Đàn bà hư – Câu chuyện cảm động đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Cưới xong, vợ chồng Hào – Nga ở chung với cha mẹ chồng. Mấy bà chị bạn dâu đã bỏ nhỏ với Nga là phải cố nhịn, không thì chẳng ở lâu được đâu. Nga thấy lo nhưng Hào khẳng định sẽ cùng cô vượt qua.

Khi còn ở nhà mình, Nga chỉ mỗi việc học, chỉ cần học giỏi, không phải làm gì. Mẹ Nga nói, học để có kiến thức mới khó chứ ba cái việc lặt vặt trong nhà thì mấy hồi, lúc nào học chả được. Mấy năm đại học, ở trọ cùng các bạn, Nga cũng học “ba cái việc lặt vặt” được kha khá, nên giờ làm dâu không đến nỗi quá tệ.

Vốn Nga chẳng bao giờ phải dậy sớm, nhưng về nhà chồng thì phải khác, mẹ Nga đã dặn đi dặn lại như thế. Mà nếu mẹ không dặn thì Nga cũng tự hiểu phải làm thế nào để không “khó coi”. Cố gắng lắm nhưng Nga vẫn không thể tránh khỏi có lúc làm mẹ chồng bực mình.

 

 

Như chuyện đi làm về, Nga xuống bếp ngay nhưng lại phải rủ chồng cùng xuống cho bằng được. Cô cười, nói là cho vui, nhưng thật ra là muốn được chồng chia sẻ công việc. Cô nghĩ, mọi chuyện đều phải bắt đầu từ thói quen. Thói quen tốt phải được lặp đi lặp lại.

Chuyện này làm mẹ chồng khó chịu ra mặt, bà gọi giật ngược con trai lên, bảo đi làm về mệt, phải nghỉ ngơi! Hào cười, nói với mẹ, cô ấy cũng vừa đi làm về; con chỉ phụ chút cho vui thôi.

Hồi chưa có vợ con còn làm… bếp chính mà! Mẹ Hào là thợ may, nhà không có con gái nên anh em Hào đều giỏi việc nhà. Giờ nghe Hào nhắc, bà không làm dữ nhưng cứ ngấm nguýt chê con dâu đúng là thứ đàn bà hư, chuyện… đàn bà mà cũng để chồng mó tay!

Có lần Nga gặp bạn bè cũ, điện về xin phép mẹ rồi rủ chồng cùng đi ăn, rồi đi karaoke. Hào không đi, bảo vợ cứ vui vẻ với bạn, chẳng mấy khi gặp. Mẹ chồng mắng con trai chiều vợ quá, có ngày… hư!

Đàn bà hư mới đến mấy chỗ đó. Thế là Hào phải giải thích cho mẹ hiểu karaoke không xấu; còn rủ hôm nào mẹ đi hát với vợ chồng con. Việc chăm con nhỏ cũng không ít lần khiến mẹ chồng nàng dâu căng thẳng vì những khác biệt thế hệ.

Những lúc đó, Hào “giải nguy” cho vợ bằng cách nói nhỏ với mẹ, rằng mẹ cả đời lo cho con cái rồi, giờ nghỉ ngơi cho khỏe, con ai cứ để người ấy lo…

Nga thích mặc đẹp, theo thời trang nhưng biết lựa chọn cho phù hợp với mình. Thi thoảng vợ chồng đi mua sắm, mẹ chồng tỏ vẻ chẳng thèm quan tâm, nhưng mấy hôm sau Nga được nghe chị hàng xóm rỉ tai:

“Em đi làm, mẹ chồng hay vào phòng riêng lục đồ lắm đó. Bà còn mặc thử, ngắm nghía, kêu chị qua khoe. Rồi bà nói con dâu xài sang, phung phí…”.

Mới nghe Nga cũng bực, nhưng nghĩ lại thấy thương mẹ chồng vất vả, cả đời lo cho con, chẳng dám mua thứ gì cho mình. Nga tìm cơ hội rủ bà đi cà phê, đi siêu thị.

Cô tỉ tê đủ chuyện, khoảng cách mẹ chồng nàng dâu dần được rút ngắn. Nga bảo, phụ nữ bao giờ cũng vất vả lo cho chồng con. Như mẹ đó, mẹ làm việc kiếm tiền, nhưng việc gì cũng ôm hết, còn chăm chút cho ba quá mức.

Mẹ cực, ba rảnh quá sinh này nọ, có vui vẻ gì đâu. Nga còn tranh thủ chọn cho mẹ chồng những bộ đầm phù hợp với tuổi trung niên, bà mặc vào trông như một người khác, ngắm mình trong gương rất thích thú.

Nhưng, đến lúc xem giá, mẹ chồng lại nói không thích. Nga lại năn nỉ, khuyên bà tiền làm ra là để phục vụ cho mình, hết rồi lại có. Mẹ tiếc không mua thì biết bao giờ mới được mặc đồ đẹp như người ta…

Cứ thế, Nga mềm mỏng nhưng đầy lý lẽ thuyết phục, kéo được mẹ chồng theo cách của mình, hết lần này đến lần khác. Hàng xóm nhận xét, từ khi có Nga, hình như mẹ chồng đổi tính, dễ dãi hơn nhiều.

Nhưng Nga lại nghĩ, mẹ chồng thật ra cũng không đến nỗi quá khó. Nếu biết ý bà, lựa chiều mà sống thì chẳng có gì phải lo. Ở với mẹ chồng 5 năm thì vợ chồng Nga có nhà riêng, cũng là lúc phải nhường chỗ cho chú Út cưới vợ.

