, toát mồ hôi moi băng vệ sinh kẹt dưới bồn cầu hay bò xuống sàn lau phân của con lỡ rơi ra nền trung tâm thương mại sáng loáng…
Camillo là dòng tu có tôn chỉ “””chăm sóc bệnh nhân nghèo khổ”””. “với tình yêu của một bà mẹ chăm sóc đứa con duy nhất của mình trong lúc đau ốm ”. Chính vì vậy, có lẽ bất kỳ một thanh niên nào khi bước chân vào cánh cửa nhà dòng này đã có ý nguyện phục vụ người nghèo và người bệnh.
Nhưng thực tế đôi khi có hình hài khác lạ lắm so với bức tranh lý tưởng.
Dấn thân phục vụ mái ấm Mai Tâm, ngôi nhà của những đứa trẻ và bà mẹ HIV không nơi nương tựa, thầy Thắng lúc đó chỉ mới ngoài 30. Một thanh niên trẻ tràn đầy sức sống và lý tưởng.
Lúc đó, mái ấm Mai Tâm còn chưa thành hình, chỉ là một nhóm các trẻ HIV và các bà bầu HIV được cưu mang trong ngôi nhà thuê chật chội tại một căn hẻm nhỏ trên đường Phan Xích Long (Sài Gòn).
Các bà mẹ đa phần dân quê. Họ là những người bị xã hội ruồng bỏ ở khắp nơi phiêu bạt tụ về, tìm một chốn sinh con.
Trời mưa, cống nhà vệ sinh nghẹt, đùn nước lên hôi thối khắp nhà. Móc cống là chuyện của cánh đàn ông. Sau nhiều giờ vật lộn giữa đống nước bẩn ấy, thầy Thắng moi lên thủ phạm: một cái băng vệ sinh. Không phải chuyện hiếm ở ngôi nhà này!
Lý tưởng phục vụ bệnh nhân đôi khi có hình hài khó tưởng tượng như thế…
Hay cảnh các ông thầy, ông cha nhẵn mặt ở các bệnh viện phụ sản, bị các cô bác sĩ, y tá chọc đỏ mặt: “Ủa thầy, mới mấy ngày trước thấy thầy chở bà kia đi đẻ, hôm nay chở bà khác rồi. Sao thầy nhiều vợ vậy!”
Có sản phụ với con HIV trong mình đã ra vào Hùng Vương vài lần, khi được hỏi tên cha đứa trẻ để ghi vào hồ sơ, chị tỉnh queo: “Phương Đình Toại” (cha giám đốc mái ấm Mai Tâm). Báo hại ông cha trẻ không biết trả lời sao khi bị cô y tá quen gọi điện thoại chọc: “Cha, vô bệnh viện chở con về kìa, vợ đẻ!”
Mà trong rất nhiều trường hợp, ông cha tất tả chạy vô bệnh viện bế con về thật sau khi bà mẹ trốn mất, để lại đứa con với virut HIV trong mình. Chị sản phụ kia đã không nói sai: cha Toại đã đứng tên cha trong khai sinh cho hàng chục đứa trẻ vì cha đẻ, mẹ đẻ vẫn cứ biệt tăm.
Thực tế đời tu Camilo đôi khi nghĩ không ra!
Có lần, mái ấm tiếp nhận một em AIDS đã yếu lắm rồi, chỉ còn da bọc xương. Cha biết không còn bao nhiêu thời gian nữa nên chìu em nhiều hơn mấy chục đứa con khác một chút. Em bảo muốn đi siêu thị.
Cha ẵm em đi ngay, tranh thủ đưa thêm nhiều đứa con khác đi theo để được thêm một lần lạc vào thế giới thần tiên thơm tho lộng lẫy nhất thời đó: Diamond Plaza. AIDS giai đoạn cuối, đủ biến chứng kèm theo, đi không nổi. Đã có đôi tay vững chãi của cha!
Em tiêu chảy, cái tả mỏng không đỡ hết. Ra sàn trung tâm thương mại sáng loáng. Cha quỳ xuống sàn lau. Không hết. Tất tả chạy đi mua giấy, mua khăn. Lau con và lau sàn.
Rồi lết thết bế con về giữa bao nhiêu ánh mắt đang chòng chọc xoáy vào cha – lúc đó là một thanh niên mới ba mấy tuổi điển trai vừa chịu chức linh mục xong.
Đời tu Camillo không ít lúc phải đắp mặt dày mày dạn như thế vì đàn con thân yêu.
Lần khác, V. – đứa con đã vài lần bỏ nhà ra ngoài phiêu bạt, khi đến cuối đời chỉ còn một ước nguyện cháy bỏng: trở về nhà. Chị Phương, một nhân viên gắn bó lâu năm với Mai Tâm nhớ lại: Lúc đó không ít người cản vì V. bị lao phổi và nhiều bệnh cơ hội khác, sợ không an toàn cho các em nhỏ ở Mai Tâm.
Nhưng cha đã đón em về chăm sóc những ngày cuối đời với tình yêu, nỗi thấp thỏm, âu lo, đau đớn của một người cha.
Chị Phương kể: V. nằm ở khu nhà nữ, nơi đương nhiên chỉ dành cho nữ vào ban đêm. Nhưng những ngày cuối đời của em, cha Toại mang mền lên trải nằm ở phòng học bên cạnh, mỗi đêm tất tả chạy qua chạy lại khi nghe tiếng em ho, em mệt, ở bên V. và chăm sóc cho đến khi em trút hơi thở cuối cùng…
Đời tu Camillo cho cha ân sủng làm cha như thế….
Source: Fb Lê Bảo Nhi