Thỉnh thoảng mẹ chồng lại đến chơi nhà vợ chồng Nga vài bữa. Bà có vẻ hợp với cô hơn những nàng dâu khác. Vậy mà mâu thuẫn cũng nảy sinh, gay gắt không kém thời Nga mới về nhà chồng.

Nguyên do là việc Nga phân công cho các con mình tập làm việc vặt trong nhà; từ những chuyện nhỏ như quét nhà, lau bàn ghế, xếp quần áo, đến lặt rau, vo gạo nấu cơm, luộc rau… Nga hướng dẫn con gái lớn làm trước, rồi dần dần con tập cho con trai.

Bọn trẻ rất hứng thú nhưng bà nội thì phản đối kịch liệt. Bà bảo, ba cái việc lặt vặt đó có nặng nhọc gì mà bắt mấy đứa nhỏ làm, tội nghiệp. Tuổi chúng là tuổi vui chơi, học hành. Tiếp xúc với bếp núc nhiều có khi còn nguy hiểm… Mặc cho Nga hết lời thuyết phục, bà cũng không chịu.

Cuối cùng, Nga đành “xi nhan” cho các con, không khoe đã làm được việc này việc nọ với bà nữa. Một lần bà đến chơi, đang nói chuyện với vợ chồng Nga thì hai đứa nhỏ từ trong buồng ngủ chạy ra, tíu ta tíu tít: “Chúng con xong nhiệm vụ rồi, kính mời Vua cha và Mẫu hậu vào ngủ”.

Bà tò mò theo vào xem, hóa ra hai đứa nhỏ đã mắc mùng, sắp xếp mền gối ngay ngắn trên giường cho cha mẹ. Bà lẩm bẩm: “Bắt tụi nhỏ làm cả những việc này sao? Đúng là… mẹ hư!”.

Vợ chồng Nga nhìn nhau, còn bọn trẻ thì hồn nhiên: “Tối nay bà nội ngủ với chị em con nha”, rồi nắm tay bà kéo đi. Bà ngạc nhiên khi thấy mùng cũng đã mắc, mọi thứ đã sắp xếp gọn gàng như bên giường kia.

Con chị chín tuổi rủ rê: “Mai bà cháu mình cùng đi siêu thị mua đồ với mẹ nha. Con sẽ mua bột pha sẵn làm bánh rán đãi bà. Hôm nay con làm sành điệu rồi, y chang trong truyền hình quảng cáo vậy đó…”.

Cứ thế, bọn trẻ quên mất lời mẹ dặn, khoe với bà đã biết làm hết việc này đến việc nọ; Chúng còn nói tập làm để tự lo khi mẹ vắng nhà. Con chị kể, hôm nào mẹ bận quá, con còn làm đồ ăn cho em ăn trước.

Bà hỏi đồ ăn gì, nó bảo trứng ốp la, dễ ẹt hà! Mẹ đã hướng dẫn và tập rất kỹ nên không sợ gì hết. Mà dùng bếp từ khỏe re, không sợ phỏng, chỉ bấm mấy cái nút là được… Tụi nhỏ tranh nhau kể một lúc rồi ngủ thiếp.

Bà nằm nghĩ mãi về “người mẹ hư” của chúng. Bà vẫn nghe người ta khen con dâu mình, hai con rồi mà cứ mơn mởn như trái táo chín. Bởi vậy con trai bà dù đã lên sếp, không thiếu gái trẻ vây quanh mà chỉ… mê vợ! Lúc nào vợ chồng con cái cũng ríu ra ríu rít.

Phụ nữ thời nay phải gánh vác bao chuyện lớn, con dâu bà cũng thế. Nếu nó cứ ôm hết ba cái việc lặt vặt thì còn hơi sức nào mà đi làm, mà kiếm tiền phụ chồng. Còn cả chuyện đối nhân xử thế, giúp mẹ cha, anh em những lúc khó khăn… Bà chợt nghe lòng chùng xuống. Mình cứ hay làm khó con dâu. Phải mừng cho con trai mình chứ!

TG : Hoài Thu

Bài viết khác

Mặt nạ – Đầu hαi thứ tóc, tôi mới bậρ bẹ học bài học vỡ lòng về tình đời

Tôi sinh con mới năm tháng thì chồng quα đời vì tαi пα̣п giαo thông. Gom góρ tiền bạc, tôi sắm xe bán bánh mì, bα mẹ con đắρ đổi quα ngày. Con lớn, chi ρhí ngày càng nhiều, tôi ᵭάпҺ liều, vαy tiền họ hàng mở quán cơm. Nhờ nấu ăn ngon, quán củα […]

Bài diễn văn luận tộι Ьào chữα hαγ nhất trong 100 năm quα

Vὰo một Ьuổi sάng mùα hè nᾰm 1870, ông Burden ρhάt hiện chú chó cưng Old Drum mὰ ông coi như người Ьα̣n tri kγ̉ đα̃ chết với một nhάt đα̣n Ьᾰ́n trên đα̂̀u gα̂̀n cᾰn nhὰ củα người hὰng xóm Leonidαs HornsЬγ. Cάc mαnh mối đều chỉ rα rᾰ̀ng chính HornsЬγ lὰ người đα̃ […]

Người mẹ luôn thích cằn nhằn – Câu chuyện ý nghĩa sâu sắc

Có một lần đứa con trai đã học đại học không nhịn được nữa liền lớn tiếng cãi lại mẹ, người mẹ giận đến tím mặt. Ảnh minh họa Một ngàγ, người cha hẹn con trai cùng đi ra ngoài tản bộ. Hai người đã đi rất lâu, người cha suốt đường đi không nói […]